Chính quyền và báo chí đang phát sốt vì Việt Nam được chọn là một trong ba nơi làm phim trường chính cho bộ phim bom tấn
"Kong: Skull Island". Tất cả đang muốn làm một con khỉ to tại Hồ Gươm để ăn theo mà không hề biết đếm xỉa gì đến tiền "Bản quyền hình ảnh của Hollywood". Bản quyền là thứ mà Hollywood không dễ nhả với giá rẻ vì đây là con gà đẻ trứng vàng của họ.
Là người đã từng đặt chân đến phim trường của Hollywood và hiểu các xảo thuật điện ảnh của họ. Tôi hiểu Hollywood chọn Việt Nam là vì khung cảnh của Quảng Bình quá hoang sơ,chưa hề bị xáo trộn chứ họ thừa biết khả năng "trần oai khoai củ" khi làm việc với chính quyền Việt Nam. Đó là kinh nghiệm đã được rút ra từ quá khứ.
Cách đây 27 năm (khoảng 1990), đạo diễn Oliver Stone đã sang Việt Nam để xin chính thức quay bộ phim thứ 3 của ông về đề tài chiến tranh Việt Nam, “Heaven & Earth” (Trời và đất). Lúc ấy danh tiếng của Oliver Stone đang ở trên đỉnh cao, vì ông vừa mới đoạt giải Oscar lần thứ 2 với phim “Sinh ngày 4/7″. Ở đây mọi thứ đều suôn sẻ, ngoại trừ kịch bản có một vài chi tiết nhạy cảm liên quan đến hình ảnh của người lính cộng sản , khi Oliver được yêu cầu phải cắt, ông đã nửa đùa nửa thật rằng: “Ngay cả ở Mỹ, tổng thống cũng không được quyền đòi cắt kịch bản của tôi!”.
Tuy nhiên vì rất muốn quay một bộ phim tại chính vùng đất đã mang lại nhiều vinh quang cho mình, nên Oliver Stone chấp nhận sửa lại chứ không cắt. Tuy nhiên đề nghị này của ông không được chấp nhận. Thế là Oliver Stone, cùng các nhà sản xuất quyết định cầm hơn 30 triệu USD chuyển sang Thái Lan để làm giả bối cảnh Việt Nam!
Duyệt kịch bản và cấp giấy phép cũng là chuyện bình thường trên thế giới, nhưng một thời kỳ dài ở Việt Nam là điều khó hiểu đối với các đoàn phim nước ngoài, kể từ sau vụ bộ phim Hong Kong đầy tai tiếng “Yêu tiếng hát Việt Nam” – khiến hàng loạt quan chức bị kỷ luật ở cuối thập niên 1980. Kịch bản nước ngoài xin phép sản xuất tại Việt Nam đều phải duyệt càng lúc càng khó khăn, chỉ cần có chi tiết dễ liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm, là phải sửa hoặc “stop”. Nhưng có lẽ điều khiến các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam sợ nhất là thời gian chờ đợi để có giấy phép. Không ít dự án phim bị “chìm xuồng” vì chờ duyệt không nổi. Đồng tiền của nhà sản xuất phải luân chuyển để đầu tư vào chỗ khác! Nguyên do chậm thì nhiều, nhưng có lẽ bắt nguồn từ năng lực thẩm định, qua ý kiến của nhiều người vì… sợ trách nhiệm!
Trong lịch sử làm dịch vụ phim nước ngoài, Việt Nam chưa bao giờ xem việc chào đón các dự án phim nước ngoài đến quay tại Việt Nam như một cơ hội làm ăn và quảng bá hình ảnh đất nước, mà luôn đối xử với họ như kiểu… ban ơn! Năm 1999, bộ phim “Going Back” (sau này công chiếu đổi lại thành “Under Heavy Fire”) đã được cấp phép quay tại Việt Nam, nhưng lại bị “sao quả tạ” chiếu vào! Đây là phim chiến tranh, các loại đạo cụ súng ống hạng nặng Việt Nam không có, phải nhập vào từ nước ngoài thì các cấp có trách nhiệm ngại ngùng, phải đi lòng vòng xin phép các nơi cực kỳ mệt mỏi. Đến khi họ không thể chờ đợi và chấp nhận sử dụng quân khí trong nước, thì riêng việc xin phép đi tham quan tại các bảo tàng quân sự cũng phải chờ sự chấp thuận của… Bộ Quốc phòng! Rốt cuộc đoàn “Going Back” đã kéo sang Philippines quay và không hẹn ngày trở lại .
“James Bond” là loạt phim nổi tiếng nhất thế giới. Nhân vật điện ảnh bất tử này tồn tại đã trên nửa thế kỷ mà vẫn luôn ăn khách. Đặc điểm của phim “007″ là quay ở nhiều nước. Họ đến quay ở đâu, danh tiếng của bộ phim là đảm bảo bằng vàng cho du lịch ở đó phát triển. Việc “James Bond 007″ “mở hàng” cho một bộ phim Mỹ đầu tiên quay tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cả Hollywood, bởi lúc ấy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ mở ra một cơ hội tốt cho các bên và điện ảnh là cú hích hàng đầu. Thậm chí khi nghe “007″ chuẩn bị ở Việt Nam, vợ chồng Tom Cruise và Nicole Kidman đang đi du lịch ở châu Á, đã bí mật ghé sang Việt Nam để gặp gỡ các nhà sản xuất…
Bộ phim lúc ấy chưa có tên chính thức, chỉ có tên tạm đặt là “Bond 18″. Vì tính chất quan trọng của bộ phim nên việc duyệt và cấp phép phải có sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngày nhận được quyết định chính thức, cả đoàn Bond đã khui champagne ăn mừng và lập tức triển khai rầm rộ. Họ dự định sẽ quay 3 tuần và chuẩn bị trong 3 tháng, chỉ cho một trường đoạn hấp dẫn nhất của phim: Cảnh rượt đuổi bằng xe máy BMW phân khối lớn giữa Pierce Brosnan, Dương Tử Quỳnh và những kẻ xấu.
Ngoài ra còn thêm một vài cảnh quay ở Vịnh Hạ Long. Dự kiến họ sẽ tiêu tốn khoảng 5 triệu USD chỉ trong vài tháng ở Việt Nam. Mọi việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày định mệnh đến. Buổi sáng hôm ấy vừa có thêm giấy phép chấp thuận từ Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thì ngay chiều hôm đó, một công điện khẩn từ Cục Điện Ảnh gửi vào buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động của đoàn Bond 18 tại Việt Nam, mà không đưa ra một lời giải thích! Sự kiện Việt Nam từ chối Bond 18 đã gây chấn động Hollywood và làm cả châu Á phải tiếc nuối, trừ Thái Lan… “vô tình lượm được cái bình!”. Một nhà sản xuất phim người Philippines bình luận về sự kiện này: “Có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới “dám” nói không với James Bond.
Kong: Skull Island được quay tại Việt Nam vào tháng 2/2016. Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và đoàn làm phim lựa chọn bối cảnh nhằm tạo sự khác biệt, không gian mới mẻ cho siêu phẩm về “vua khỉ”. Nội dung phim theo chân một đoàn thám hiểm tới khám phá hòn đảo bí ẩn với nhiều loài sinh vật kỳ lạ.
Nữ diễn viên Brie Larson nói lý do chọn Việt Nam là cảnh quan độc đáo và chưa bị xáo trộn nhiều. Chia sẻ về thách thức khi ghi hình ở Việt Nam, tài tử Samuel L. Jackson nhớ đến việc di chuyển từ nơi ở đến điểm quay. Diễn viên nói: “Có những ngày, chúng tôi phải đi xuồng do các cô gái nhỏ bé chèo để băng qua núi và hang động.
Với Tom Hiddleston, cảnh quay khó khăn nhất là ở một đầm lầy. “Suốt mười ngày, hôm nào chúng tôi cũng phải chạy trên một đầm lầy rất lạnh. Và để giữ tính liên tục trong các cảnh quay, ngày nào mọi người cũng phải ướt với mức độ giống nhau”.
Như vậy có thể thấy rằng vì tên phim là "Đảo đầu lâu" " nên phải chọn một xứ sở hoang sơ giống với thời tiền sử. Chọn Quảng Bình Việt Nam thì đoàn làm phim cũng phải ngoại giao nói khéo để chính quyền Việt Nam cho sử dụng làm phim trường. Thế nhưng ngay chính tên phim cũng đã chửi khéo cái nơi được chọn làm phim trường rồi.
Thế nhưng báo chí Việt Nam vẫn chẳng hề xấu hổ vẫn tha hồ giựt tít: Việt Nam là bối cảnh hoàn hảo cho phim Kông : Skull Island". Chẳng khác gì tự chửi mình : Việt nam là bối cảnh hoàn hảo cho khỉ ở.
Xét trong quá khứ làm phim của Hollywood và đời sống hiện tại thì điều đó rất đúng. Chẳng thế mà chính quyền Việt Nam đang làm một con khỉ thật to ngay tại Hồ Gươm để báo với thế giới về "Xứ khỉ" của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét