Cứ mỗi lần có một nhân vật đấu tranh trong nước sang là cộng đồng lại dậy lên những dư luận chia rẻ. Hai lần trước là về lá cờ, lần này may thay chuyện cờ quạt được gác qua một bên. Thay vào đó là chuyện ai là kẻ trồng cây , ai là kẻ tưới nước? Vì sao chỉ kêu tên anh Hồ mà bỏ qua những người khác? Vì sao hoãn họp báo ? Hăm dọa nên lễ phép trong ngành văn nghệ hải ngoại?
Ôi trời! Người ta nói chỉ có đàn bà mới đái không qua ngọn cỏ nay mới biết đàn ông c... dài thế vẫn đái không qua những tư tưởng hủ lậu.
Con người ta từ một nước độc tài sang như con chim trong lồng , cá trong chậu sang với xứ tự do... chưa gì các anh đã kể công lao và tròng vào cổ con chim đủ thứ còng và đặt đủ thứ câu hỏi. Hóa ra các anh xem con chim này có thể hái ra tiền cho các anh nên tranh nhau đưa nó sang và tranh nhau kể công để tiếp tục bắt nó làm nô lệ cho đồng tiền?
Các anh phải biết rằng con chim này nó đã cất tiếng hót được trong lồng thì khi ra đến bầu trời cao rộng nó cũng sẽ chẳng sợ gì các anh. Do đó hãy thôi đi cái trò ma cũ bắt nạt ma mới và cũng làm ơn bớt giùm cái thói kể công giúp đỡ.
Các anh không đại diện cho cả cộng đồng NVHN trên đất Mỹ này và quan điểm của các anh cũng không phản ánh toàn bộ quan điểm của NVHN. Do vậy xin những người trong nước cũng đừng lấy đó làm bi quan. Không phải NVHN nào khi giúp đỡ ai đó cũng muốn được VK nhắc tên và khắc cốt ghi tâm. Tiền của gởi về nuôi cả chế độ CS độc tài hành hạ dân bao nhiêu năm nay không kể . Chỉ vừa mới đưa một TNLT sang đất Mỹ đã xúm vào giành công. Chán như con dán.
Hãy nhìn sang cộng đồng người ta mà học tập nè. Họ không có nhỏ nhen như mình đâu nhé.
Người Do Thái ở Mỹ chỉ chiếm 2,5% dân số Mỹ nhưng là cộng đồng dân thiểu số thành công nhất trên hầu hết các mặt của đời sống nước này, khiến các cộng đồng khác đều phải vì nể. Họ có mức thu nhập cao hơn mức trung bình toàn dân Mỹ, người Do Thái chiếm khoảng một nửa trong số 200 danh nhân văn hóa nước Mỹ, cũng chiếm tỷ lệ tương tự trong số các nhà khoa học được tặng giải Nobel và chiếm khoảng một phần ba số giáo sư và sinh viên đại học Mỹ (56% sinh viên ĐH Brandeis, 30% sinh viên ĐH Harvard, Columbia ….). Một phần tư số luật sư ở Mỹ và rất nhiều nghệ sĩ, nhân vật giới khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn là người Do Thái, nổi tiếng nhất là các nhạc sĩ Irving Berlin, hai anh em George và Ira Gershwin, nhà bác học Albert Einstein, nhà sáng chế vắc-xin bệnh viêm tủy xám Jonas E. Salk, giải Nobel văn học 1978 Isaac Bashevis Singer...
Đặc biệt cộng đồng Do Thái giữ vai trò quan trọng trong giới truyền thông Mỹ. Họ sáng lập và kiểm soát mấy tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Newsweek, các mạng truyền hình quan trọng như ABC, CBS, NBC, Bloomberg và 3 công ty điện ảnh lớn Warner, Paramount, Metro-Goldwin-Mayer. Nhiều nhà báo, nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh là người Do Thái, như đạo diễn lừng danh Steven Spielberg ...
Người Do Thái ở Mỹ thành công nhất trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Họ chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu có nhất và chiếm một phần ba số tỷ phú Mỹ. 21/40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes (trong đó có Paul Allen ...) cùng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng và khoảng 50% giới tinh anh của phố Wall là người Do Thái. Nổi danh hơn cả có lẽ là Alan Greenspan 17 năm làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang FED quyền lực lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, trùm tài chính George Soros, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, các chủ nhân giải Nobel kinh tế Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976), Paul Krugman (2008) ...
Ảnh hưởng to lớn của cộng đồng Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử Tổng thống và hai viện Quốc hội. Nhìn chung chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu cao tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử, như New York, California, Pennsylvania … Do nắm nhiều cơ quan truyền thông xuất bản nên tiếng nói của người Do Thái rất lớn, mỗi khi xảy ra sự việc nào liên quan tới quyền lợi của người Do Thái hoặc Israel thì các cơ quan này đều rầm rộ lên tiếng nhất trí bênh vực.
Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Các cuộc bầu cử ở Mỹ ngốn hàng chục hàng trăm triệu USD, đều do dân tự nguyện quyên góp cho các quỹ tranh cử của ứng viên. Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng, vả lại họ rất giàu. 4 trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức Tổng thống, Thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái và Israel.
Mặt khác, người Do Thái làm việc gì cũng có tổ chức và đoàn kết nhất trí. Họ lập ra rất nhiều quỹ quyên góp bầu cử, gọi là “Ủy ban hành động chính trị”. Hiện nay nước Mỹ có khoảng 80 ủy ban như vậy, trong khi người A Rập ở Mỹ chỉ có 10 tổ chức tương tự. Các Ủy ban ấy đã quyên góp được hàng tỷ USD ủng hộ Israel. Năm xưa, khi nổ ra chiến tranh với các nước Ả Rập, bà Golda Meir Thủ tướng Israel sang Mỹ quyên góp tiền mua vũ khí, ngay lập tức quyên được 70 triệu USD (số tiền rất lớn hồi đó).
Người ta như vậy đó , còn các anh mới làm chút xíu chuyện đã kể lể om sòm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét