Trong bộ phim "Last days in Vietnam" bộ phim tài liệu Mỹ năm 2014 do Rory Kennedy sáng tác, sản xuất và đạo diễn,được đề cử giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất tại Giải thưởng Học viện 87th ,tác giả một đại úy quân đội Mỹ đã kể lại chi tiết cảm động. Trước giờ lên máy bay rời Vietnam, ông đã gặp một đại tá quân đội VNCH và gia đình ông ấy, một người vợ và 8 đứa con. Vị đại tá muốn ở lại để chiến đấu bảo vệ Sài Gòn nhưng ông được khuyên là hãy ra đi và cuối cùng người lính VNCH ấy cũng không ngăn được dòng lệ và cảm xúc trào dâng khi :
"Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.
Chúng ta đang chiến đấu với một đối thủ nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, và nếu chúng ta thua trong cuộc chiến này, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, lịch sử sẽ ghi nhận lại rằng những người có nhiều thứ để mất nhất đã làm ít nhất để ngăn chặn nó"(Ronald Reagan).
"Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.
Chúng ta đang chiến đấu với một đối thủ nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, và nếu chúng ta thua trong cuộc chiến này, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, lịch sử sẽ ghi nhận lại rằng những người có nhiều thứ để mất nhất đã làm ít nhất để ngăn chặn nó"(Ronald Reagan).
Tháng Giêng 1976, trải qua mùa đông đầu tiên nơi đất mới với thời tiết lạnh khác thường và bão tuyết đổ xuống miền đông vì vậy khi mùa hè đến, nhiều người Việt đã được định cư ở Chicago, New York, Connecticut, Pennsylvania, sợ cái lạnh nên quyết định làm cuộc “tây tiến”, tức đi về California tìm nắng ấm.
Nguyên nhân khiến nhiều người Việt tới Hoa Kỳ, sau nơi định cư ở nơi đầu tiên đã di cư lần thứ hai, đa số đổ về California vì nơi đây có nhiều việc làm, dễ xin trợ cấp xã hội, khí hậu ấm áp và được gần gũi với đồng hương.
Chân ướt chân ráo đến xứ lạ, ngôn ngữ còn kém, phong tục tập quán mới chưa quen nên người Việt thấy cần sống quây quần với nhau. Từ những tình cảm thương nhớ, hoài niệm về quê hương và nhu cầu bảo tồn văn hoá nguồn cội vì thế những năm đầu tiên ở Mỹ đã có các hội đoàn tương trợ và hội sinh viên Việt Nam được thành lập.
Thế nhưng giờ đây “Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt.Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình. Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng.
Đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà tác giả Trầm Tử Thiêng từng gọi là ‘một Việt Nam bên ngoài Việt Nam’”.
Bolsa- thủ đô của người Việt tị nạn, niềm tự hào của những người con bỏ xứ ra đi giờ đây đang bị xâm chiếm bởi những con người đến từ một nền văn hóa khác. Các tiệm ăn, các quán cà phê của những người nói giọng Bắc ngày càng nhiều. Tất cả tập trung đánh bài "tiến lên" chặt hẻo, loại bài chỉ có ở Sài Gòn sau năm 1975.
Nhưng quan trọng nhất là các đài truyền thông hải ngoại đang đổi chủ, ngang nhiên tuyên truyền cho cộng sản ngay giữa thủ đô tị nạn.
Nếu như gần 20 năm trước đây năm 1999, cả Bolsa hào hùng với khí thế 55 ngày đêm trong vụ Trần Trường thì hôm nay cộng đồng ấy đang để cho những kẻ như Vũ Hoàng Lân với Phố Bolsa TV,những tên giả danh luật sư như Trịnh Quốc Thiên ngang nhiên live stream phỉ báng cộng đồng , ngang nhiên khoe cái dốt về luật pháp , về thể chế và phỉ báng NVHN chỉ là một đám thất học ,không nói nổi tiếng Anh để vào Nhà Trắng đưa các yêu sách về nhân quyền...
Chúng ta có thể thông cảm với những người Việt trong nước, vì sự bưng bít của truyền thông, của giáo dục của chế độ nên cúi đầu câm lặng trước giặc ngoại xâm phương Bắc, trước sức mạnh của "cái còng và khẩu súng" để bưng tai bịt mắt. Nhưng thật kỳ lạ cho sự vô liêm sỉ của những kẻ đã đặt chân đến nước Mỹ này, biết rõ tự do nhân quyền, biết rõ những thành tựu của nước Mỹ đến từ đâu? Thay vì nói rõ sự thật để khai sáng cho người dân trong nước thấy rõ sự bất công thối nát của cơ chế chính trị một đảng, khuyến khích nhân dân vùng lên lật đổ độc tài, chúng lại đổi trắng thay đen ca ngợi nhà nước cộng sản đã hành xử đúng luật pháp ,dù chẳng hề biết rõ pháp trị (rule of law) và pháp để trị (rule by law) là gì?
Chúng tất cả chỉ vì tiền.
Chính quyền cộng sản do ăn cướp của dân Việt nam rất lớn nên đã đổ một nguồn kinh tài vô cùng lớn ra hải ngoại để thành lập một hệ thống truyền thông nhằm dọn đường cho một cuộc di cư mới khi năm 2020 sắp đến.Và những tên như Trịnh Quốc Thiên, Vũ Hoàng Lân và nhiều tên khác trong Phố Bolsa TV chỉ biết có tiền mà bất kể liêm sỉ, muối mặt cam tâm làm nô lệ cho đồng tiền để xuyên tạc sự thật và chối bỏ một thực tế là nhân dân trong nước đang sắp sửa rơi vào vòng nô lệ Bắc Thuộc, sắp bị đầu độc vì ung thư và bị giết mổ lấy nội tạng.
Trong thế giới tự do những tên cộng sản này có quyền tự do ngôn luận. Nhưng chúng phải hiểu rằng "Chỉ có sự thật mới có thể giải phóng con người . Cho dù đó là sự thật đau đớn nhất". Chúng đang lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc sự thật , để bán rẻ lương tâm và nhân phẩm nhằm đổi lấy những đồng tiền được chắt ra từ máu của việc cướp đất , cướp quyền con người mà 93 triệu đồng bào chúng đang gánh chịu trong nước.Tội ác này cũng không kém với tội ác trong thảm sát Mậu Thân mà CSVN đã gây ra cho đồng bào cả nước.
Bên cạnh vấn đề truyền thông Bolsa cũng rất xấu hổ khi để cho các kẻ "Ăn welfare Mỹ thờ ma cộng sản" như Jennifer Phạm và Quang Dũng tồn tại. Chúng qua mặt sở di trú, sở thuế ...ăn chặn tiền thuế của họ để rồi trở về Việt Nam mang lá cờ đỏ nhạo báng họ và công khai đòi "get out" công dân Mỹ, nơi mà chúng từng tuyên thệ trung thành để đổi lấy tấm hộ chiếu.
Còn đâu khí thế 55 ngày đêm trước đây. Còn đâu những cuộc xuống đường bốc lửa, những bài hát từ loa phóng thanh đi vào lòng người.
Cộng sản có quyền tự do ngôn luận nhưng chúng ta cũng có một quyền tự do ngôn luận khác. Trên mảnh đất tự do này chúng ta không thể chống lại sự xâm lăng về truyền thông và văn hóa của chúng thì đừng nên hát những bài như "Trả lại cho dân"" Việt Nam tôi đâu" vì đồng bào trong nước sẽ đặt câu hỏi"Ngay tại mảnh đất các anh đang sống các anh vẫn làm chưa xong ,thì đừng khuyên đồng bào trong nước".
Chúng ta đã ngậm ngùi tiễn biệt 5 vị tướng VNCH anh hùng ra đi trong những ngày cuối cùng của đất nước. Vị đại tá với 8 đứa con thơ dại phải gạt nước mắt ra đi...Đừng để sự chia ly này phải tái diễn thêm một lần nữa.
Đã có một Việt Nam khác bên ngoài Việt Nam . Và trong khi Việt nam ấy đang sắp sửa rơi vào Bắc Thuộc thì lẻ nào ta lại để một Việt Nam khác phải mất đi ?
Đã có một Việt Nam khác bên ngoài Việt Nam . Và trong khi Việt nam ấy đang sắp sửa rơi vào Bắc Thuộc thì lẻ nào ta lại để một Việt Nam khác phải mất đi ?
Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng.
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét