Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

CÔNG AN VIỆT NAM ĐÁNH CHẾT DÂN VÀ CẢ MỘT DÂN TỘC LẶNG IM HÈN NHÁT.

Trong 5 năm trở lại đây theo một thống kê thì có đến 257 trường hợp người dân bị đánh chết trong đồn công an. Sự việc trở nên phổ biến đến nỗi người dân bảo nhau :" Công an đồn vào dễ,khó ra". Nếu ở các nước khác sẽ có một cuộc chiến giữa báo giới và pháp lý để đưa thủ phạm ra tòa, trả lại công lý cho những người dân bị tra tấn, đánh đập, cứa cổ cho đến chết. Tính mạng họ không hơn gì súc vật trong tay bọn cường quyền.
Nhiều nước chỉ cần một cái chết oan do cảnh sát gây nên lập tức biến thành biểu tình ,bạo loạn và có khi đưa đến sự sụp đổ của một thể chế.Nhưng ở Việt Nam thì không. Thanh niên Việt Nam chỉ anh hùng trên bàn nhậu và trên bàn phím. Đối diện với công an tất cả họ đều chọn cách "dĩ hòa vi quý", thậm chí cái chết tức tưởi vì bị cứa cổ của anh Nguyễn Hữu Tấn đầy oan ức cũng dấy lên căm phẫn trên mạng một hồi rồi thôi.
Những năm ấy có một người phụ nữ đã điều tra 31 cái chết và tập hợp thành một cái tên là "Stop Police Killing Civilians”( Chấm dứt việc công an đánh chết dân)
Giờ đây người phụ nữ ấy đang bị đấu tố trên mạng xã hội bởi những người hùng "Lục Vân Tiên" của Việt Nam. Thay vì áp dụng khẩu khí"giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha" của cụ Nguyễn Đình Chiểu, các chàng Lục Vân Tiên thời hiện đại lại cầm giáo chỉa vào phụ nữ, úp cái mặt nam nhi xuống đất.
Lý luận nực cười của họ là công an CSVN giết dân, cho người thu thập tài liệu công bố với quốc tế , ngồi tù 2 năm trời để sang Mỹ làm "cộng sản nằm vùng". Trong khi đó các tổ chức hải ngoại của họ phơi hết trên internet và được tòa lãnh sự, đai sứ CSVN tại Mỹ nắm như trong bàn tay. Hơn nữa suốt 45 năm trời chỉ toàn đấu đá nhau ,chụp mũ nhau sau đó đổ thừa cho CS phá hoại. Công nhận cộng sản tài tình thật, ở đâu cũng có. Ở đâu có bất hòa là ở đó có cộng sản.
Một dân tộc suốt bao nhiêu năm hễ nói đến kêu gọi nhau "bất tuân dân sự" thay đổi thể chế như 112 nước trên thế giới, như thanh niên Hồng Kông là tìm mọi cách để ngụy biện . Nhưng hễ có màn đấu tố một nhân vật có tên tuổi nào đó là lập tức tỏ ra rất anh hùng."Biểu tình đi sau nhưng đấu tố luôn đi trước". Moi móc, nghi kỵ lẫn nhau không bằng chứng khiến lớp trẻ cũng ngao ngán không dám và cũng không muốn đứng dậy đấu tranh.
Đấu tranh, phơi bày sự thật ra để làm gì, ở tù để làm gì khi một ngày nào đó phát biểu ý kiến của mình một cách trung thực cũng sẽ bị chúng sanh lôi ra ném đá, sỉ vả dìm xuống bùn đen.
Không biết bọn công an, AK 47 của CSVN đứng về phía bên nào? Bên bị đấu tố hay bên đấu tố? Câu hỏi đó xin dành cho những ai biết tư duy.
Còn bây giờ xin lượt lại 8 trong 257 trường hợp nạn nhân bị công an đánh chết cùng bài viết " Vì sao tôi quan tâm" của người đang bị đấu tố.
1/http://news.zing.vn/Vu-an-oan-7-thanh-nien-Soc-Trang-Nhan-t…"Thật oan cho tôi, nhưng nói vô tội thì điều tra viên không nghe. Đại úy Triệu Tuấn Hưng dùng nước đá nhồi bóp vào vùng kín khiến bìu và dương vật co lại như hạt đậu vì lạnh".Thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân và đại úy Triệu Tuấn Hưng (nguyên điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng) bị khởi tố tội Dùng nhục hình."
2/ Ngày 26/3/2014, TAND Tp. Tuy Hòa (Phú Yên) mở phiên tòa xử 5 sĩ quan CA cùng bị truy tố dùng nhục hình đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982), ngụ tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), trong khi xét hỏi anh Kiều liên quan đến một vụ trộm. Trong khi đưa anh Kiều từ Công an xã Hòa Đồng về đến công an Tp. Tuy Hòa họ đã lần lượt dùng dùi cui đánh vào đùi, chân anh Kiều. Ban đầu anh Kiều bị còng hai tay phía trước, sau đó bị còng ra sau lưng, rồi còng dính một tay vào ghế dù chưa hề có lệnh bắt. Chị Ngô thị Tuyết, chị ruột của nạn nhận, chia sẻ: “Tui không thể nào quên giây phút đau đớn đến uất nghẹn khi nhìn thấy thi thể em trai mình với nhiều vết thương hiểm độc, trời không dung, đất không tha cho những kẻ côn đồ khoác trên người cái áo CAND.”
3/Đầu năm DL 2013, người dân lo ngại hiện tượng “TỰ TỬ” trong đồn CA: “Vào đồn CA là người còn sống, ra kỏi đồn CA thành người đã chết!” Nạn nhân đó là ông Trần Văn Tân (53 tuổi) tử vong tại đồn CA xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương hôm mùng 2/ tháng giêng này, mà CA cho là “TỰ TỬ TRONG ĐỒN” sau khi ông bị sa vào tay những người bạn dân, chỉ vì Cty Xi – măng Thành Công mất trộm một tấm tôn. Người vợ đau khổ Lê Thị Ránh của nạn nhân cho biết.
4/ Ngày 13/2/2014, lúc 15 giờ, ông Huỳnh Tấn Du (35 tuổi) phát hiện ông Huỳnh N. (39 tuổi) thôn Quảng An, xã Đạo Nghĩa đang hái trộm tiêu trong rẫy của mình nên bắt trói ông Huỳnh N. và báo công an xã. Đến 17g30 cùng ngày, ông N. bị giải về trụ sở Công an xã Đạo Nghĩa để làm việc.
Ba công an xã tên Nguyễn Hữu Tuyến (27 tuổi), Lê văn Tâm (46 tuổi) và Trần Văn Công (38 tuổi), trưởng công an xã Đạo Nghĩa đã thừa nhận với Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Đăk Nông rằng, trong lúc lấy lời khai, vì cho rằng ông Huỳnh N. gian dối trong việc khai nhận hành vi trộm cắp nên họ đã dùng dùi cui, nắm đấm đánh ông N. nhiều lần. Đến khoảng 7g30 tối 13/2, ông N. được cho về nhà và hẹn sáng hôm sau 14/2/2014 sẽ làm việc tiếp, tuy nhiên khoảng 9g sáng 14/2 thì ông N. chết. Đại tá Nguyễn Văn Hùng, phó giám đốc CA tỉnh Đăk Nông cho biết thêm, theo ghi nhận khám nghiệm tử thi có 33 vết thương, vết bầm tím trên cơ thể, trong đó có 9 vết bầm tím trên đầu mặt.
5/ Ngày 19/3/2014, CA P. Tân Đồng đã thông báo cho gia đình chị Hương biết, việc chị chết trong tư thế treo cổ tại Trụ sở Công A P. Tân Đồng, TX. Đồng Xoài (Bình Phước). Nhưng, gia đình chị Hương không tin vào lý do nầy. Theo người nhà nạn nhân, trên cơ thể nạn nhân có nhiều vết bầm nghi do bị đánh. Nạn nhân được xác định là chị Bùi Thị Hương (42 tuồi) quê quán Hải Phòng đã chết.
6/ Tối ngày 16/1/2013, anh Nguyễn Văn Ái (42 tuổi) có lời qua tiếng lại với một đôi nam nữ đèo nhau trên xe máy chạy phía trước không được chuẩn cho lắm. Sau đó, đã xảy ra xô xát giữa 2 bên và dẫn tới anh Ái đã tử vong sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Tờ Lao Động cho biết: “Nam thanh niên và một số người khác đánh anh Ái đến tử vong là chiến sĩ CAND tại thị xã Thái Hòa.” Theo nhận định, lực lượng CAND được bao che dung dưỡng nên rất hung ác. Đánh hay tra tấn người dân đến chết, chỉ cần vu cho nạn nhân tự tử là thoát tội giết người.
7/ Ngày 18/1/2014, khoảng 9g30 sáng, gia đình nhận được điện thoại của CA huyện Thanh Hà, Hải Dương thông báo anh Hải đang bị giam giữ tại trụ sở công an huyện và yêu cầu gia đình mang quần áo và thức ăn lên cho Hải. Tuy nhiên, đến sáng ngày 20/1/2014, gia đình nhận được điện thoại từ công an huyện Thanh Hà thông báo, anh Hải đã chết và yêu cầu người nhà đến làm thủ tục đưa xác về lo mai táng. Con trai nạn nhân bức xúc cho rằng, bố mình bị đánh chết trước khi được đưa đến Bệnh viện Đa Khoa Thanh Hà, Hải Dương. Trên cơ thể bố tôi bị bầm tím nhiều nơi, một bên thái dương bị lõm vào, mặt mũi thì bị sưng tấy, bầm tím.
8/ Trung tá CA Nguyễn Văn Ninh, kẻ đánh chết ông Trinh Xuân Tùng ở bến xe Giáp Bát cuối tháng 2/2011, chỉ bị kết án 4 năm tù trong một phiên xử nhanh. Nguyên do: tài xế xe ôm Phạm Quân Hùng chở ông Trinh Xuân Tùng (53 tuổi) tới bến xe Giáp Bát, Hà Nội bị Trung tá Nguyễn Văn Ninh phạt 150.000 đồng vì “không đội mũ bảo hiểm”. Theo đó, sau khi tranh cãi về số tiền phạt nhiều ít, Trung tá Ninh đã túm cổ anh xe ôm Phạm Quân Hùng. Ông Trịnh Xuân Tùng xông vào gỡ tay Trung tá Ninh thì bị ông Ninh dùng gậy đánh vào đầu, vào cổ. Không những vậy, còn có một số dân phòng nhảy vào đánh hội đồng, khiến ông Trịnh Xuân Tùng gục xuống sau trận mưa đòn. Dù đã nằm bất động, ông vẫn bị còng tay và kéo về còng tiếp ở trụ sở công an phường.
“Stop Police Killing Civilians” – Vì sao tôi quan tâm?

Khái niệm về ý nghĩa của luật pháp, chắc chắn sẽ được diễn giải theo nhiều cách khác nhau dưới góc độ học thuật, nhưng tôi nghĩ, mục đích cao cả nhất của nó chính là để giữ gìn kỷ cương trật tự và đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Như những người khác, quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội, tôi nhận thấy có rất nhiều người xung quanh mình cũng có chung mối quan tâm như tôi. Tuy nhiên, vì đặc thù công việc, hoàn cảnh mưu sinh khác nhau, đa phần chỉ đọc để biết, nếu có đặt vấn đề thì chỉ giữ trong lòng hoặc chỉ chia sẻ trong vòng thân quen chứ ít khi bày tỏ vấn nạn một cách công khai, đặt vấn đề tại sao, vì đâu và liệu chính chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình trạng này ngay tại vị trí của mình.
Theo dõi tình trạng công an sử dụng bạo lực với công dân cách đây vài năm, điều tôi có thể rút ra đó là vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng, và luật pháp lại không nghiêm minh trong khi xử phạt các công an viên đã đánh đập người dân, thậm chí là đánh chết.
Trong số 31 ca tử vong tại đồn công an theo thống kê sơ bộ trên báo chí từ năm 2007 đến nay, một số ca không qua xét xử, một số ca không có thêm thông tin. Mức án nặng nhất cho việc công an (dân phòng) đánh dân đến chết (tại trụ sở) hiện là 8 năm tù giam và tội danh ở từng vụ cũng được định đoạt khác nhau.
Có vụ được xét xử với lý do “dùng nhục hình”, vụ khác lại là “làm chết người trong khi thi hành công vụ”.
Tệ nhất là những vụ có kết luận “tự tử” trong đồn (hoặc nhà tạm giữ, trại giam) thì hầu như đều không được đưa ra xét xử dù gia đình nạn nhân có khiếu nại và không đồng ý với những giải thích chưa thoả đáng.
Nạn nhân không những bị chết oan mà còn chết trong tình trạng danh dự bị xúc phạm với nhãn hiệu "tự tử". Nhãn hiệu này tạo hình ảnh một nạn nhân có tội, phải tự tìm cái chết để thoát.
Ca điển hình của tình trạng này chính là trường hợp của nạn nhân Nguyễn Công Nhựt (Bình Dương).
Có một số vụ án được dư luận quan tâm và toà án buộc phải xem đó như “án điểm”, tuy mức án xử phạt chưa thoả đáng, nhưng thực tế cho thấy sự kiên quyết đi đến cùng của gia đình và sự quan tâm của công luận cũng là yếu tố quyết định liệu công lý có được thực thi hay không.
Chính vì lý do này mà tôi luôn muốn những người có kinh nghiệm có điều kiện chia sẻ với nhiều người khác những gì họ đã trải qua, càng có nhiều người thảo luận thì càng có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ nhau.
Rất nhiều lần làm việc với công an, gặp nhiều người, đối diện với nhiều thái độ, nhiều cách cư xử khác nhau của họ tôi nhận ra rằng, phần lớn công an tin mình có quyền lực và họ không thấy sai khi bảo vệ sự nghiệp của họ bằng đủ biện pháp trong đó có cả bạo lực.
Đơn cử như việc công an và dân phòng đánh đập các blogger Trịnh Kim Tiến, Paulo Thành Nguyễn, Phạm Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở trên xe hôm 19/04/2014 để ngăn chặn và trấn áp không cho chúng tôi và các bạn trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) thực hiện buổi café Nhân Quyền thảo luận về vấn nạn công an sử dụng bạo lực với dân tại quán Swing là một ví dụ cụ thể.
Ngay trong đồn công an Lộc Thọ, trung tá Huỳnh Văn Sang còn cho rằng những công an viên đánh người đã bị cách chức, bị xử lý theo pháp luật như vậy chưa đủ sao?
Nói như vậy có nghĩa là công an mặc nhiên coi chuyện đánh dân là hợp pháp? Và nếu bị phát hiện thì chuyện xử lý là đã đủ để xem như hình thức xử phạt công bằng? Chính ông Sang liên tục nhắc đi nhắc lại với tôi: “nên nhớ những người bị công an đánh đều là tội phạm”. Và tôi cũng đã thẳng thắn trả lời: “Vậy đánh tội phạm là đúng? Luật pháp để làm gì? Và như lúc nãy tôi có phải là tội phạm không sao công an và dân phòng đánh tôi?”
Chính mắt tôi đã thấy tay an ninh thường phục đánh liên tiếp vào đầu Paulo Thành Nguyễn, tát vào mặt Trịnh Kim Tiến trước sự chứng kiến của công an ngay trong đồn công an Lộc Thọ, và họ giả lả ngó lơ.
Họ liên tục đập bàn, quát nạt khi chúng tôi dùng lý lẽ để phản đối.
Điều này cho thấy tâm lý chung là công an dễ dàng sử dụng bạo lực khi đuối lý, bất lực và để chứng tỏ họ có sức mạnh.
Chưa đủ, một đại tá an ninh tên Trần Hoàng Hà tại Nha Trang còn tuyên bố đầy vẻ đe dọa và thách thức với blogger Paulo Thành Nguyễn: "Còn quay lại Nha Trang là còn bị đánh nữa".
“Stop Police Killing Civilians” – “Chấm dứt tình trạng công an đánh chết dân”, chính câu này đã làm hầu hết công an tham gia trấn áp buổi café Nhân Quyền lần 3 của MLBVN thấy khó chịu và bực tức. Có người trong số họ còn doạ sẽ kiện vì câu này đề cập chung đến công an và họ nằm trong số đó.
Với tôi, khẩu hiệu này chính là một vấn nạn, giống như vấn nạn xì ke ma tuý, trộm cướp, tham ô, tham nhũng... và bất cứ ai quan tâm đều có cách thể hiện của mình để góp phần chấm dứt nó bằng các câu như “Chấm dứt tình trạng xì ke ma tuý”, “Chấm dứt tình trạng trộm cướp”, “Chấm dứt tình trạng tham ô, tham nhũng”.... Bất cứ ai quan tâm đều có cách thể hiện của mình để góp phần chấm dứt nó.
Anh an ninh tên Dương làm việc với tôi có nhắc tôi rằng, vấn nạn tôi quan tâm là một chủ đề lớn, trong khi điều mà tôi thể hiện qua câu khẩu hiệu trên lại chỉ là một góc nhìn phiến diện, và qua nhiều lần làm việc với tôi về nhiều vấn đề anh nghĩ rằng tôi chọn cách thể hiện chưa đúng.
Tôi tôn trọng quan điểm của anh. Nhưng đó phải được xem là quan điểm cá nhân và không phải là "quan điểm" luật pháp. Vì thế tôi không tranh cãi với anh, tôi chỉ nhắc lại chuyện cách đây 4 năm, năm 2009, khi tôi bị bắt liên quan đến vấn đề khai thác bauxite. 4 năm sau, thực tế đã chứng minh dự án có vấn đề và tôi lại thấy góc nhìn của tôi lúc ấy là đúng.
Muốn có một góc nhìn đúng sao không để chúng tôi thảo luận và quan sát rồi hãy chứng minh chúng tôi nói sai. Và chuyện đúng sai hoàn toàn không đồng nghĩa với đúng luật và sai luật. Hơn nữa, phán xét nó là trách nhiệm của toà án chứ không phải của công an. Tự do thực sự theo quan điểm của tôi là mọi người có quyền bày tỏ công khai điều mình nghĩ mà không bị cơ quan chức năng kiếm cớ gây sự rồi trấn áp thế này.
Tôi có nhiều bạn bè, mỗi người một mối quan tâm, một cách thể hiện, hầu như chưa bao giờ chúng tôi thúc giục hay áp đặt nhau phải làm gì trước mỗi vấn đề mình quan tâm, bởi nhận thức là cái không thể ban tặng khi người ta có đủ trí khôn và đủ điều kiện tiếp cận thông tin.
Với chủ đề thảo luận về tình trạng công an sử dụng bạo lực với dân được thông báo một cách công khai của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và cách hành xử của lực lượng an ninh trong ngày 19/04/2014 đã cho tôi thấy rằng, bạo lực là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi không thể viện dẫn lý lẽ để bảo vệ sự đúng đắn. Hay nói một cách khác, khi sợ hãi, người ta sẽ dùng nắm đấm để khẳng định sức mạnh của mình.
Chính điều này càng thúc giục tôi đi tới, để nói và chia sẻ với nhiều người thêm biết về quyền của mình và vượt qua sợ hãi từ những sinh hoạt bình thường nhất.
Và tôi biết tôi sẽ không bao giờ cô đơn. Chung quanh tôi vẫn luôn có đó những người bạn đồng hành can đảm, những người cùng quan tâm, cùng ước muốn hết lòng hỗ trợ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét