Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

TÍNH CHÍNH DANH CỦA MỘT CHẾ ĐỘ.

Dưới các triều đại quân chủ ngày xưa, không phải ai lên làm vua cũng được thần dân tuân phục, răm rắp nghe lời. Muốn " mưu bá, đồ vương" thì phải có tính chính danh. Bởi vậy mỗi khi có một cuộc tạo phản chống lại triều đình thì lực lượng khởi nghĩa phải tìm cho được một hoàng thân , quốc thích để nói với bá tánh thiên hạ rằng" quân ta không phải thảo khấu, phản loạn mà là dựng cờ khởi nghiệp "thuận lòng trời, hợp ý dân" , có như thế nhân tài hào kiệt mới theo về.
Nếu không có con cháu vua(đôi khi còn đang nằm nôi) thì đa số đều lên ngôi vua sau khi lãnh đạo nhân dân đánh tan một đội quân ngoại xâm nào đó.Do thế trong 13 nước giáp với Trung Quốc hào kiệt Việt Nam thích bị Trung Quốc đánh nhất. Bởi mỗi lần Trung Quốc đánh Việt Nam là có một triều đại quân chủ mới ra đời. Kết quả chiến tranh chỉ có dân chết chứ vua không chết.Nắm bắt điều này nên nhà đấu tranh dân chủ Nguỵ Kinh Sinh của Trung Quốc đã bắt đươc thóp của chế độ CSVN" Đánh nhau với Trung Quốc dù thất bại chế độ CSVN vẫn thu được một mối lợi lớn đó là làm tăng tính chính danh của đảng CS trong mắt người dân".
Cần thiết phải "đánh ngoại xâm" để tạo tính chính danh nên đôi khi không có ngoại xâm CSVN cũng phải mời "ngoại xâm " về để đánh. Chẳng hạn năm 1946, nếu để quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật thì Việt Nam sẽ có một chính phủ đa đảng. Và Pháp sẽ không có điều kiện quay lại đánh nhau với Việt Minh khiến hàng vạn người chết trong 9 năm "kháng Pháp". Vậy nên Hồ đã phải ký hòa ước 6/3 , bịa ra ngày sinh nhật giả 19/5 để đón chào quân Pháp sau đó đánh nhau với "giặc ngoại xâm " giả này dù ông giặc này đã hình thành chính phủ Nam Kỳ tự trị và sau đó trao trả độc lập cho "quốc gia Việt Nam" năm 1950.
CSVN cũng bịa ra Mỹ là giặc ngoại xâm dù chúng vào xâm lược miền Nam trước, Mỹ vào sau để bảo vệ "Quốc gia Việt Nam" đã được Pháp trao trả. Do vậy có thể nói để chính danh nắm quyền lãnh đạo độc nhất đảng CSVN đã không ngại hy sinh hàng triệu người vào các cuộc chiến tranh "chống ngoại xâm" giả tạo, những cuộc chiến hoàn toàn có thể tránh được vì các quốc gia theo dân chủ không bao giờ đi xâm lược các quốc gia khác để phải chia sẻ miếng bánh phúc lợi từ nền kinh tế của họ cho dân các nước độc tài.
Tuy nhiên sau này dân Việt đều không bao giờ đặt câu hỏi là do đâu mà CSVN có thể lãnh đạo nhân dân hoặc do đâu mà Ngô Đình Diệm có thể làm tổng thống ?
Đối với thể chế dân chủ , tính chính danh được xác định bằng yếu tố : dân bầu. Bất cứ ai mà dân không bầu đều phản dân chủ và không có tính chính danh.Và những chế độ này đều dùng hiến pháp như vật trang sức để bịp dân.
Bên cạnh đó chúng dùng các hình thức bịp dân sau đây để tạo nên tính chính danh giả tạo :
-Thứ nhất, các cuộc bầu cử, dù bầu cử một đảng, đôi khi không có tính cạnh tranh hay ‘gian lận’, được sử dụng để mang lại cho chế độ một bộ mặt dân chủ, giúp không những tạo ra ấn tượng về sự ủng hộ của người dân, mà còn khiến người dân đi đến chấp nhân chế độ (một cách hình thức). Công cụ chính danh này được sử dụng trong các chế độ Phát xít ở Đức và Ý, cũng như trong các nhà nước độc đảng ở Châu Phi và các chế độ cộng sản.
- Thứ hai, các chế độ phi dân chủ tìm cách củng cố tính chính danh dựa trên khả năng nâng cao tiêu chuẩn sống, trật tự cộng đồng, cải thiện giáo dục và phúc lợi, và .vv. Như chúng ta thấy, các chế độ cộng sản tập trung vào việc cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội cho người dân (để duy trì tính chính danh), chiến lược này được thực hiện ở Trung Quốc thông qua duy trì một mức độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Thứ ba, tính chính danh về mặt ý thức hệ được sử dụng để, hoặc củng cố quyền cai trị của nhà lãnh đạo, giới quân đội, hoặc đảng phái, hoặc thiết lập các mục tiêu và nguyên tắc rộng hơn mà qua đó mang đến một cảm quan về tính chính danh của chế độ.
Ba yếu tố này là các luận điểm mà các dư luận viên cộng sản hay DLV nhà Ngô hay lợi dụng để bào chữa cho các chế độ độc tài của họ. Đôi khi một nhà đấu tranh dân chủ chống chế độ độc tài cộng sản nhưng lại làm dư luận viên bảo vệ cho chế độ độc tài nhà Ngô.
Đó là sự mâu thuẫn, phi logic chỉ có trong tư tưởng chính trị "cao siêu" của dân Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét