Khi một nền dân chủ thắng thì toàn bộ nhân dân đều thắng. Khi một chế độ độc tài thắng thì chỉ nhà độc tài và tầng lớp được nhà độc tài này ban ơn thắng mà thôi.
Chiếc ghế tổng thống trong các thể chế dân chủ như ở Mỹ đôi khi được quyết định bởi một tiểu bang hoặc một sắc dân trong một tiểu bang đó. Chẳng hạn có thể là Pennsylvania, Virginia hay Florida... Trong Floria thì đó là sắc dân Cuba. Đó là do nguyên tắc cân bằng . Khi số phiếu ở các tiểu bang khác cân bằng giữa hai bên thì chính sự thắng bại ở những tiểu bang trung gian lại quyết đinh đến thắng bại chung cuộc. Do vậy từ một sắc dân tị nạn công sản tiếng nói của dân Cuba đôi lúc lại có tiếng nói mạnh mẽ ở chính trường Mỹ và cả thế giới. Do vậy các ứng cử viên Mỹ khi tranh cử không thể không hứa hẹn các chính sách can thiệp vào Cuba để lấy lòng sắc dân này nhằm thu phiếu. Và khi khi đắc cử rồi thì không được nuốt lời.
Tương tự trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 nếu đó là một chế độ độc tài này thay một chế độ độc tài khác thì dân công giáo di cư đã bị dìm xuống bùn đen . Vì sao? Vì họ là bên thất bại. Biến cố Phật Giáo 1963 đã nhấn chìm chế độ độc tài nhà Ngô xuống bùn đen. 6 cuộc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức và 5 hòa thượng nữa đã đánh động đến lương tâm toàn nhân loại, ngay cả Tòa thánh Vatican cũng không đứng về phía nhà độc tài này. Và kết quả của cuộc đảo chính là phía Phật Giáo thắng.
Nhưng không giống như sau ngày 30/4/1975 phe thua là công giáo không bị trả thù , đày ải bởi các chính sách của một chính phủ mới thuộc "Bên thắng cuộc". Điều mà cộng sản đã làm với quân dân cán chính của VNCH sau năm 1975.
Đó là vì khi nền dân chủ thắng thì họ cũng là bên thắng cuộc mặc dù họ là bên được nhà độc tài bao che thiên vị. Chế độ dân chủ chỉ xét theo lý tính chứ không theo cảm tính.
Sau khi bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất lịch sử Việt Nam đi vào ứng dụng thì không phải người Mỹ quyết định chiếc ghế tổng thống của chính trường miền Nam mà là đồng bào Công giáo ở Biên Hòa , Đồng Nai có gốc từ Bùi Chu , Phát Diệm.
Vì sao ? Vì họ cũng giống như sắc dân Cu Ba ở Mỹ. Khi 4 triệu phiếu cử tri toàn miền Nam không nghiêng về bên nào thì phiếu của đồng bào Công giáo Biên Hòa , Đồng Nai lại quyết định chức tổng thống.
Do vậy các chính trị gia ở miền Nam trước 1975 mỗi lần đến bầu cử là đến vùng này để thăm dò ý của các cha xứ phụ trách các giáo phận.Bởi mỗi sáng chủ nhật các cha hay giảng chính trị. Ý của các cha nghiêng bên nào là giáo dân bỏ phiếu bên đó. Từ quyền lực của lá phiếu dân Công giáo thua cuộc bỗng nhiên thành bên thắng cuộc. Tất cả hai phe trên chính trường miền Nam đều phải ra các chính sách có lợi cho công giáo để tranh thủ số phiếu thường mang tính quyết định này.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao cuộc bầu cử 1967 có 11 liên danh nhưng không có liên danh nào của phía Phật Giáo thắng cử mà lại liên danh của ông Thiệu, một người Công giáo . Đó là cách mạng dân chủ không mang đặc quyền đặc lợi cho bất kỳ bên nào mà tuân theo những quy luật khách quan.
Nói người Mỹ giựt dây cuộc bầu cử 1967 là luận điệu của cộng sản. Nếu đó không phải là quyền tự quyết của dân miền Nam dưới sự giám sát quốc tế thì không thể lừa được thành phần trí thức miền Nam.
Bởi vậy đôi khi nói do nhận thức thấp kém một bộ phận không nhỏ dân Công giáo vẫn không thấy các tướng lĩnh miền Nam đã đưa họ từ thân phân nô lệ , chờ ban ơn mưa móc của một chế độ đôc tài lên thân phân làm vua, có thể quyết đinh chiếc ghế tổng thống dân chủ. Họ không cần chờ chế độ ban ơn mà chính quyền phải đến phục dịch để chờ họ ban ơn.
Nhưng do tư duy nô lệ họ làm gì biết đến điều đó . Ngày nay cứ đến 30/4 họ lại ra rả chửi những vị tướng đã mang lại cho họ một miền Nam dân chủ, tự do, nhân quyền... đưa họ từ thân phận di cư, sống tạm lên thân phận là những người chủ thực sự của miền Nam thể hiện qua quyền lực của lá phiếu.
Bởi vậy nói như Einstein là đúng " Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét