Mỗi năm trên nước Mỹ có hàng trăm vụ kiện các tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình về tội phỉ báng. Những người này cho rằng họ bị tổn hại vì sự công khai chỉ trích của giới truyền thông. sự kiện nóng
Năm 1637, một nhà văn người Anh tên là William Prynn đã phạm một lỗi đáng tiếc khi viết một quyển sách chỉ trích nữ hoàng. Prynn bất hạnh đã bị đưa ra xét xử trước một hội đồng thẩm phán, bị kết tội phỉ báng và bị kết án chung thân. Ông ta còn phải chịu một hình phạt bổ sung là cắt tai trước khi bị đẩy vào tù.
Năm 1637, một nhà văn người Anh tên là William Prynn đã phạm một lỗi đáng tiếc khi viết một quyển sách chỉ trích nữ hoàng. Prynn bất hạnh đã bị đưa ra xét xử trước một hội đồng thẩm phán, bị kết tội phỉ báng và bị kết án chung thân. Ông ta còn phải chịu một hình phạt bổ sung là cắt tai trước khi bị đẩy vào tù.
Nếu Prynn sống ở nước Mỹ hiện đại hôm nay chứ không phải ở nước Anh vào thế kỷ XVII, chắc chắn ông ta sẽ được tự do viết cuốn sách của mình – dù là về nữ hoàng hay về một Tổng thống Mỹ – mà không phải lo sợ bị mất tai hoặc phải vào tù.
Đối với Hoa Kỳ, luật điều chỉnh tội phỉ báng và vu khống đã bắt đầu hình thành thậm chí trước khi các thuộc địa giành lại nền độc lập từ người Anh.
Ngày nay, ở nước Mỹ khoảng 90% các phiên tòa về tội phỉ báng do các bồi thẩm đoàn xét xử. Mỗi bang có luật điều chỉnh tội phỉ báng lại khác nhau và trên cả nước không có một bộ luật thống nhất và chặt chẽ nào điều chỉnh vấn đề này.
Tất cả đã thay đổi vào năm 1964 khi Tòa án Tối cao đưa ra quyết định cách mạng hóa luật điều chỉnh tội phỉ báng ở Hoa Kỳ.
Theo đó các công chức không thể thắng kiện trừ phi các phóng viên hoặc biên tập viên bị kết tội “thực sự có ác ý” khi đăng tải những thông tin sai sự thật về họ. Công chức không thể khiếu kiện tội phỉ báng nếu chỉ đơn giản chứng minh thông tin về họ được truyền đi hoặc được đăng tải là sai. Giờ đây, họ phải chứng minh được là nhà báo không những đã cố tình đăng tin sai mà còn không phân biệt thế nào là giả, thật. Đối với cá nhân dân thường, việc kiểm tra để chứng minh tội phỉ báng không khó.
Mặc dù, các phán quyết của Tòa án tối cao được áp dụng ở mọi nơi trên nước Mỹ. Nhưng hầu hết các bang vẫn sử dụng luật riêng của mình trong trường hợp vụ việc liên quan đến dân thường. Thông thường, bộ luật này chỉ áp dụng cho các nhân vật của công chúng, những người cho rằng họ bị phỉ báng, phải chứng minh được nhà báo đã cẩu thả khi đăng thông tin sai về họ.
Mỗi năm trên nước Mỹ có hàng trăm vụ kiện của các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình về tội phỉ báng. Những cơ quan này cho rằng họ bị tổn hại vì sự công khai chỉ trích của giới truyền thông - thường là buộc tội hoặc cho rằng họ tham gia các hoạt động trái pháp luật, không đúng đắn hoặc có vấn đề!.
Cụ thể như hồi tháng 12/1990, một thẩm phán của Tòa án Tối cao Pennsylvania đã thắng kiện và được bồi thường 6 triệu đô-la trong vụ kiện tờ báo Người điều tra Philadenlphia. Nguyên nhân là năm 1983 báo này đã đăng một loạt bài cho rằng ông ta phạm tội rao bán ảnh hưởng đến uy tín của mình.
Tháng 4/1991, trong một trong những cáo trạng lớn nhất về tội phỉ báng được đưa ra đối với giới truyền thông, cựu công tố viên quận thuộc bang Texas là Victor Feazell đã nhận được 58 triệu đô-la tiền bồi thường sau khi đài truyền hình Dallas cáo buộc ông nhận hối lộ để dàn xếp các vụ lái xe trong khi say rượu.
Tháng 5/1991, bồi thẩm đoàn ở Chicago, Illinois đã quyết định cho nhà kinh doanh Robert Crinkley được nhận khoản bồi thường 2,25 triệu đô-la vì một bài báo trong Tạp chí Phố Wall đã đưa tin sai rằng ông ta có liên quan tới các khoản hối lộ cho các quan chức nước ngoài. Crinkley nói rằng vì bài báo đó mà không ai thuê ông ta sau khi ông không còn làm cho chủ cũ nữa. Bồi thẩm đoàn đã nhất trí rằng ông ta là nạn nhân của tội phỉ báng mặc dù tờ báo đã đăng bài cải chính cho bài báo trên.
Bên cạnh việc phân biệt giữa nhân vật của công chúng và dân thường, các tòa án Mỹ cũng quyết định rằng nhiều loại thông tin đăng tải nhìn chung được miễn tội phỉ báng.
Hầu như không thể kết tội nhà văn phạm tội phỉ báng nếu tác phẩm của họ chỉ đề cập đến ý kiến chứ không phải thực tế. Trong phán quyết về tội phỉ báng năm 1974, Tòa án Tối cao đã khẳng định: “Theo Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp, không tồn tại những thứ như ý kiến sai”.
Jerry Falwell, một chức sắc tôn giáo Mỹ, đã kiện một tạp chí sau khi họ đăng một bài châm biếm chua cay về Falwell, chế giễu lòng mộ đạo của ông ta. Thực sự, bồi thẩm đoàn bang Virgina đã phán quyết cho Falwell được hưởng khoản bồi thường 200.000 đô-la sau khi kết luận rằng tạp chí đã gây ra “nỗi đau khổ về tinh thần” cho vị mục sư nổi tiếng này. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ sau đó đã bác bỏ phán quyết trên khi giải thích rằng bài châm biếm, dù có làm tổn thương và gây đau khổ cho đối tượng của nó như thế nào, cũng vẫn được Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp bảo vệ.
Trong những năm gần đây, nhiều phòng xử án Mỹ đã biến thành những chiến trường pháp lý dữ dội bởi rất nhiều vụ kiện về tội phỉ báng được công bố rộng rãi đã trở thành tâm điểm của sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Theo Roslyn Mazer - một luật sư của giới truyền thông tại Washington, hơn một phần tư thế kỷ qua, các tòa án đã thiên vị cho giới truyền thông trong vấn đề phỉ báng. Tuy nhiên, những chiến thắng này của họ phải khó khăn và tốn kém lắm mới đạt được kết quả. Ngoài ra, họ phải mất hàng triệu đô-la để trả cho luật sư và hàng ngàn giờ làm việc của các văn phòng luật sư và phòng xử án.
Bruce Fein, cựu luật gia tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang thuộc cơ quan điều hành của Chính phủ Mỹ đồng thời là một trong những luật sư soạn thảo luật về phỉ báng cho biết: "Mục tiêu cuối cùng của luật phỉ báng là để bảo đảm các nhà báo sẽ đưa tin chính xác tới công chúng những nguồn thông tin tốt về tất cả những sự kiện quan trọng của cộng đồng".
Tuy nhiên, Bruce Fein cho biết thêm điều quan trọng là giới truyền thông vẫn có quyền tự do lớn trong việc quyết định đăng tin gì. Ông nói: “Trong một xã hội dân chủ, cộng đồng cần phải chấp nhận cả những điểm xấu của giới truyền thông”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét