Khi một người tù chính trị ở Việt Nam bị bắt bởi chế độ độc tài, bị kết án bất công bởi các điều luật 79,88 và 258 lập tức cả một cộng đồng mạng rộ lên yêu cầu phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng hiến pháp. Và các lập luận như Tu chính án số 1 của Hoa Kỳ, tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc được đem ra sử dụng.
Khi dư luận viên thần thánh hóa một lãnh tụ nào đó thì những người có tư tưởng chống cộng lập tức giễu cợt gọi chúng là bò đỏ...Nhưng cũng chính những người tù chính trị đó động chạm đến thần tượng của họ, tức thì quyền tự do ngôn luận sẽ được xuyên tạc để hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Trong khi đó người Mỹ lý tính hơn khi chẳng ai vì Obama hay vì Trump mà chửi nhau trên mạng. Một thầy giáo dạy tiếng Anh người Mỹ đã nếm phải những lời đe dọa khi đụng đến Võ Nguyên Giáp. Có lẻ anh ta cũng sẽ hứng chịu những chỉ trích như thế nếu lỡ đụng đến những biểu tượng của một nhóm người nào đó của Việt Nam.
Điều phi lý ở đây là quyền tự do ngôn luận trong trường hợp này lại được cho là hợp lý nhưng trong trường hợp khác thì không.Vấn đề là người ta chỉ sử dụng nó cho mục đích chính trị của mình "thuận ý ta thì đúng, trái ý ta là sai".
Cái gì đã gọi là tự do mà hạn chế bằng phỉ báng, mạt sát, đe dọa thì nó sẽ không còn là tự do nữa. Một bài viết chính trị phải được phản biện bằng phong cách tương đương.
Một luật gia người Mỹ đã rất lý trí khi nhận định :“Trong một xã hội dân chủ, cộng đồng cần phải chấp nhận cả những điểm xấu của giới truyền thông”.Chính vì vậy nước Mỹ mới không ném đá và bỏ tù bất kỳ ai đụng chạm đến chính quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét