Qua việc Nguyễn Viết Dũng viết một STT rút lui khỏi phong trào "đấu tranh dân chủ" trong nước tôi nghĩ tất cả các bạn nên bình tâm suy nghĩ và hãy khoan gán cho Dũng những danh xưng to tát. Theo cảm nhận trực giác và lý luận chính trị của tôi, Dũng không hề giống như Phan Anh, Lãng Anh... Chỉ có điều do hạn chế về tuổi đời Dũng đã suy nghĩ chưa thấu đáo và đôi lúc hành động bột phát,tự ái cá nhân và chán nãn khi "đấu tranh" phải đổi một cái giá khá đắt mà nhận lại chỉ là sự nghi ngờ. Đó là một năm trong nhà tù cộng sản, sau đó là sự lo toan của gia đình nhưng lớn nhất là sự ngờ vực của những người trong và ngoài nước.Điều đó khiến Dũng buông xuôi,từ bỏ những khát vọng,lý tưởng trước đây của mình.
Phân tích một cách khách quan bản chất của vấn đề tôi thấy thế này :vấn đề lớn nhất hiện nay trong tư duy chính trị của lực lượng đấu tranh đó là lầm lẫn giữa vấn đề dân tộc và dân chủ. Không biết cái nào nên làm trước cái nào nên làm sau nên mâu thuẫn trong hành động.
Như tôi đã nói trước đây, chủ nghĩa dân tộc,lòng yêu nước là cái mà chế độ độc tài thường hay lợi dụng để mê hoặc dân. Không thể có dân tộc,yêu nước dưới chế độ của Hitler, nhưng Hitler vẫn đem cái này ra để dân Đức chết thế trong chiến tranh thế giới thứ hai. Không thể có dân tộc,yêu nước dưới chế độ độc tài cộng sản. Nhưng cộng sản vẫn lợi dụng cái này để hàng triệu dân Việt Nam chết thay cho đảng cộng sản.
Do vậy bây giờ vẫn còn đó đảng cộng sản thì cổ vũ dân tộc,yêu nước cũng là vô ích. Nó chẳng khác gì chữa một con bệnh bị ung thư mà không dùng hóa trị để tiêu diệt tác nhân chính là sự di căn của các tế bào hoại tử. Vì vậy việc kỷ niệm,tưởng niệm 17/2, Gạc Ma nên để đến sau khi đất nước đã xóa bỏ sự cai trị của đảng CS. Còn bây giờ có kích thích lòng yêu nước thông qua những cái đó cũng vô ích khi đảng cộng sản đã ký 15 văn kiện và bán nước từ bên trong. Điều này cũng giống như việc anh ngăn bọn cướp đến nhà nhưng không hề diệt người đã dâng nhà cho giặc.
Vì vậy thay vì kỷ niệm, tưởng niệm Gạc Ma nếu Nguyễn Viết Dũng tổ chức tưởng niệm 170 ngàn nạn nhân đã chết vì "cải cách ruộng đất" hàng ngàn người dân Huế đã chết trong biến cố Mậu Thân 1968 thì màu áo quân phục VNCH mà Dũng mặc trên người sẽ lấp lánh hơn nhiều. Và có khi những giọt máu mà Dũng đổ ra không bị soi mói đến thế.
Cũng phải nói là cộng đồng NVHN đã quá khắt khe khi soi Dũng dù Dũng đã live stream. Nhưng tại sao khi Dũng mặc quân phục VNCH bị bắt một năm trước đó thì NVHN không ai nói gì, đa số đều ca ngợi. Những người nghi ngờ Dũng hôm nay lại là những người đã từng viết những bài báo bảo vệ Dũng trước luật rừng cộng sản, ca ngợi Dũng một năm trước đó trong đó có cả tôi.
Tuy nhiên Dũng lại phản ứng quá xốc nổi bằng những lời lẻ thái quá và phía bên kia cũng không kìm được sự tức giận trước lập luận của Dũng. Thành ra chiếc ly đã bể và các giọt nước tràn ra mà không thể hốt trở lại. Nếu cả hai phía đều cùng tỉnh táo mà nhìn lại bản chất của vấn đề thì đã không đi đến kết quả đường ai nấy đi. Dũng cũng nên thông cảm rằng để có sự nghi ngờ hôm nay NVHN cũng đã vấp phải những kẻ lừa đảo "đấu tranh dân chủ cuội" trước đó. Do vậy cũng như chuyện "nụ cười của nàng Bao Tự" trước kia, thật giả bị lẫn lộn. Khi quân lính kéo về cấp cứu kinh thành để nhận được một nụ cười của người đẹp thì lâu dần quân lính cũng nãn. Kết quả là khi kinh thành nguy cấp thật sự,vua nổi lửa đốt cầu cứu thì chẳng có ma nào thèm kéo quân về.
Đất nước Việt Nam hôm nay cũng vậy mà thôi. Dũng phải xác định rằng sự hy sinh của em,những giọt máu của em đổ ra là cho đất nước Việt Nam chứ không cho "Người Việt hải ngoại". Do đó khi em vì sự nghi ngờ của một số NVHN mà ngừng không đấu tranh nữa thì theo logic em không phải đấu tranh cho đất nước này.
Là môt người đã từng vào chung kết Đường lên đỉnh Olympya anh nghĩ em đủ thông minh để nhận ra điều đó. Em không đấu tranh để gia đình em khỏi lo hôm nay nhưng em lại để các thế hệ tương lai của em phải lo ngày mai. Joshua Wong dù ít tuổi hơn em nhưng suy nghĩ chín chắn hơn em nhiều.
Nhưng anh nghĩ so sánh em với Joshua Wong là hơi khập khiễng,là một đòi hỏi quá cao. Dù sao cũng gởi lại em bài thơ một năm trước khi em đang còn trong nhà tù CS. Những gì anh bỏ ra anh không hề lấy lại nhưng sự tiếc nuối thì vẫn còn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét