DÂN TỘC VIỆT NAM ĐANG CẦN MỘT CON ĐƯỜNG, MỘT PHƯƠNG THỨC LẬT ĐỔ ĐỘC TÀI ĐỂ ĐEM LẠI PHÚC LỢI XÃ HỘI HƠN LÀ CẦN NHỮNG QUÁN CƠM TỪ THIỆN VÀ NHỮNG GÓI MÌ TÔM.
Người xưa có câu: Thiện không đúng thì sẽ thành Ác. Tình thương yêu của con người vốn trân quý, phải sử dụng đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Giờ thì tôi hiểu tại sao bố mẹ tôi từng ngăn cản tôi cho tiền ăn xin.
Khi tôi còn bé, mỗi lần đi chợ thay mẹ, tôi thường tạt qua một gốc cây ở ngã ba đường. Chỗ đấy, luôn luôn có 3-4 người ăn xin. Tôi qua, lấy tiền chợ mẹ đưa, đưa cho họ một chút. Mẹ biết nhưng không nói. Một lần mẹ bảo: Chưa chắc cách ấy đã tốt đâu con. Tôi cho rằng mẹ hẹp hòi, tiếc tiền nên vậy. Cái thói quen cho tiền ăn mày còn theo tôi khá lâu: Ở bất kỳ đâu, cứ có ăn mày xin là tôi cho, nhất là người già và trẻ con. Tôi quen với khái niệm hóa duyên, bố thí. Nhiều lúc, tôi lại cảm ơn họ vì họ hóa duyên tôi, giúp tôi tạo công đức.
Một lần, tôi đi với ba. Khi hai cha con đang uống cafe, có cậu bé ăn xin tới. Tôi định cho nhưng bố ngăn lại. Ba hỏi nó quê quán ở đâu, cha mẹ thế nào, sao lại đi xin. Thằng bé khá kiên nhẫn trả lời, còn tôi thì mất dần kiên nhẫn. Cuối cùng, bố tôi nói: Bác mua cốc nước cho cháu uống, bác nghĩ rằng cháu nên quay về nhà và tiếp tục đi học, không học được thì làm việc, cháu sẽ vất vả hơn, nhưng sẽ thấy vui hơn vì không phải sống dựa vào tình thương của người khác. Tôi buồn lắm vì thấy bố thật nhẫn tâm.
Ba bị bệnh. Tôi không biết làm sao. Tôi đi tìm thầy thuốc nhưng ba lại gạt đi. Ba nói: để bố về quê, có họ hàng, làng xóm, điều chỉnh ăn uống, tập thể dục, rồi sẽ ổn. Bệnh là do mình thì tự điều chỉnh. Nếu coi bệnh là nghiệp, chả lẽ vài viên thuốc và lòng tốt của bác sỹ lại cải nghiệp được hay sao? Thế là bố về quê. Sau vài tháng, bố khỏi bệnh.
Tôi luôn nghĩ rằng làm việc thiện là phải tích cực giúp kẻ khác. Gặp ăn xin thì phải cho tiền, gặp kẻ bệnh tật thì giúp trị bệnh, gặp kẻ khốn khó thì phải hỗ trợ, càng làm nhiều việc giúp đỡ người khác là càng tốt…. Tôi đã từng làm thế và cứ cái gì giúp được ai là tôi làm. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, những người tôi giúp, họ vẫn thế, vẫn ăn xin, vẫn nghèo đói, vẫn ốm yếu. Làm như thế liệu có đúng không?
Tôi đã đi tìm hiểu để có lời giải về cái ý nghĩa nguyên thủy của làm việc thiện. Con người, vạn vật đều có nghiệp, quá trình sống là quá trình tạo nghiệp và trả nghiệp. Nghiệp là quy luật của vũ trụ, nó chịu tác động từ những việc ta làm, những lời ta nói và ngay cả trong ý nghĩ của ta.
Nếu ta cho rằng việc ta đem cho tiền người ăn mày kia sẽ làm cho cả ta và họ đều tốt lên, có thể giúp họ tiêu trừ nghiệp lực, vậy tại sao Đấng Toàn năng không phân phát của cải rộng khắp cho con người trên thế gian để mọi người cùng sung sướng tận hưởng; sao Thần Phật với quyền năng rộng lớn như vậy lại không chuyển hóa nghiệp lực, giải trừ bệnh tật cho toàn nhân loại?
Và bạn hãy nghĩ xem, nếu có một người đau khớp, chỉ nằm ngồi trong nhà, bạn sẽ giúp họ bằng cách nào? Nếu bạn cho họ thuốc,uống vào, họ sẽ hết đau, nhưng rồi lại đau lại nếu hết thuốc. Rốt cục, sự giải thoát khỏi nỗi đau đớn một cách nửa vời bằng thuốc này sẽ chỉ trì hoãn cái đau đớn, và rồi lại làm người ta phải chịu đau lâu hơn. Ta nên làm gì?
Sau một thời gian tìm hiểu và bước vào tu luyện Đại Pháp, tôi đã hiểu rằng việc thiện lành mà bạn nên làm là giảng giải để họ hiểu thế nào là nghiệp bệnh, cách thức để tiêu trừ nghiệp bệnh…, và từ đó, họ tự giác thực hành theo phương pháp đó. Họ tin và làm theo chỉ dẫn, tu sửa cả tâm tính lẫn mệnh của mình, họ ắt khỏi bệnh, và sẽ khỏe lên. Đấy mới là giúp căn bản, lâu dài, dứt điểm.
Vậy nên mới nói: Đó là từ bi nhất, là việc thiện nhất mà chúng ta nên làm. Cần giúp họ hiểu, chỉ dẫn cho họ một con đường đi, chứ không chỉ là giúp đỡ họ một chút vật chất nhỏ nhoi. Khi nào họ hiểu căn nguyên vấn đề, và tự nỗ lực khắc phục, đấy mới là cái giúp đỡ rốt ráo.
Người xưa có câu: Thiện không đúng thì sẽ thành Ác. Tình thương yêu của con người vốn trân quý, phải sử dụng đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Giờ thì tôi hiểu tại sao ba mẹ tôi từng ngăn cản tôi cho tiền ăn xin. Ba mẹ đã hiểu cái gốc của chữ Thiện, mặc dù, chưa một lần bố mẹ được nghe hay biết về Đại Pháp.
Tôi ngộ ra lý do tại sao khi đắc Pháp, Phật Thích Ca lại thốt lên rằng: tất cả chúng sinh đều có tính Phật. Nhưng mỗi chúng ta lại đang bị bụi đời che mờ. Có người tự giác ngộ được chút xíu, vô thức, như bố mẹ tôi chẳng hạn. Đại bộ phận đều không, đều bị cái giáo lý vốn không còn phù hợp mê hoặc. Có bệnh thì hãy tự tìm căn nguyên và tu sửa tâm tính mình để chữa. Có vô minh thì hãy tự tu luyện để vén bụi mờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét