Sáng nay ngủ dậy có đọc một STT viết như thế này :
"Nhiều luật sư biết rõ thân chủ mình là tội phạm nhưng vẫn gân cổ lên cãi không tội?. Đấu tranh cho công bằng xã hội, cho sự thật khách quan và đạo đức LS là như thế sao?".
"Nhiều luật sư biết rõ thân chủ mình là tội phạm nhưng vẫn gân cổ lên cãi không tội?. Đấu tranh cho công bằng xã hội, cho sự thật khách quan và đạo đức LS là như thế sao?".
Đây là một suy nghĩ không đúng trong một xã hội pháp trị. Và đây cũng là nhập nhằng trong tư duy của người Việt Nam chúng ta hiện nay. Không trách là STT này được nhiều người hưởng ứng.
Phân tích kỷ ta thấy thế này : vai trò của luật sư trong một xã hội pháp trị là gì ? Là biện hộ cho nghi can để giúp bồi thẩm đoàn tìm ra sự thật. Bên cạnh luật sư còn có vai trò của biện lý. Biện lý là bên phản biện lại các luận điểm của luật sự để buộc tội bị cáo. Ngược lại luật sư cũng làm như vậy để tạo ra tranh luận bằng chứng cớ trước tòa. Từ đó công lý được soi sáng.
Một nghi phạm giết người bị bắt rành rành ngay tại hiện trường với tang vật chứng đầy đủ. Nhưng đôi khi vẫn bị oan như thường, vì thủ phạm đích thực giết người xong có thể gọi một người bạn ,người quen đến hiện trường để làm kẻ chết thay.Có nhiều người không biết chuyện gì, thấy xác chết nằm đó chạy tới coi xem đã tắt thở chưa , tức thì để lại dấu tay trên hiện trường và có khi cả trên hung khí.
Vậy thì khi quan tòa chưa gõ búa phán xử thì nghi phạm vẫn chưa bị biến thành tội phạm. Nếu nói rằng luật sư biết rõ người mình bào chữa là thủ phạm là không đúng. Bởi như thế theo logic luật sư đã biến thành quan tòa.Trước khi xử án quyền suy đoán vô tội của nghi phạm là một quyền tự nhiên của con người. Anh ta chỉ bị kết tội khi có đầy đủ bằng chứng chống lại anh ta khiến sự suy đoán vô tội ấy bị vô hiệu.
Nếu cho rằng luật sư biết rõ thân chủ mình phạm tội mà vẫn ra tay bào chữa là vi phạm đạo đức thì trên thế giới này đã có quá nhiều vụ án không cần đến luật sư khi bắt thủ phạm ngay tại hiện trường. Và rất nhiều luật sư đã không nhận bào chữa cho nhiều vụ án mà công luận phẫn nộ vì thủ phạm đã ra tay quá tàn ác.
Một luật sư chỉ biết chắc nghi phạm là hung thủ khi và chỉ khi ông ta trực tiếp chứng kiến nghi phạm đó ra tay gây án. Khi đó ông ta sẽ không còn là luật sư bào chữa cho nghi phạm nữa mà đã chuyển sang làm nhân chứng buộc tội cho bên biện lý.
Vụ án đánh bom giết người tại rạp chiếu phim Aurora , Denver cách đây mấy năm giết chết 12 người và thủ phạm bị bắt ngay tại hiện trường với bằng chứng đầy đủ. Nhưng luật pháp nước Mỹ cũng phải mất hơn 3 năm với hàng chục phiên tòa để xét xử, hàng chục luật sư đã vào cuộc để cãi cho nghi phạm. Thẩm phán , biện lý của Denver đã có một câu nói nổi tiếng" Tội ác dù có ghê ghớm đến đâu cũng phải có quyền được xét xử một cách công minh trong một nền tư pháp độc lập".
Đừng bao giờ nghĩ rằng một luật sư tài giỏi có thể cãi trắng án cho một thủ phạm bị bắt gặp tại hiện trường là luật sư đó không có đạo đức. Nó cũng giống như việc trách một bác sĩ là tại sao nó là một tên cướp , giết người sao không để cho nó chết đi, tại sao phải cấp cứu giải phẫu chi cho mất công vậy. Luật sư cũng giống như bác sĩ họ chỉ trưng bằng chứng gỡ tội ra trước tòa chứ họ không có quyền kết luận. Họ không cần biết thân chủ của họ là ai cũng như bác sĩ cũng không cần biết bệnh nhân của họ là ai. Cả hai đều chỉ có một nhiệm vụ là cứu người .Anh ta chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp của mình, vai trò của mình trong cả nền tư pháp. Nếu đích thực đó là thủ phạm được phóng thích thì phải nên trách bên phía biện lý đã không tìm được bằng chứng để buộc tội.
Tuy nhiên tội phạm chỉ có thể trốn tránh pháp luật trong một phiên tòa chứ không thể trốn tránh suốt đời. Khi có đầy đủ bằng chứng anh ta vẫn có thể bị bắt lại và bị đóng đinh trong các phiên tòa sau như thường.
Do đó không thể trách luật sư bởi nhiệm vụ của họ là bào chữa cho bất kỳ nghi phạm nào. Nếu để lọt tội phạm thì chỉ có thể trách cả nền tư pháp thiếu công chính. Đó là các nền tư pháp không độc lập trong các thể chế chính trị độc tài. Tất cả đều bị mua chuộc bằng tiền hoặc bằng các mối quan hệ.
Ở các nền tư pháp này không có khái niệm luật sư đích thực mà chỉ có cái gọi là "luật sư" mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét