Nhìn hai tấm hình dưới đây nếu như cách đây vài chục hay vài trăm năm thì đó là bằng chứng tố cáo tội ác của chính quyền. Nhưng giờ đây nó lại là bằng chứng tố cáo dân quá bất lực, quá cam chịu không thể thay thế chính quyền để tạo ra một cuộc sống ấm no ,hạnh phúc cho mình theo học thuyết của Locke.
Người Việt Nam quá quen với suy nghĩ nhẫn nhục hàng ngàn năm . Đó là chính quyền là cha mẹ dân, thay trời trị nước (thế thiên hành đạo). Thế nên mỗi khi có cảnh cơ hàn, nghèo đói thì được văn học, báo chí , điện ảnh, nghệ thuật nêu ra để kích động nhân tâm nhằm tạo ra một cuộc cách mạng để thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác.
Nhưng hành trình đói nghèo này của dân vẫn tiếp tục xuyên suốt lịch sử. Bởi chính quyền của cá nhân, gia đình, đảng phái nào cũng chỉ vì chúng chứ không bao giờ vì dân.Vậy nên cảnh dân ốm đói, trường học rách nát trải dài từ 1000 năm nô lệ giặc Tàu, qua 1000 năm quân chủ,100 năm thực dân và mấy mươi năm dưới hai chế độ quân chủ mạo danh cộng hòa. Hình ảnh đó chỉ khởi sắc hơn dưới 8 năm dân chủ thật sự từ 1967-1975.
Thật sự là vì sao ? Vì dân xem mình là thân phận con sâu, cái kiến không hề biết đến sức mạnh của mình. Nếu họ là một cá nhân riêng rẻ, một vài trăm hay vài ngàn người tách biệt thì họ cam chịu trước vũ lực là đúng. Nhưng các nhà triết học như Locke lại thấy rằng họ là một tập thể hàng triệu người gấp hàng chục lần số lượng những kẻ cai trị họ.
Vậy nên các ông cho rằng bằng cách gì không biết để xảy ra đói nghèo, trường học rách nát như trên là do dân. Nếu chính quyền không làm được thì phải thay nó đi. Thay bằng cách gì thì thế giới đã làm và những kẻ cai trị họ cũng đã làm để ngồi trên đầu họ.Do đó bảo rằng dân không thể làm được là phi lý khi chính người cộng sản cũng từ một vài người nhờ tuyên truyền dân mà lập nên cơ nghiệp và 112 nước trên thế giới cũng đi lên từ một hay vài người.
Do vậy khi có một bản án oan từ một nền tư pháp không công chính, những người có tư tưởng dân chủ liền hiểu ngay đó là trách nhiệm của mình. Đó là trách nhiệm không thể đi sâu vào nhân dân để vận động họ xuống đường thay đổi thể chế chính trị nhằm tạo ra hiến pháp, tam quyền phân lập, pháp trị trọng chứng hay trọng cung.
Chế độ độc tài bao giờ cũng tham nhũng, lạm quyền, bất công, đàn áp và thảm sát.
Để cho tham nhũng, lạm quyền, bất công,đàn áp và thảm sát xảy ra là vì dân không tạo ra được một thể chế để giám sát nó.
Những người có tư tưởng độc tài sẽ oán trách chính quyền và từ đó tạo ra một cái vòng luẩn quẩn khác nhưng những người hiểu biết thì nhắm vào dân để cái vòng luẩn quẩn này không tái lập lại.
Sau 20 năm có internet cái logic này đã có nhiều người Việt Nam biết nhưng đáng tiếc là họ chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi trong hàng chục triệu người chuyên đổ thừa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét