Hai đảng đối lập của Mỹ bề ngoài mâu thuẫn đấu đá nhau để bảo vệ hiến pháp nhưng thật ra bên trong lại thống nhất với nhau trong các vấn đề lớn, trong chính sách toàn cầu.
Nhiều bạn đổ cho đảng Dân chủ bắt tay Trung Quốc , cho nó vào WTO, cho các công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc làm giàu cho nó để bây giờ đổ nợ là không đúng.
Thật ra chính sách cho TQ vào sân chơi chung khởi đầu từ thời tổng thống Mỹ Nixon, thuộc đảng Cộng Hòa với "Thông cáo chung Thượng Hải" sau đó là chuyến viếng thăm TQ của ông này. Các đời tổng thống Dân chủ sau này như Clinton, Obama...chỉ là làm theo sự nhất trí giữa hai đảng trước đó.
Sự nhất trí này có nguyên nhân là vì Châu Âu sau thế chiến 2 cũng chuyển từ tư bản độc tài sang tư bản dân chủ bằng các định chế của nền kinh tế thị trường. Đó là một hình thức thay đổi thể chế chính trị diễn ra trong hòa bình, không đổ máu. Mỹ muốn Trung Quốc khi vào WTO, khi ký kết các hiệp định phải cần có một nhà nước pháp trị, không ai cao hơn luật. Từ các vụ kiện tụng hoặc tham gia kiện tụng quốc tế Trung Quốc sẽ noi gương châu Âu để chuyển sang có đối lập,đa đảng , đa nguyên, pháp trị.
Nhưng Trung Quốc lại nuôi tham vọng bá chủ thế giới nên con đường đó của Mỹ bị phá sản. Đại dịch virus Wuhan đã cho thấy thế giới nếu sống chung với Trung Quốc là sống chung với tai họa.
Do vậy dù sắp tới đảng Cộng hòa hay Dân chủ nắm quyền lực thì chính sách cô lập, cắt đứt quan hệ với Trung Quốc cũng sẽ thắng thế ở cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp Mỹ.
Vì chính quyền Mỹ được xây dựng phụ thuộc vào quan điểm của dân Mỹ. Khi dân Mỹ chống Trung Quốc thì bất kỳ đảng nào lên cũng phải chống Trung Quốc.Nếu họ không chống họ sẽ bị dân cho về vườn đuổi gà bằng lá phiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét