Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

LOGIC HỌC.

Đơn giản là như thế này:
Khi thế giới kêu gọi quyền được nói thì anh có thể nói bất cứ vấn đề gì miễn là không được nói láo, vu cáo , phỉ báng.
Ở đây có mấy vấn đề đặt ra:
- Như thế nào là nói đúng và như thế nào là nói sai.Một nhân vật có sức ảnh hưởng công chúng lớn cỡ nào thì cũng chưa chắc nói theo ông ta là đúng và chống ông ta là sai. Ngay cả tôn giáo tức thánh thần nhưng loài người cũng chia thành nhiều tôn giáo khác nhau. Không có một chân lý đức tin thống nhất. Người ta chỉ kêu gọi tự do tôn giáo chứ không ai lấy một tín ngưỡng nào làm chuẩn.
- Một người nào đó khi đưa ra ý kiến riêng của mình nếu bị bắt buộc phải tuân theo số đông thì họ chỉ là con vẹt. Galileo khi đưa ra ý kiến bênh vực cho thuyết nhật tâm (trái đất quay xung quanh mặt trời) cũng vấp phải sự chống đối của giáo hội. Nhưng cuối cùng ông đã cho thấy là ông đúng dù một mình chống lại số đông.
- Chân lý và ơn nghĩa là hai chuyện khác nhau. Lý luận bảo rằng anh mang ơn tôi anh không được phản bác ý kiến của tôi là lập luận cảm tính. Đây là điều mà chế độ cộng sản luôn lợi dụng để tuyên truyền "ơn đảng, ơn bác" nhằm bịt miệng người dân đừng chống đối. Lập luận này ngày nay cũng được nhiều người sống ở xứ văn minh đem ra sử dụng.
- Khi anh kêu gọi tự do ngôn luận nhưng lại hạn chế chỉ được nói đúng theo ý anh thì đã vi phạm về logic học. Vì ý của anh chưa chắc đúng, anh chưa đai diện cho chân lý. Ngay cả khi anh lôi kéo cả một đám đông theo anh thì đám đông đó cũng chưa chắc đại diện cho lẻ phải. Bằng chứng dân tộc Việt Nam rất đông nhưng ý kiến của họ bao giờ cũng sai vì chỉ xét theo cảm tính.
Ai có thể xác định một người nào đó nói láo, nói sai sự thật. Chỉ có tòa án của một thể chế tam quyền phân lập. Bởi vì người nào cũng cho mình nói đúng sự thật, ai cũng dùng lý lẻ để bảo vệ ý kiến của mình.
Nói như vậy để thấy quyền tự do ngôn luận rất phức tạp chứ không hề đơn giản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét