Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

TẠI SAO MUỐN THAY ĐỔI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ, GIÀNH QUYỀN TỰ QUYẾT VỀ TAY NHÂN DÂN CẦN PHẢI ĐOÀN KẾT DƯỚI LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ ?

Vì đó là lá cờ của "QUỐC GIA VIỆT NAM" , một chính phủ tồn tại rất ngắn ( thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1949 và cáo chung vào ngày 26 tháng 10 năm 1955) nhưng đại diện cho dân tộc Việt Nam khắp ba miền Bắc Trung Nam.
Cho đến nay không có bất kỳ một chính phủ nào chính danh đại diện cho đất nước Việt Nam bằng "Quốc gia Việt Nam"
Vì sao?
- Việt Nam dân chủ cộng hòa : do cướp chính quyền mà có. Đó là một cuộc cách mạng từ dân chủ sang độc tài. ( Chính phủ Trần Trọng Kim là nền quân chủ lập hiến- một thể chế dân chủ ngày nay trên thế giới)
- Việt nam Cộng Hòa: Chỉ được thành lập qua một cuộc trưng cầu dân ý của nhân dân miền Nam vì vậy không đại diện cho cả nước Việt Nam.
Tại sao "Quốc gia Việt Nam" có tính chính danh nhất ?
Về mặt hình thức, Quốc gia Việt Nam là nước quân chủ lập hiến, bởi vì vai trò của hoàng tộc Nguyễn được phục hồi nguyên vẹn, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc được toàn quyền đề cử người nắm giữ vai trò nguyên thủ quốc gia (tức là sự thế tập), chỉ riêng tước vị hoàng đế (empereur) được đổi thành quốc trưởng (chef d’État). Quốc trưởng có quyền ban bố các đạo luật và ân xá tù nhân, đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội. Chính thể Quốc gia Việt Nam không có quốc hội và hiến pháp nhưng vẫn có một chính phủ để điều hành đất nước. Chính phủ Quốc gia Việt Nam bao gồm Hội đồng Tổng trưởng (Nội các) và Hội đồng Cố vấn với người đứng đầu là Thủ tướng (Nội các Tổng trưởng), các quan chức chính phủ đều do Quốc trưởng bổ nhiệm. Như vậy, việc không có tam quyền phân lập (lập pháp – hành pháp – tư pháp) và trao quá nhiều quyền hạn cho Quốc trưởng đã khiến hoàng tộc Nguyễn đứng ở vị thế lấn át các phe phái khác; chắc rằng về lâu dài đây sẽ là mầm mống phát sinh những mâu thuẫn xã hội, khi mà năng lực chính trị của quần chúng không được thừa nhận xứng đáng.
Về mặt danh nghĩa, căn cứ vào Hiệp ước Vịnh Hạ Long (Accords de la baie d’Along, 5.6.1948), chính phủ Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập và được thống nhất bởi các lãnh thổ: xứ Bắc Kỳ, Đế quốc Đại Nam (xứ Trung Kỳ), Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ (xứ Nam Kỳ). Còn theo Hiệp ước Élysée (Élysée Accords, tháng 1 năm 1949), Việt Nam là một thành viên của khối Liên hiệp Pháp (Union française). Và như vậy, đây có thể xem là một bước tiến trong quan điểm của chính phủ Pháp về tình trạng chính trị của Việt Nam, bởi trước đó (Hiệp định sơ bộ ngày 6.3.1946) Việt Nam chỉ được coi là một “quốc gia tự do” trong Liên bang Đông Dương (trực thuộc Liên hiệp Pháp) với lãnh thổ chỉ gồm xứ Trung Kỳ và một phần xứ Bắc Kỳ (các khu tự trị Thái, Nùng không được coi là thuộc Việt Nam). Điều đó cũng cho thấy, người Pháp có cố gắng sửa đổi cách nhận diện về tình hình Việt Nam – khi mà người dân đã ý thức được quyền làm chủ vận mệnh quốc gia của mình cũng như không còn chấp nhận phải sống dưới các chính thể yếu đuối, tràn ngập nỗi bất an.
Về mặt thực tế, kể từ ngày 14 tháng 6 năm 1949 cho đến ngày 21 tháng 7 năm 1954 (thời điểm Bắc phần vĩ tuyến 17 được chuyển giao cho chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), chính thể Quốc gia Việt Nam là đại diện của toàn dân Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Cũng cần lập luận rằng, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (thành lập ngày 28.8.1945) thực tế đã giải tán vào khoảng tháng 2 năm 1947 – khi mà quân đội Liên hiệp Pháp đẩy được lực lượng quân sự của chính phủ Việt Minh lên vùng sơn cước Việt Bắc. Về mặt pháp lý, do những thỏa thuận đã ký kết trước đó với chính phủ Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thành viên của khối Liên hiệp Pháp, cho nên khi đã chọn phương thức phản đối bằng vũ trang thì tức là đặt mình vào thế bất chính đáng. Bức tối hậu thư chiều 18.12.1946 của chính phủ Pháp có thể hiểu là một cảnh báo cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không nên vượt quá giới hạn những cam kết. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, chiến sự vẫn bùng nổ mà phía khơi mào là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng nghĩa những thỏa ước đã bị xé bỏ. Cũng vì thế, khó mà nhận định cuộc chiến tranh Đông Dương là tình thế bất khả kháng; người Việt Nam hoàn toàn có thể chọn giải pháp hòa bình và tiến tới độc lập một cách chậm rãi, thay vì giành độc lập ngay tức khắc bằng con đường đẫm máu. Trước khi Hiệp định Genève được ký kết (21.7.1954), Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được bất cứ quốc gia nào công nhận, mặc dù tuyên bố là đại diện chính đáng của nhân dân ba kỳ nhưng thực tế tổ chức Việt Minh chỉ kiểm soát được vùng sơn cước Đông Bắc và một số chiến khu rải rác không đáng kể, tình trạng tài chính và quân sự cũng rất bấp bênh. Đối với chính phủ Quốc gia Việt Nam, tổ chức Việt Minh bị đưa ra ngoài vòng luật pháp, thậm chí những người cộng tác với Việt Minh có thể bị kết án theo mức nặng nhẹ; một số báo chí đương thời gọi lực lượng Việt Minh là “phiến quân”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét