Một dân tộc không thể không có tính cách.Tính cách ấy hình thành từ suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước.Tính cách ấy từ giáo dục mà định hình.Nhưng có vẻ như chúng ta luôn giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự hào trong
khi chính nỗi hổ thẹn mới là tác nhân chính hình thành nên tính cách dân tộc.
Việt Nam,một dải đất hẹp nằm cạnh biển
đông,diện tích và dân số thứ 65 và 13 thế giới,không thể nói là một dân tộc nhỏ bé về địa lý và hành chính.Sự "nhỏ bé" đến từ ý thức.Nếu không thấy được điều này,có lẻ chúng ta vẫn sẽ là những đứa trẻ"mãi không chịu lớn".
Người Nhật,tiêu biểu là tầng lớp võ sĩ samurai,trước đây vẫn thực hiện nghi thức"harakiri"(mổ bụng tự sát)mỗi
khi lòng tự ái dân tộc ,tự ái bản thân bị xúc phạm.Người Việt cũng có tinh thần đó khi tổ quốc lâm nguy,nhưng trong
đời thường nỗi hổ thẹn dân tộc lắm lúc"không chốn nương thân".
Còn nhớ tai nạn đông đất,sóng thần 2011 cả thế giới đã phải ngả mũ kính phục người Nhật.Sự kính phục không đến
từ cách thức đối chọi với thiên tai mà chủ yếu đến từ văn hóa ứng xử,tinh thần đoàn kết của họ.Trong gian khó mới tỏ mặt anh hùng.Trước ranh giới mong manh giữa sống và chết,người Nhật đã cho thế giới thấy họ là một dân tộc như thế nào.Người Việt chúng ta có câu"Bần cùng sinh đạo tặc" nhưng đó là một khái niệm không có trong từ điển người Nhật.
Ngay đến những đứa trẻ cũng chấp nhận thà chết đói chứ không chen ngang,không tranh cướp,không gây hỗn loạn...trong hoàn cảnh ngặt nghèo.Đó là những ý thức được nuôi mầm từ trong trứng nước.Người Mỹ cũng thể hiện họ ở đẳng cấp nào trong vụ khủng bố ở Boston mới đây.Trong nguy nan,tình người sáng chói.Những bài học về tính nhân văn luôn được thể
hiện như một phần tất yếu của cuộc sống,không cần sự quảng bá của truyền thông.
Với người Mỹ và châu Âu,nếu bạn đi trước họ một bước chân,họ sẵn sàng dừng lại và nhường bước,còn với chúng ta
không khó để nhận ra trước cổng của các chuyến bay về Việt Nam.Đó là tình trạng chen lấn ,tranh giành,nói cười ầm ỉ...Người Việt vẫn vô tư trước cặp mắt ái ngại của người khác.Chính vì vậy mới tồn tại một thứ văn hóa giao thông
hỗn loạn,mất trật tự...một thói quen duy trì vệ sinh công cộng chỉ có từ thời tiền sử.
Có ra ngoài chúng ta mới thấy những bất cập trong giáo dục thế hệ trẻ.Dường như người ta chỉ chú ý tới những khái niệm to tát như lòng yêu nước,yêu tổ quốc,tự hào dân tộc...mà bỏ qua những khái niệm về cách ứng xử văn minh,lịch sự ...
Ở Mỹ nếu có va chạm giao thông,sẽ chẳng bao giờ có xảy ra xô xát.Người gây tai nạn cũng như nạn nhân đều bình tĩnh chờ sự can thiệp của cảnh sát.Việc quan trọng là đưa người bị nạn đi cấp cứu giữ lấy tính mạng.
Mọi chuyện sau đó đã có quan tòa.
Thanh niên Mỹ luôn sẵn lòng giúp đỡ nếu bạn hỏng xe trên xa lộ,gặp trở ngại dưới trời tuyết hoặc lạc đường.Văn hóa nhường nhịn luôn hiện diện trong giao thông nước Mỹ.Nếu bạn muốn rẻ sang đường,nhiều người sẵn sàng dừng lại,cản đầu xe phía sau cho đến khi bạn thực hiện xong ý định của mình.
Văn hóa xếp hàng cũng là một đặc điểm nổi bật của một xã hội văn minh.Vào cửa hàng ,siêu thị,rạp hát...tất cả
đều tuân thủ quy tắc ấy.Nếu bạn không chú ý,hoặc lỡ quên người ta sẽ nhìn bạn như nhìn một sinh vật đến từ hành
tinh khác.
Còn ở ta ,án mạng xảy đến từ những va quệt giao thông dù nhỏ, những cái nhìn" đểu",những câu chửi thô tục...
hầu như xảy đến hàng ngày.Ra đường nếu không giành đường hoặc dừng đèn đỏ ở những ngả tư vắng bạn sẽ bị xem là quái vật.Ở chỗ công cộng nếu không xả rác,không vặt hoa,bẻ cành thì không phải là người Việt Nam.
Ở Mỹ,trẻ em rất được tôn trọng.Thầy cô luôn coi học sinh là khách hàng,nhà trường là một cơ sở thương mại.Không có chuyện la mắng,xúc phạm học sinh.Chỉ cần có một học sinh nghỉ học hoặc chuyển trường là cả ban
giám hiệu nhà trường lo sốt vó.Một lớp học chỉ có 10 đến 12 em với nhiều trình độ khác nhau.Do vậy rất khó có
tình trạng ngồi nhầm lớp.Học sinh đến từ nhiều nước,dù có yếu kém cỡ nào cũng vẫn được thầy cô kiên trì phụ đạo.
Dạy đến khi nào thật hiểu mới thôi.
Các bác sĩ ở Mỹ rất vui vẻ,lịch sự khi tiếp xúc với bệnh nhân.Họ tạo cho mình một cảm giác thật sự yên tâm
khi trao tính mạng mình cho họ.Vào bệnh viện,dù có bảo hiểm hay không,bệnh nhân đều được đối xử bình đẳng.Bác sĩ
chỉ chú ý cứu lấy tính mạng của bệnh nhân còn việc họ có đủ sức chi trả viện phí hay không là chuyện khác.Đó là trách nhiệm của cả ngành y tế.
Một đất nước được luật pháp hóa đến từng lĩnh vực nhỏ cũng làm cho người dân yên tâm.Ra đường nếu vi phạm
luật giao thông,bạn không thể trông mong vào việc năn nỉ hoặc hối lộ cảnh sát.Cứ việc bình tĩnh nhận giấy phạt,đừng tranh cãi.Nếu không đồng ý đã có luật sư và quan tòa.Nếu có dính dáng đến pháp luật,có dịp đến tòa án hình sự cũng như dân sự với hàng trăm dãy phòng, bạn có thể hiểu vì sao nước Mỹ có thể duy trì một nền tư pháp hùng mạnh như vậy.Việc thượng tôn luật pháp được thực hiện bình đẳng.Bất kể bạn là ai,kể cả tổng thống nếu phạm luật vẫn phải vào tù.
Một dân tộc luôn" nhỏ bé"chỉ vì dân tộc đó không biết hổ thẹn.Cuộc sống luôn là một quy trình vận động đi lên.
Con người cũng chỉ thực sự lớn khi nhận ra mình thơ dại,nhỏ bé ở những điểm nào.Đánh thức sự hổ thẹn,tự ái
ở mỗi con người trong từng sự việc tưởng như nhỏ nhặt cũng là việc góp phần hình thành nên tính cách dân tộc sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét