Có một số nhận định của nhóm "Tập hợp dân chủ đa nguyên" cho rằng trách nhiệm để xảy ra trận Mậu Thân 1968 là của chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu.Họ cho rằng chính quyền ông Thiệu quá tồi và dở khi không phòng bị và phát hiện sớm để cộng sản đánh lén vào dịp Tết.
Theo tôi đây là một nhận định chủ quan và chưa xét đến tính tất yếu của lịch sử.
Để khách quan hơn ta phải xét đến một trận đánh lén khác tương đương trong lịch sử chiến tranh hiện đại : "Trận Trân Châu Cảng".
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941,
Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất "bất ngờ" của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán hoà bình, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự ô nhục" ("A date which will live in infamy").
Trong chiến tranh sở dĩ thế giới yêu cầu phải thực hiện chiến tranh theo quy ước là để giảm thiểu việc thảm sát dân thường. Việc tuân thủ các hiệp định và các quy ước sắc phục , màu áo là để nhằm tránh việc lợi dụng dân làm vật chết thế.Tất nhiên do sự vô nhân đạo nhằm vào mục đích đạt đến chiến thắng bằng mọi giá nhiều kẻ đã ươn hèn bất chấp các lệnh ngừng bắn, bất chấp những giao ước, thỏa thuận đã ký, dùng dân chết thế để nhằm một mục đích duy nhất là thiết lập sự cai trị lên đầu dân. Ta gọi đây là sự ô nhục.
Những kẻ chỉ trích ông Thiệu tồi dở đã quên rằng cộng sản Việt Nam đang lặng lẻ vận chuyển vũ khí, ém quân vào miền nam để tổng tấn công và nổi dậy khi nhân dân miền Nam đang tiến hành tổng tuyển cử để thiết lập nền dân chủ sau bản hiến pháp 1967.
Khi đang tổng tuyển cử thì chính quyền ông Thiệu được cử lên vào năm 1965 bởi Hội đồng quân nhân cách mạng chỉ được xem như là một chính quyền quân quản. Nghĩa là lúc này VNCH rơi vào tình trạng không có quốc hội, tức không có cơ quan quyền lực cao nhất.
Sau cuộc đảo chính vào ngày 1/11/1963 được xem như là một cuộc cách mạng từ độc tài sang dân chủ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam vì tiết kiệm nhiều máu xương nhất và có ý nghĩa nhất bởi bắt đầu một giai đoạn mà người dân có thể nắm quyền tự quyết vận mạng dân tộc bằng lá phiếu. Tuy nhiên đất nước phải trải qua một thời điểm giao thời, một cuộc chuyển giao quyền lực. Cũng như nhiều cuộc đảo chính khác như ở Thái Lan, Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc như ở Liên Xô và Đông Âu, VNCH cũng phải mất một thời gian là 4 năm để đất nước rơi vào tay quân đội với nhiều cuộc đảo chính liên tục . Và từ 1965 đến 1967 khi lên nắm chức chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng ông Thiệu cũng chỉ lo nhiệm vụ chống đảo chính là chủ yếu. Và quân đội cũng đang sa sút tinh thần khi phải thay các tổng tư lệnh liên tục.
Từ khi tổng tuyển cử bầu ra một chính quyền dân chủ mới đến khi cộng sản tổng tấn công 1968 là chỉ 3 tháng( tháng 10/1967 đến tháng 2/1968). Trong thời gian này ông Thiệu khác với ông Diệm không được toàn quyền quyết định mà phải chịu nguyên tắc phân quyền , giám sát của tam quyền phân lập được quy định trong hiến pháp 1967. Do đó quyền ông Thiệu không phải là cao nhất mà quyền của quốc hội đa đảng mới đứng trên tất cả.
Chỉ đến nhiệm kỳ 2 từ 1971-1975, quốc hội VNCH mới ra "luật ủy quyền" để nới rộng quyền hành cho ông Thiệu khi cộng quân vượt sông Bến Hải để tiến đánh trong Mùa hè đỏ lửa 1972.
Với một chính quyền dân chủ chỉ hình thành sau 3 tháng nhưng đã chận đứng và giáng trả đích đáng một cuộc tấn công "đánh lén" của những kẻ "tử vì đạo" không khác gì các chiến binh Nhật Bản trong trận Trân Châu Cảng thì chính quyền non trẻ của VNCH rất đáng được biểu dương. Trong điều kiện bận tiến hành bầu cử và không phải chỉ đối phó với cộng sản mà còn thiết lập nền tảng của một chính quyền dân chủ về chính trị,kinh tế, văn hóa ,giáo dục. Đối phó với báo chí đối lập, các quan điểm đa chiều trong quốc hội và nguy cơ đảo chính từ quân đội phải nói rằng ông Thiệu đã làm được nhiều việc để phản công chiếm lại các thành phố bị mất và khiến cộng quân thiệt hại vô cùng nặng nề.
Cho nên để đánh giá bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia nào ta cũng phải đặt họ vào hoàn cảnh lịch sử, giới hạn quyền lực của họ và phải thấy rằng trong điều kiện rất nhiều kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", trong điều kiện chấp nhận quyền tự do ngôn luận,không thần tượng hóa thì một lãnh đạo dân chủ làm được như thế là không đáng nhận sự chỉ trích.
Trong khi đó 43 năm qua dù CSVN đã tấn công ra hải ngoại một cách công khai,không hề đánh lén nhưng cộng đồng NVHN vẫn tỏ ra mất đoàn kết và chua có một tổ chức nào đủ sức để lãnh đạo đa số. Tất cả vẫn loay hoay không có một trận phản kích đáng kể nào như ông Thiệu đã làm sau 1968 và 1972. Họ chỉ giỏi công kích vị tổng thống dân chủ đầu tiên và duy nhất này trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà không hề nhìn nhận lại thành tích của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét