Thế chiến thứ II đã chứng kiến một số chính phủ lưu vong được thành lập và hoạt động phần lớn tại Âu châu. Trong số đó phải kể đến Pháp, Hòa Lan, Ba Lan, Tiệp Khắc, Na Uy, Luxemburg, Yugoslavia, Hy lạp, và Phi Luật Tân.
Trong giai đoạn hiện nay, vẫn có một số chính phủ lưu vong trên thế giới. Đáng nói đến là hai chính phủ lưu vong Tây Tạng và Miến Điện. Trung Tâm Hành Chánh Tây Tạng (Central Tibetan Administration – CTA) thường được gọi là chính phủ lưu vong Tây Tạng, được thành lập vào năm 1959 tại Dharamshala, Ấn Độ do Đức Dalai Lama thứ 14 lãnh đạo.
Chính phủ lưu vong Tây Tạng duy trì một số văn phòng ở nhiều thành phố và quốc gia khác nhau như New Delhi, New York, Geneva, Tokyo, London, Paris, Moscow, Canberra, và Budapest. Những văn phòng này hoạt động như tòa đại sứ không chính thức của chính phủ lưu vong Tây Tạng.
Chính phủ lưu vong là một tổ chức chính trị tự xem mình là một chính phủ hợp pháp nhưng không thể sử dụng quyền hạn hợp pháp của mình và phải cư ngụ trên một quốc gia khác. Những chính phủ lưu vong thường chuẩn bị một ngày nào đó có thể quay trở về quê hương của mình để giành lại quyền hành chính thức.
Từ 1975 đến nay Việt Nam đã có 4 chính phủ lưu vong nhưng đều không nhận được sự ủng hộ của người Việt đấu tranh trong nước.
-1/Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời (CPQGVNLT) do Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ (PTVNTDC) vận động thành lập vào năm 1990.Vì bạo bệnh, ông Nguyễn Trân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên xin từ nhiệm. Ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch PTVNTDC, cựu Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị VNCH, lên thay thế và chánh thức giữ tân thủ tướng kể từ ngày 16-2-1991
-2/Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do (CPCMVNTD) thành lập vào năm 1995. Một người có bí danh là Nguyễn Hoàng Dân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên. Tiếp theo là ông Nguyễn Hữu Chánh.
-3/Chính phủ lưu vong thứ ba do các Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu thủ tướng VNCH, Ông Nguyễn Văn Chức, cựu thiếu tướng và cựu thượng nghị sĩ VNCH, cựu thiếu Tướng Lý Tòng Bá, và Ông Hồ Văn Sinh, chủ tịch VNCH Foundation, vận động thành lập vào năm 2008 với danh xưng là chánh phủ VNCH
-4/Chính phủ lưu vong thứ tư vừa mới thành lập vào tháng 10 vừa qua dưới danh xưng Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH do khoảng 300 người tham dự một hội nghị họp tại Westminter, California lấy tên là Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại bầu ra. Ông Nguyễn Ngọc Bích, cựu Tổng Giám Đốc VNTTX, được nhiều phiếu nhất giữ chức chủ tịch.
-1/Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời (CPQGVNLT) do Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ (PTVNTDC) vận động thành lập vào năm 1990.Vì bạo bệnh, ông Nguyễn Trân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên xin từ nhiệm. Ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch PTVNTDC, cựu Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị VNCH, lên thay thế và chánh thức giữ tân thủ tướng kể từ ngày 16-2-1991
-2/Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do (CPCMVNTD) thành lập vào năm 1995. Một người có bí danh là Nguyễn Hoàng Dân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên. Tiếp theo là ông Nguyễn Hữu Chánh.
-3/Chính phủ lưu vong thứ ba do các Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu thủ tướng VNCH, Ông Nguyễn Văn Chức, cựu thiếu tướng và cựu thượng nghị sĩ VNCH, cựu thiếu Tướng Lý Tòng Bá, và Ông Hồ Văn Sinh, chủ tịch VNCH Foundation, vận động thành lập vào năm 2008 với danh xưng là chánh phủ VNCH
-4/Chính phủ lưu vong thứ tư vừa mới thành lập vào tháng 10 vừa qua dưới danh xưng Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH do khoảng 300 người tham dự một hội nghị họp tại Westminter, California lấy tên là Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại bầu ra. Ông Nguyễn Ngọc Bích, cựu Tổng Giám Đốc VNTTX, được nhiều phiếu nhất giữ chức chủ tịch.
Sở dĩ cả 4 tổ chức đều không có tiếng nói với người dân trong nước là vì họ đều đại diện cho VNCH, một nửa nước. Trong khi đó người Việt vốn chưa đoàn kết nghi ngờ lẫn nhau. Thành ra các tổ chức này không được các nhà đấu tranh gốc cộng sản ủng hộ. Ngay tại hải ngoại các tổ chức này cũng không gây được thanh thế lớn do thiếu tính chính danh và do ảnh hưởng từ hậu quả của Mặt trận Hoàng Cơ Minh thập niên 80, các tổ chức này cũng bị NVHN nghi ngờ được dựng nên để kiếm tiền.
Chính vì thế tổ chức thì có nhưng lãnh đạo thì không. Hiện tại Trung Quốc đã xâm chiếm lãnh thổ Việt nam ,cờ sáu sao đã xuất hiện nhưng phong trào đấu tranh bất bạo động trong nước vẫn như rắn mất đầu. Tổ chức Tập Hợp Quốc Dân Việt vừa ra đời kêu gọi tổng biểu tình đã bị nghi ngờ là tổ chức của ông Đào Minh Quân dù linh mục Nguyễn văn Lý một chức sắc công giáo đã đứng ra đảm bảo.
Khi chúng tôi nêu ra ý kiến thành lập một chính phủ dựa trên sự thừa kế chính phủ "Quốc gia Việt Nam" của cựu hoàng Bảo Đại lập tức có ý kiến cho rằng dựng lại một thây ma đã chết. Họ không hề hiểu rằng đây là chính phủ bị truất phế không chính danh và thật ra chưa hề chết. Chính phủ này có đầy đủ tính chính danh để đại diện cho cả dân tộc Việt Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh bất bạo động trong nước.
Tuy nhiên với tư duy chính trị hạn hẹp người Việt trong nước và hải ngoại còn lâu mới dẹp bỏ hiềm khích,nghi kỵ để cùng đứng chung một chiến tuyến.Bởi lẻ họ cho rằng người trong nước trực tiếp đổ xương máu,hy sinh không thể để NVHN về nước nắm quyền một khi cách mạng thành công. Nhưng nếu họ đứng ra lãnh đạo thì viện cớ đến cái nhà tù của cộng sản.
Nếu tất cả cùng tuân theo một hiệu lệnh toàn dân,một lời hiệu triệu chung thì chế độ cộng sản sẽ mất tính chính danh và chính phủ trong nước lập tức biến thành một thứ bù nhìn của Trung Quốc. Tất cả 90 triệu cặp mắt đều đổ dồn ra hải ngoại để hợp đồng xuống đường đình công,bất tuân dân sự,đánh chiếm các khu trung tâm. Lúc đó ngày tàn của chế độ độc tài cộng sản sẽ điểm.
Nhưng để làm được điều đó họ không còn là dân Việt - một dân tộc suốt đời chỉ biết làm sai chứ không thích làm đúng. Vì thế muôn đời họ vẫn muốn xóa đi làm lại để rồi xuống hố cả nút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét