Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Một góc nhìn khác về chiến tranh Việt Nam.

         Tối qua trong lúc phụ mẹ rửa bát ,cậu cả nhà hắn bất ngờ hỏi:
       - Tại sao lại có chiến tranh Việt Nam hả mẹ?
         Cậu nhóc vừa hoàn thành xong kỳ thi SAT(sát hạch cuối cấp 3 ở Mỹ),mặc dù đang ở lớp 11.Chọn chương trình IB quốc tế(học chuyển tiếp đại học),cu cậu được tiếp xúc khách quan hơn với kiến thức lịch sử về cuộc chiến Việt Nam.Những nhân vật như Ngo Dinh Diem,Ho Chi Minh đều được cháu đem về nhà bàn luận.Châm ngôn giáo dục ở Mỹ là không nhồi nhét,áp đặt.Cứ để bọn trẻ đi tìm lời giải cho những thắc mắc của mình bằng những con số,cứ liệu lịch sử trung thực nhất.
           Hắn chợt nhớ sắp đến ngày 30-4.Mỗi năm,đến ngày này cộng đồng người Việt ở Mỹ lại có những tranh luận trái chiều.Cư dân mạng 2 phía lại có dịp tuôn vào nhau những lời lẽ khó nghe.VTV4 thì phát liên tục những phóng sự về đại thắng mùa xuân 1975,về những chiến công hiển hách của quân và dân VN trong chiến tranh giải phóng đất nước,thống nhất tổ quốc.Trong khi các đài truyền hình người Việt lại đưa tin về việc kỷ niệm ngay "quốc hận",về nỗi đau của hơn hai triệu người bỏ nước ra đi. Cuộc chiến truyền thông dường như không có hồi kết.Khái niệm "hòa hợp,hòa giải" dân tộc xem ra chỉ có khi thế hệ thứ nhất nằm xuống.Con cháu họ sau này mới có cái nhìn cởi mở hơn chăng?
            Sự thực thì chiến tranh Việt Nam 1955-1975 đã lấy đi của người Việt nhiều thứ .Con số 250.000 đến 316.000 người chết,1.117.000 bị thương ở miền Nam,1.100.000 người chết,600.000 người bị thương ở miền Bắc(nguồn:internet)chưa phản ánh đầy đủ sự khốc liệt mà chiến tranh mang đến.Cao hơn,nhức nhối hơn vẫn là những hệ lụy của nó về mặt tinh thần.Thế nhưng nhiều câu hỏi dưới dạng"giá như"... vẫn tồn tại,thách thức nhiều thế hệ.
         
                                                 CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1955-1975.


            Phải chăng đó là cuộc chiến tranh thần thánh giữ nước,chống ngoại xâm ,chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ?
             Hãy nhìn vào thực tế chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên 1950-1953 để tìm câu trả lời.Về cơ bản nó rất giống với cuộc chiến Việt Nam.Cũng là miền Bắc tấn công miền Nam với sự tham chiến của Mỹ ở tư cách đồng minh,trong khi Chí nguyện quân Trung quốc lại trợ giúp cho Bắc Hàn.Sau 3 năm hai bên đạt được hiệp ước đình chiến.Nam Hàn sau đó đã trở thành một nước phát triển với chỉ số GDP $1.622.000 tỷ(thứ 12 thế giới),thu nhập bình quân đầu người $ 32.431(thứ 25 thế giới).Trong khi đó Bắc Hàn ngụp lặn ở tận đáy với các chỉ số tương ứng là $40 tỷ và $1.800.Vấn đề có phải là Mỹ đã biến Nam Hàn thành một nước nô lệ và phụ thuộc?Câu trả lời đã có và thiết nghĩ không cần phải nhắc lại làm gì.
                                         CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN 1950-1953


              Giá như Việt Nam cũng có một sự tuân thủ hiệp ước như Nam Bắc Hàn,có lẻ sẽ không có một con số thương vong ấn tượng như vừa nêu,(hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ là trò hề,ký chưa ráo mực đã xé).Nội chiến Nam Bắc,huynh đệ tương tàn là một sự thực lịch sử mà cả 2 phía,dù dưới bất kỳ danh nghĩa nào cũng không thể khỏa lấp được.Không ai có quyền đẩy dân tộc vào chiến tranh,bởi chiến tranh là đau thương,là mất mát.Bởi" con người ai cũng có quyền được sống"(Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ)
VIỆT NAM,GIANG SƠN GẤM VÓC

            . Phải chăng đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ,giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội?
              Học thuyết Mác Lenin  luôn đặt vấn đề ai thắng ai giữa hệ ý thức tư sản và cộng sản,trong đó nhấn mạnh đến sự tiến hóa của lịch sử loài người(Charles Darwin).Thế nhưng sự sup đổ của bức tường Beclinh ,cùng với sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là câu trả lời đanh thép nhất cho vấn đề đó.Phương thức sản xuất quyết định tất cả.Và cả loài người tiến bộ trên thế giới đều nhận ra đâu là phương thức sản xuất ưu việt hơn .Vì vậy nói đánh đổ CNTB để xây dựng CNXH là một sự ngụy biện trắng trợn.Bởi ai cũng thấy rõ việc đánh tư bản cửa trước,rước tư bản cửa sau đã diễn ra như thế nào.
   
           . Ba mươi tám năm,có những điều lặp lại nhiều lần sẽ trở nên nhàm chán.Chỉ có những con số là biết nói.Việt Nam 2013,GDP:$ 320.450 tỷ,thu nhập đầu người $ 1,523:chỉ bằng 1/5 và 1/21 các chỉ số tương ứng của Hàn quốc(trước 1975,các chỉ số này suýt soát nhau).Tăng trưởng kinh tế:5.03%,chỉ số giáo dục:dưới trung bình,tỷ lệ nghèo đói:23,3%,xếp hạng tham nhũng:123/176 vùng,lãnh thổ.Đó là chưa kể đến những con số ấn tượng khác về tai nạn giao thông,chỉ số y tế,văn hóa,quyền con người...
            Nước Nhật chỉ cần 30 năm để cất cánh trở thành một cường quốc.Hàn quốc,Singapore...đang là những con rồng thực sự ở Châu Á.Trong khi Việt Nam vẫn chỉ mãi là một con chó rừng ở biển đông.Ba mươi tám năm,người Việt cảm thấy gì ở mỗi kỳ thế vận hội,khi quốc ca chưa một lần được cất lên.Tự ái dân tộc lắm lúc bị đụng chạm trước làn sóng người xuất khẩu lao động,lấy chồng nước ngoài...Những mẫu thuẫn nội tại của người Việt vẫn còn đó cùng thời gian.Dân chủ,tự do vẫn treo trước mắt như một hoài vọng khó thành...
             Thoảng trong gió đâu đây vẫn là lời cảm thán của Bà Huyện Thanh Quan:
                            Nhớ nước đau lòng con "quốc quốc"
                          . Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
                                                                               Denver,April-15-2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét