Có vài người Việt, vì sống quá lâu trong cuộc chiến Việt Nam, do lòng căm thù cộng sản còn sâu đậm, nên khi sang Hoa Kỳ họ vẫn còn bị tác động tâm lý này ảnh hưởng khi nhìn nhiều vấn đề khác. Nhất là chuyện chính trị tại một nước quá lớn, và quá mới đối với họ. Dù họ có sống mấy chục năm cũng chưa chắc đã quen. Một ví dụ, họ không hiểu tại sao tổng thống Mỹ phải qua hai cuộc bầu phiếu, một popular, một deligate. Họ không hiểu rằng đây là biện pháp chống gian lận vô cùng hữu hiệu mà những nhà lập quốc đầu tiên của Hoa Kỳ đưa ra, nhằm ngăn chận tình trạng tiểu bang lớn đàn áp tiểu bang nhỏ. Nếu chỉ dùng phổ thông đầu phiếu, kẻ gian lận chỉ cần hốt phiếu của hai tiểu bang lớn, như California và Florida chẳng hạn, là thắng cử. Cứ như vậy, các tiểu bang nhỏ chỉ luôn là đám muỗi mòng. Điều này chắc chắn sẽ có lúc dẫn đến nội chiến, do kẻ thù bên ngoài đâm thọc, xúi dục để phá thối và lợi dụng.
Tình trạng thương ghét ở trên cũng là chuyện bình thường đối với vài người Việt có đầu óc cố chấp, hẹp hòi. Sống ở Mỹ nhưng họ chỉ lẩn quẩn trong cộng đồng người Việt, và suy nghĩ như đã từng sống cách đây mấy chục năm bên bờ tre, bụi chuối ở Việt Nam. Đây chỉ là di chứng tâm lý, vì vô tình nên họ không hề nhận biết. Nhất là đối với ai đã lỡ không thích một người nào từ trước. Đối với họ, kẻ họ đã lỡ không thích, không ưa, thì không bao giờ được quyền làm điều hay điều tốt.
Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo.
Đã sống ở Mỹ, chúng ta nên tập vượt thắng thói quen bờ tre, rẫy bắp này. Nên có cái nhìn cởi mở và rộng thoáng hơn. Hãy cố gắng quên cá nhân Donald Trump. Cá nhân Trump chẳng là cái gì cả. Ngày mai có thể ông này bị đứng tim mà chết cũng không ai biết được. Ở cái tuổi 71, với bao áp lực nặng nề đè lên đầu tổng thống Mỹ, chưa chắc ông ta đủ sức khỏe sống lâu đâu. Chưa nói là có thể bị bắn chết bất kỳ lúc nào. Bởi nếu ông không là tổng thống Mỹ, chúng ta có biết Donald Trump là ai. Hơn nữa, cá nhân Trump không là gì cả. Chúng ta nên tập bình tĩnh, và coi xem con người này, trong vai trò tổng thống Mỹ, ông ta đã làm gì và sẽ làm được gì cho nước Mỹ, và tình hình thế giới, tốt hơn nữa là đối với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Đã sống ở Mỹ, chúng ta nên tập vượt thắng thói quen bờ tre, rẫy bắp này. Nên có cái nhìn cởi mở và rộng thoáng hơn. Hãy cố gắng quên cá nhân Donald Trump. Cá nhân Trump chẳng là cái gì cả. Ngày mai có thể ông này bị đứng tim mà chết cũng không ai biết được. Ở cái tuổi 71, với bao áp lực nặng nề đè lên đầu tổng thống Mỹ, chưa chắc ông ta đủ sức khỏe sống lâu đâu. Chưa nói là có thể bị bắn chết bất kỳ lúc nào. Bởi nếu ông không là tổng thống Mỹ, chúng ta có biết Donald Trump là ai. Hơn nữa, cá nhân Trump không là gì cả. Chúng ta nên tập bình tĩnh, và coi xem con người này, trong vai trò tổng thống Mỹ, ông ta đã làm gì và sẽ làm được gì cho nước Mỹ, và tình hình thế giới, tốt hơn nữa là đối với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Cái đám báo Người Việt này là kẻ đã tiếp Nguyễn Tấn Dũng, ngay tại Little Saigon, khi tên này chưa làm thủ tướng. Là đám mà năm 1986, cho phát hình lá cờ máu của Việt cộng bay đỏ rực trên màn hình tivi trong đoạn mở đầu chương trình Truyền Hình Người Việt, khiến cả cộng đồng người Việt vô cùng phẫn nộ. Là đám cho đăng bài chửi người lính Việt Nam Cộng Hòa. Là đám cho đăng cờ Việt Nam Cộng Hòa bỏ trong bồn cầu tiêu. Là đám xuất bản cuốn Bên Thắng Cuộc do tên sĩ quan công an cộng đảng Huy Đức, tay sai Võ Văn Kiệt cậy nhờ xuất bản bên Mỹ. Chúng ta nên cẩn thận.
Dù gì đi nữa, hiện tại Donald Trump vẫn là tổng thống thứ 45 của Mỹ. Cho dù ngày mai ông ta bị truất phế hay bị giết chết. Bất cứ một biến động nào cũng làm rối loạn nền chính trị Hoa Kỳ. Chắc chắn sẽ có kẻ lợi dụng và thao túng. Kẻ đó là ai, với sự hiểu biết quá nghèo nàn, nhỏ hẹp trong thân phận hèn mọn của kẻ tỵ nạn, chúng ta không thể nào biết rõ được. Nhưng khi quốc gia có rối loạn, dù đó là Mỹ, chắc chắn có kẻ phá đám để lợi dụng. Cuộc thảm sát tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963 là một bằng chứng và kinh nghiệm lịch sử cho nhiều người Việt Nam. Nói cho cùng Trump chỉ mới lên làm tổng thống có 4, 5 tháng.
Thực ra, những chuyện ồn ào đòi trù dập liên tục này không có gì mới lạ. Vượt qua những cơn sóng to gió dữ mới đáng mặt hào kiệt làm nên lịch sử. Bị quật té bể đầu thì cũng là chuyện có sức chơi, có sức chịu.
Khi Trump thắng phiếu, ngay hôm sau đã có xuống đường biểu tình bạo động chống Trump khắp nơi. Tiếp đến có phong trào cho rằng gian lận, đòi hủy bỏ kết quả. Khi làm lễ nhậm chức có phong trào đòi phá vỡ lễ nhậm chức, chận đường không cho Trump đến lễ đài. Sau khi Trump nhậm chức vài ngày liền có phong trào đòi truất phế Trump. Có người còn đòi giết Trump. Đến cả tiểu bang California đòi tách rời khỏi Mỹ lập nước riêng vì không chấp nhận Trump. Những điều này không mới mẻ gì. Cả thế giới nổi lên chống, ngay hôm sau khi Trump vừa thắng phiếu. Một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử 44 tổng thống Hoa Kỳ trước đây. Không mấy người Việt thắc mắc, tại sao có chuyện lạ đời và toàn cầu như vậy. E rằng tổng thống thứ 16, hay 35 của Mỹ là ai họ cũng không biết. Nhưng bàn chuyện chính trị Mỹ ngoài quán cà phê vỉa hè thì họ rành lắm. Điều chúng ta thường gọi là trà dư tửu hậu. Nhưng đối với họ đó là chuyện kinh bang tế thế, bên ly cà phê và nửa khúc bánh mì.
Cho nên, đối với Trump không có chuyện này cũng sẽ có chuyện khác. Đây là điều Donald Trump phải chấp nhận khi muốn nhảy vào chính trường Mỹ. Dù là cường quốc, không có nghĩa là Mỹ không chịu sự thao túng nặng nề và phá thối của bao nhiêu trung tâm quyền lực khác trên thế giới. Họ là ai, chắc gì chúng ta biết rõ. Hoa Kỳ sống sót được trong suốt 241 năm nay là quá giỏi rồi. Mà lại trở nên cường quốc trên thế giới. Có vậy hôm nay đám người Việt bèo nhèo chúng ta mới sống nhởn nhơ bên Mỹ, ngồi ngoài quán cà phê gặm bánh mì, bàn chuyện chính trị Hoa Kỳ. Riêng điều này cũng đủ khiến hàng trăm quốc gia khác ganh ghét và quyết tâm liên tục phá thối. Trong khi đó, Việt Nam Cộng Hòa chỉ sống được có 19 năm (1956-1975), với bao tang thương và chết chóc để bây giờ cả nước Việt Nam, từ Nam Quan đến Cà Mau, coi như mất vào tay Tàu cộng.
Không nên cho rằng tất cả chính trị gia chuyên nghiệp (career politician) ở Mỹ là những người chỉ lo cho Hoa Kỳ. Nghề của họ là làm chính trị để kiếm sống, không phải để lo cho Hoa Kỳ. Một vài người Việt chưa quen, và hiểu, rằng làm chính trị tại Mỹ, tương tự như bác sĩ, chỉ là một cái nghề kiếm sống, một career, không phải là lý tưởng phục vụ đất nước hay dân tộc. Clint Eastwood, Arnold Schwarzenegger làm nghề diễn viên điện ảnh. Gặp thời gặp lúc họ chuyển sang nghề làm chính trị. Hết thời họ chuyển lại nghề diễn viên điện ảnh. Hay Jasen Chaffetz đang là dân biểu hạ viện, tuyên bố sẽ bỏ nghề chính trị, để có thì giờ lo cho gia đình vợ con. Cũng như những người làm kỹ sư, hay assembly để kiếm sống, không phải để lo cho công ty phát triển lớn mạnh. Chỗ nào trả tiền nhiều hơn là bỏ chỗ cũ sang chỗ mới. Cũng vậy, những chính trị gia chuyên nghiệp theo phe cũ không làm nên ăn ra, họ sẵn sàng bỏ, nhảy sang phe khác. Chứ cũng chẳng lý tưởng hay lý tượng gì cả.
Có mấy chính trị gia quán cà phê vỉa hè người Việt biết Hillary Clinton, và Leon Panetta, trước đây theo Cộng Hòa, sau đó bỏ Cộng Hòa nhảy sang Dân Chủ. Chưa nói đến việc cùng một phe mà còn năm bè bảy cánh. Có lúc họ ồn ào chê, chửi để gây tiếng vang nhằm hốt phiếu, chứ thực ra họ cũng chẳng thù oán gì ai. Nghề chuyên môn của career politician là vậy. Ví dụ, khi Trump không cho phóng viên CNN tham dự họp báo, John McCain liền lớn tiếng ồn ào tuyên bố Trump vi phạm Tu Chính Án thứ nhất, là kẻ độc tài, cần phải bị truất phế. Thật ra, John McCain chỉ lợi dụng, ồn ào để chuẩn bị cho kỳ tới. Cá nhân ông ta chưa chắc ghét bỏ gì Trump. Vài người Việt không hiểu chuyện, nghe John McCain chửi Trump, đúng với sự ghét hận của riêng ẩn chứa trong lòng nên hùa theo rối rít, để thỏa mãn ẩn ức tâm lý bệnh hoạn sâu kín trong lòng. Những người này cũng chẳng phải thù ghét gì Trump. Họ chỉ muốn thỏa mãn căn bệnh ganh ghét thầm kín của họ, và chứng tỏ họ luôn nhận xét đúng. Họ đã nhận xét thì không thể sai được. Nhất là kẻ họ nhận xét lại là tổng thống Hoa Kỳ. Bảo kẻ đó xấu thì chắc chắn kẻ đó không bao giờ có thể tốt. Đã khen người nào thì kẻ đó không thể dỡ được. Ngoài ra, những nhân vật chính trị chuyên nghiệp như Eugene McCarthy, John Kerry, John McCain vẫn chửi và lên án Mỹ thậm tệ trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng ít người biết đến. Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, là kẻ được cố tổng thống Ngô Đình Diệm xem như con cháu trong nhà mà còn phản.
Thêm nữa, còn có loại chính trị gia đối lập cuội, giả bộ theo phe khác nhưng làm gián điệp cho chủ. Chủ là ai chúng ta làm sao biết được. Ví dụ, trong cuộc bầu cử vừa rồi, Jill Stein của Green Party, ăn tiền, chấp nhận làm nhiệm vụ đốt phiếu Cộng Hòa. Đây là tình trạng pay to play trong lãnh vực hành nghề chính trị tại Mỹ. Nên hai ngày sau khi Dân Chủ thua phiếu, bà này liền theo lệnh Dân Chủ đâm đơn đòi kiểm phiếu, cho rằng phe Cộng Hòa gian lận. Dù bà lão này chỉ có 1% phiếu phổ thông. Có kiểm cách gì đi nữa bà cũng không là tổng thống Mỹ. Bà chỉ nhận lệnh mà phải làm thôi. Không biết có mấy người Việt nhận biết điều này. Có thể, họ không hề biết Green Party là cái củ cải gì. Đối với vài người Việt đó, không nhìn ra được trò chơi bẩn này mà chúng ta nói chuyện chính trị Hoa Kỳ, e rằng hơi quá sức của họ.
Nói tới Cộng Hòa họ không phân biệt nổi thế nào là Tea Party, Radical, và Conservative. Nói tới Dân Chủ họ không hề biết thế nào là Liberal, Libertarian, Centrist, hay Progressive. Cũng là Dân Chủ, đã Liberal tại sao lại còn có Libertarian. Họ chỉ ồn ào kháo mấy chữ Cộng Hòa và Dân Chủ, đọc từ vài tờ báo miệt vườn lẩn quẩn trong cộng đồng người Việt, rồi tự thỏa mãn với cái kiến thức chính trị Hoa Kỳ để kháo chuyện trong quán cà phê. Hừng hực như nữ ca sĩ Madonna tuyên bố sẽ bỏ Mỹ sang Canada sống nếu Trump thắng cử, nhưng cũng đâu có dám làm. Nữ quái kiệt này ồn ào để hớp hồn những người nhẹ dạ, tạo biến cố, đánh bóng tên tuổi, chứ qua Canada sống thì coi như sự nghiệp tiêu tan. Mấy người Việt thù ghét Trump đó sao không vượt biên về Việt Nam sống với cộng sản mà ngồi bên này ăn tiền SSI và nhận Food Stamp, ra quán cà phê đọc báo người Việt, bàn chuyện chính trị Hoa Kỳ.
Lãnh tụ của 50 quốc gia Hồi Giáo cùng kéo đến nghe tổng thống Mỹ nói diễn văn tại cung điện Riyadh của Saudi Arabia chỉ trong khoảng 30 phút. Đây phải xem là một biến cố lịch sử, và là thắng lợi lớn của tổng thống Hoa Kỳ, trong thế giới Hồi Giáo. Không phải của cá nhân Trump. Vài người chỉ đọc báo tiếng Việt, e rằng không biết cả chuyện này. Họ chỉ muốn nghe Trump bị chửi cách nào để có tin giật gân, kháo chuyện ngoài quán cà phê. Họ ác đến độ có thể trông chờ và vui mừng khi nghe tin Trump bị bắn chết trên đường ra ngoại quốc. Cũng tội nghiệp cho đất nước Hoa Kỳ, phải cưu mang những kẻ lòng dạ nhỏ nhen, sống từ bờ mương, rãnh bùn bên Việt Nam, pp nhưng lòng luôn mang nặng hận thù vô lý này. Nếu Trump là một thằng tồi, như vài đại chính trị gia quán cà phê người Việt nhận định, chẳng lẽ tình báo gián điệp ngoại quốc không hề hay biết. Nếu Trump là thằng khùng, thì quốc vương Saudi Arabia phải là thằng khờ. Trump là thằng khùng mà mình không dám vùng lên quật nó xuống thì mình là thằng hèn. Đã là thằng hèn thì mở mắt nhìn trời chi nữa để ông trời phải che mắt nhắm, khiến thế gian phải chịu cảnh tối tăm u ám.
Hãng truyền hình chính thức của vương quốc Saudi Arabia trực tiếp truyền hình suốt cả ngày trời. Trong khi đó, CNN, NBC tìm mọi cách chê Donald Trump cho hết giờ, kể cả việc chê Melania Trump mặc trang phục không đúng nghi thức Hồi Giáo. Phải chi Melania là gốc Việt, chắc họ đã hừng hực ca tụng Donald Trump đến sùi bọt mép. Trump vừa lên chưa được 4 tháng đã đề nghị thăng chức Lương Xuân Việt lên cấp tướng hai sao. Họ khen Việt nức nở. Nhưng vẫn chửi Trump không tiếc lời. Cái tính khí nhỏ nhen và bè đảng bệnh hoạn của vài người Việt chúng ta thường là vậy. Dù sao những chửi rủa, trù dập hiện nay là điều cá nhân Donald Trump phải chấp nhận đổ mồ hôi, sôi máu mắt, trong khi ngồi ghế tổng thống Mỹ. Chưa nói là có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào. Điều này đã xảy ra ngay đêm sau khi Trump vừa thắng phiếu. Không phải mới lạ gì. Chúng ta không nên quá kích động vì Mainstream Media của Mỹ. Huống chi vài tờ báo tiếng Việt, chỉ đi mót tin của người khác đem về dịch ra đăng lại.
Tại sao chúng ta không chịu, lắc mạnh cái đầu, đưa mắt ra xa, nhìn chuyến đi vừa rồi của Trump tại Saudi Arabia, là một thắng lợi của Hoa Kỳ, trên trường quốc tế, từ kinh tế đến chính trị, mà cứ mãi cho là của riêng cá nhân Trump, để thỏa mãn mối hận lòng vô lý và bệnh hoạn. Chỉ một chuyến đi ra ngoại quốc đầu tiên, tổng thống Mỹ, không phải cá nhân Donald Trump, đã đem về cho Hoa Kỳ một hợp đồng kinh tế hơn 400 tỉ dollars, và một cuộc họp thượng đỉnh với sự hiện diện của các nước Hồi Giáo ngay tại trung tâm thế giới Hồi Giáo, là Saudi Arabia. Trong khi đó, với 8 năm của Oabama, hợp tác giữa Mỹ với vương quốc dầu hỏa Saudi Arabia hầu như hoàn toàn bế tắc, từ kinh tế đến vấn đề Hồi Giáo, thì không mấy người biết. Và cũng không ai muốn nhắc đến. Nói vậy chứ họ có biết gì đâu mà nói. Tại sao họ cứ cho rằng đó là con bài gỡ gạt của cá nhân Trump để che lấp những rối rắm nội bộ. Kiến thức chính trị của họ nghèo nàn đến độ họ không hề biết rằng nội bộ nước Mỹ lúc nào cũng rối rắm cả. Hơn nữa, ngay cả tình hình trên thế giới cũng chính là nội bộ nước Mỹ. Từ Kennedy, đến Johnson, Ford, Nixon, Clinton, v.v... Đây là cái nhìn khá lạ lùng và bệnh hoạn của vài người Việt đang ăn tiền SSI và xin Food Stamp sống nhởn nhơ trên đất Mỹ hiện nay. Những ẩn tình thực sự trong nội cung họ biết rõ được bao nhiêu, ngoài việc vào youtube và xem tivi cho tiêu cơm sau bữa ăn, hay vào ngày cuối tuần không có bạn bè rủ đi nhậu, hoặc đọc tờ báo biếu liệng trước cửa chợ Việt Nam để luận bàn chính trị Hoa Kỳ và tình hình thế giới nơi quán cà phê vỉa hè.
Khi Trump cho bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk khiến dân chúng Syria vui mừng đến nổi không dám tin, thì không ai thèm để ý. Hay họ không dám để ý. Vì sự việc xảy ra ngược lại những gì họ đã tiên tri. Nên cứ xem như là không có thì an tâm và tự tin hơn. Không có mấy hãng truyền thông dòng chính thèm đưa tin. Trong khi đó họ liên tục đăng hình Pelosi gay gắt kết án Trump đã ngu ngốc gây nguy hiểm cho nền an ninh Hoa Kỳ, gây bất ổn tình hình thế giới, và cố tình gây thế chiến thứ ba. Nghe bấy nhiêu, nhiều người đã hoảng hồn. Sẵn đã lỡ ghét Trump, vài người Việt này càng hả hê và chửi hùa theo mạnh hơn. Một bà lão hom hem, khi Trump vừa nhậm chức tổng thống chưa được bảy ngày, bà ta đã lớn tiếng chửi Trump và kết luận rằng: "We've seen nothing that I can work with President Bush." Thiết huyết bà bà Pelosi này hận thù tổng thống George W. Bush từ bao năm nay đến hơn 8 năm sau vẫn còn lú lẫn. Một lão bà lú lẫn nặng như vậy mà giữ chức chủ tịch phe thiểu số hạ viện của Dân Chủ, nghĩ cũng hay và đáng khen. Không biết có bao nhiêu người Việt nghe được câu này. Hay họ chỉ bàn chuyện chính trị Hoa Kỳ qua mấy tờ báo tiếng Việt. Kiểu như tờ Người Việt chẳng hạn. Tiếp theo lời quái lão bà bà Pelosi, bà Dân Chủ da đen Maxines Waters, cũng hừng hực kêu gọi quốc hội phải truất phế ngay Donald Trump vì ông này mang tội giết người, ra lệnh tấn công Aleppo. Sự việc xảy ra vào năm 2010, trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Barack Obama. Không biết vài người Việt đó có biết Aleppo ở đâu, và chuyện gì đã xảy ra khi Obama vừa làm tổng thống Mỹ có hơn một năm. Câu chuyện chính trị Hoa Kỳ trong đầu vài chính trị gia gốc Việt đó nó khôi hài đến vậy. Nhưng khi Trump twitter một câu là witch hunt và CNN, NBC, ABC đồng loạt rầm rộ chửi, thì họ hùa vào chửi theo. Nghe chửi, nhất là chửi tổng thống Mỹ, thì người Việt rất thích nghe. Không biết vài người Việt đó hiểu chữ rõ witch hunt có ý nghĩa gì trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng miễn sao nghe cái thằng mình ghét bị chửi, bị chê là thỏa mãn rồi.
Và họ càng chứng tỏ họ xứng đáng để tổng thống Mỹ phải tam cố thảo lư, phải ba lần đến tận nhà mời họ ra làm cố vấn cho nền chính trị Hoa Kỳ và giải bàn cờ thế giới. Kiểu ông khùng Đạo Dừa, Nguyễn Thành Nam, bày ra bàn cờ Việt Nam, thách đố mọi người. Mỗi lần ông khùng này kéo chiếc xà lan ra Hà Nội để giải quyết bàn cờ Việt Nam, thì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa phải tốn công kéo ông trở vào Cồn Phụng. Nhưng đâu có dễ chơi hoài như vậy. Sau năm 1975, khi cướp được Miền Nam, cộng sản cắt cổ ông khùng này ngay. Ném xác dưới bùn. Dẹp luôn Cồn Phụng. Người Việt chúng ta có khá nhiều ông đạo loại này. Nhất là về chính trị Hoa Kỳ và tình hình thế giới.
Và họ càng chứng tỏ họ xứng đáng để tổng thống Mỹ phải tam cố thảo lư, phải ba lần đến tận nhà mời họ ra làm cố vấn cho nền chính trị Hoa Kỳ và giải bàn cờ thế giới. Kiểu ông khùng Đạo Dừa, Nguyễn Thành Nam, bày ra bàn cờ Việt Nam, thách đố mọi người. Mỗi lần ông khùng này kéo chiếc xà lan ra Hà Nội để giải quyết bàn cờ Việt Nam, thì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa phải tốn công kéo ông trở vào Cồn Phụng. Nhưng đâu có dễ chơi hoài như vậy. Sau năm 1975, khi cướp được Miền Nam, cộng sản cắt cổ ông khùng này ngay. Ném xác dưới bùn. Dẹp luôn Cồn Phụng. Người Việt chúng ta có khá nhiều ông đạo loại này. Nhất là về chính trị Hoa Kỳ và tình hình thế giới.
Cá nhân Trump không là gì cả. Nhưng tổng thống Hoa Kỳ thì khác. Tại sao họ mãi loay hoay, ồn ào về việc Melania Trump mặc trang phục không đúng theo phong tục Hồi Giáo, khi gặp vua Salman của Saudi Arabia. Mấy con người này cái đầu đã bị bệnh nặng. Cái bệnh vạch lá tìm sâu, cho thỏa mãn lòng ghét hận bệnh hoạn. Thật ra họ cũng chẳng ghét bỏ gì Trump. Họ chỉ muốn thỏa mãn sự ghét chửi theo thói quen từ xưa mà thôi. Và họ đã xem giò, xem cựa, nhận định về tổng thống Mỹ thì không thể nào sai được. Chửi ai không cần biết, nghe chê, nghe chửi là đã lỗ tai rồi. Tại sao khi những người Hồi Giáo sang Mỹ mặc áo quần trùm đầu, trùm đít, thì họ không phê bình sao không mặc áo quần như Mỹ. Kiến thức của họ nghèo đến nổi họ không hiểu, khi quốc khách mặc trang phục, bắt buộc phải qua sự góp ý, và đồng ý trước, của Bộ Nghi Lễ và Khánh Tiết của quốc gia chủ nhà. Nhất là quốc gia đó lại là trung tâm đầu não của thế giới Hồi Giáo. Ví dụ nhỏ, năm 2006, khi George Bush, cùng các nhân vật lãnh đạo Á Châu sang Việt Nam cộng sản dự hội nghị APEC phải mặc áo dài khăn đóng, do cộng sản Việt Nam đưa ra. Chưa chắc cá nhân tổng thống George Bush của Mỹ thích mặc như vậy. Chúng ta không hiểu nghi thức khánh tiết ở cấp độ quốc khách này, cứ cho rằng ai muốn mặc sao cũng được. Một lễ cưới nhỏ có vài người trong hai gia đình, mà cô dâu chú rể lúc nào mặc trang phục nào cũng phải rõ ràng và có sắp xếp từ trước, huống gì tổng thống Hoa Kỳ gặp quốc vương Saudi Arbia. Mỗi một bước đi, một chỗ ngồi của lãnh tụ hai bên, dù là chính cá nhân vua Salman của Saudi Aribia, đều phải qua sự sắp xếp, và hướng dẫn cẩn thận của Bộ Nghi Lễ và Khánh Tiết. Họ kém hiểu biết, hay không hề biết có Bộ Nghi Lễ và Khánh Tiết, nhất là quốc gia theo chế độ vương quyền tuyệt đối và Hồi Giáo, nên khi nghe nói xấu là họ hả hê. Cái thằng mình ghét thì chuyện gì nó cũng phải đáng ghét, mới vui lòng, dù âm thầm nhưng sâu thẳm. Và họ chỉ muốn chứng minh họ luôn đúng. Họ đã nhận xét thì không thể nào sai được.
Khi John Kennedy sang dự hội nghị thượng đỉnh, vì hớ hênh, Kennedy đã nhỏ con, lại đứng dưới ba bậc cấp, đưa tay chồm người lên bắt tay Khrushchev. Trông giống như Khrushchev to lớn của Nga cộng đang đứng trên cao nắm tay tổng thống Mỹ kéo giật lên mấy bậc cấp Chỉ có bấy nhiêu, liền sau đó Khrushchev ra lệnh đưa hỏa tiễn Nga sang Cuba đe dọa Mỹ. Khiến học sinh tiểu học Hoa Kỳ hàng tuần phải lo tập núp xuống gầm bàn trốn hỏa tiễn Nga phóng từ Cuba.
Khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sang đảo Midway gặp riêng tổng thống Richard Nixon, dù không là cuộc tiếp xúc chính thức mang nghi lễ quốc gia, tổng thống Thiệu vẫn yêu cầu máy bay của Nixon phải xuống trước để chủ nhà ra tận phi cơ đón khách. Nixon biết gặp người không phải tay vừa, bèn giả bộ đồng ý. Nhưng cố tình gạt tổng thống Thiệu, cho bay vòng vòng trên không, chờ phi cơ tổng thống Thiệu đáp xong, mới hạ cánh. Điều này khiến tổng thống Thiệu với tư cách tổng thống Việt Nam Cộng Hòa rất giận. Nhưng chưa hết, khi vào phòng họp riêng, Nixon chỉ bày bốn cái ghế. Một chiếc thật to cao, dành cho Nixon. Ba ghế còn lại nhỏ thấp, đặt ngay trước mặt dành cho Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Đức Nhã, và Henry Kissinger. Cứ như ông chủ lớn ngồi trên cao, nói chuyện với ba nhân viên ngồi thấp phía dưới ngay trước mặt. Nếu không để ý, cái háng của Nixon trong thế ngồi đã ngang tầm mặt tổng thống Thiệu. Không nói tiếng nào, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lặng lẽ đi tìm chiếc ghế đúng kiểu dành cho Nixon, tự tay mang đặt sát bên ghế Nixon, rồi mới thản nhiên mỉm cười bắt tay Nixon và cả hai cùng lên ngồi ngang hàng. Chỉ riêng điều này cũng đủ cho biết bản lĩnh ngoại giao của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa. Điều này có mấy người Việt bàn chuyện chính trị thế giới ngoài quán cà phê vỉa hè hiểu rõ. Họ chỉ giỏi chửi Sáu Thẹo là tên vô tài bất tướng làm mất nước.
Khi John Kennedy sang dự hội nghị thượng đỉnh, vì hớ hênh, Kennedy đã nhỏ con, lại đứng dưới ba bậc cấp, đưa tay chồm người lên bắt tay Khrushchev. Trông giống như Khrushchev to lớn của Nga cộng đang đứng trên cao nắm tay tổng thống Mỹ kéo giật lên mấy bậc cấp Chỉ có bấy nhiêu, liền sau đó Khrushchev ra lệnh đưa hỏa tiễn Nga sang Cuba đe dọa Mỹ. Khiến học sinh tiểu học Hoa Kỳ hàng tuần phải lo tập núp xuống gầm bàn trốn hỏa tiễn Nga phóng từ Cuba.
Khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sang đảo Midway gặp riêng tổng thống Richard Nixon, dù không là cuộc tiếp xúc chính thức mang nghi lễ quốc gia, tổng thống Thiệu vẫn yêu cầu máy bay của Nixon phải xuống trước để chủ nhà ra tận phi cơ đón khách. Nixon biết gặp người không phải tay vừa, bèn giả bộ đồng ý. Nhưng cố tình gạt tổng thống Thiệu, cho bay vòng vòng trên không, chờ phi cơ tổng thống Thiệu đáp xong, mới hạ cánh. Điều này khiến tổng thống Thiệu với tư cách tổng thống Việt Nam Cộng Hòa rất giận. Nhưng chưa hết, khi vào phòng họp riêng, Nixon chỉ bày bốn cái ghế. Một chiếc thật to cao, dành cho Nixon. Ba ghế còn lại nhỏ thấp, đặt ngay trước mặt dành cho Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Đức Nhã, và Henry Kissinger. Cứ như ông chủ lớn ngồi trên cao, nói chuyện với ba nhân viên ngồi thấp phía dưới ngay trước mặt. Nếu không để ý, cái háng của Nixon trong thế ngồi đã ngang tầm mặt tổng thống Thiệu. Không nói tiếng nào, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lặng lẽ đi tìm chiếc ghế đúng kiểu dành cho Nixon, tự tay mang đặt sát bên ghế Nixon, rồi mới thản nhiên mỉm cười bắt tay Nixon và cả hai cùng lên ngồi ngang hàng. Chỉ riêng điều này cũng đủ cho biết bản lĩnh ngoại giao của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa. Điều này có mấy người Việt bàn chuyện chính trị thế giới ngoài quán cà phê vỉa hè hiểu rõ. Họ chỉ giỏi chửi Sáu Thẹo là tên vô tài bất tướng làm mất nước.
Khi Obama lên làm tổng thống Mỹ sang Saudi Arabia, đệ nhất phu nhân Michelle Obama không được đi theo để gặp vua Saudi Arabia. Dù chúng ta biết rằng tổng thống Mỹ ra nước ngoài luôn có đệ nhất phu nhân đi theo. Theo nghi lễ tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ phải cong lưng, chổng mông, lòi cả áo sơ mi trắng bên trong quần, cúi đầu thật thấp, hôn lên nhẫn của nhà vua đang đứng thẳng người chìa tay ra. Chỉ bấy nhiêu, đã khiến dân Mỹ trắng giận muốn điên lên, vì ông tổng thống da đen này đã làm nhục danh dự đất nước Hoa Kỳ. Có mấy người Việt Nam nhận biết qua việc này. Vừa rồi, khi Obama sang Tàu cộng, cũng bị một vố tương tự, phải xuống cửa sau, khiến dân Mỹ trắng phải gọi là "Obama forced exit from ass of Air Force One." Tức Obama chui ra từ lỗ đít của Air Force Once. Tập Cận Bình cũng không thèm ra đón, nói chi đến trải thảm đỏ.
Ngày hôm trước, Trump tiếp vua của Jordan tại tòa Bạch Ốc. Nhưng hôm sau Trump chỉ tiếp Tập Cận Bình tại tư gia ở Florida. Dù có to lớn đến mấy, đây cũng chỉ là nhà riêng của Trump, không phải là nơi tổng thống Mỹ tiếp quốc khách. Đây cũng có thể là cách ông tổng thống Mỹ trả lễ cho tên trùm Tàu cộng qua vụ làm xấu Barack Obama tại phi trường Bắc Kinh vừa rồi. Không nên thấy trước mắt là Trump hay Obama. Nên cố gắng dùng thuốc nhỏ mắt, hay lau lại kính, để thấy họ là tổng thống Hoa Kỳ, một đại cường quốc trên thế giới, qua những nghi thức khánh tiết ngoại giao quốc tế bắt buộc phải có.khi tiếp quốc khách. Trong một đám cưới có vài chục mạng mà mâm trầu buồng cau còn quan trọng, huống gì đón tiếp quốc khách.
Ngày hôm trước, Trump tiếp vua của Jordan tại tòa Bạch Ốc. Nhưng hôm sau Trump chỉ tiếp Tập Cận Bình tại tư gia ở Florida. Dù có to lớn đến mấy, đây cũng chỉ là nhà riêng của Trump, không phải là nơi tổng thống Mỹ tiếp quốc khách. Đây cũng có thể là cách ông tổng thống Mỹ trả lễ cho tên trùm Tàu cộng qua vụ làm xấu Barack Obama tại phi trường Bắc Kinh vừa rồi. Không nên thấy trước mắt là Trump hay Obama. Nên cố gắng dùng thuốc nhỏ mắt, hay lau lại kính, để thấy họ là tổng thống Hoa Kỳ, một đại cường quốc trên thế giới, qua những nghi thức khánh tiết ngoại giao quốc tế bắt buộc phải có.khi tiếp quốc khách. Trong một đám cưới có vài chục mạng mà mâm trầu buồng cau còn quan trọng, huống gì đón tiếp quốc khách.
Bà Tống Mỹ Linh, vợ Tưởng Giới Thạch, mỗi khi sang Mỹ đều sống ngay trong tòa Bạch Ốc. Không cần biết lúc nào, mỗi khi Tống Mỹ Linh bước chân xuống khỏi giường, là phải có người làm lại giường cho bà ta. Có lần, Winston Churchill, thủ tướng Anh, muốn gặp riêng Tống Mỹ Linh. Bà nói Churchill của vương quốc Anh muốn gặp, phải đến, chứ bà đâu có muốn gặp Churchill. Cuối cùng, tổng thống Roosevelt phải sắp xếp mời Churchill đến tòa Bạch Ốc gặp bà ta. Một lần Tống Mỹ Linh muốn đến California, liền tối hôm đó, tòa Bạch Ốc bắt ca nhạc sĩ tại Hollywood phải sáng tác ngay một bản nhạc chào đón Tống Mỹ Linh. Sáng sớm hôm sau, cả một đoàn ca nhạc sĩ Mỹ phải dàn chào đứng sẵn tại sân bay, chờ Tống Mỹ Linh ra nơi cửa phi cơ để họ trổi bài ca chào đón. Nhưng khi máy bay đáp xuống, Tống Mỹ Linh vẫn còn đang ngủ. Thế là người hầu của Tống Mỹ Linh phải ra nơi cửa phi cơ đứng vẫy tay để nghe bản nhạc chào mừng Tống Mỹ Linh.
Họ không phải là cá nhân nào cả. Họ là nhân vật đại diện cho một quốc gia. Khi ra ngoại quốc bắt buộc họ phải giữ danh dự của quốc gia họ đại diện. Ở Việt Nam, nhà trai đến nhà gái rước dâu, mà phải khom lưng, cúi đầu, vén màn đi vào từ cửa sau ngã chuồng heo, thì chắc chắn là có chuyện lớn. Huống chi một tổng thống Mỹ, mà phải "chui ra từ lỗ đít phi cơ" ngay tại phi trường Bắc Kinh. Hãy nhìn lại cách tổng thống Thiệu đối với Nixon ở Midway, may ra mấy con người Việt quen sống nơi bờ ao, xẻo ruộng này mở mắt được đôi điều.
Trong khi đó, trong chuyến sang Saudi Arabia vừa rồi, không những tổng thống Mỹ mà cả đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ vẫn đứng thẳng người bắt tay nhà vua. Người hiểu chuyện sẽ nhận biết đây là biến cố ngoại giao lịch sử đối với Hoa Kỳ, Saudi Arabia và cả những nước Hồi Giáo. Bởi người Hồi Giáo không chấp nhận sự có mặt của phụ nữ ngoài công chúng. Lại còn dám bắt tay nhà vua là điều chưa từng có. Họ trải thảm đỏ từ sát cửa máy bay, đến tận Cadillac One, cả nhà vua cũng ra tiếp rước. Sau đó kinh đô của vương quốc Hồi Giáo như mở lễ hội, tưng bừng đón tiếp tổng thống Mỹ đến cung điện Riyadh, không phải cá nhân Donald Trump, như một ông vua, từ ngựa xe đến đàn hát, rầm rộ theo từng bước đi, rước tổng thống Mỹ về hoàng cung Riyadh chỉ để uống một ly nước trà dâng cho quốc khách. Người biết chuyện, nhìn điều này cũng đủ biết thắng lợi ngoại giao của Hoa Kỳ trong chuyến đi này. Không nên thấy đó là cá nhân Trump. Nên biết, dù chỉ là cái bắt tay, khi nào Trưởng Ban Nghi Lễ ra hiệu, cả vua lẫn tổng thống mới đưa tay ra bắt. Phải có sự ra hiệu của Trưởng Ban Nghi Lễ quốc vương Salman mới bắt tay đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Đã gọi là nghi lễ thì bất cứ ai, dù là vua hay tổng thống, cũng phải theo sự hướng dẫn của Trưởng Ban Nghi Lễ. Vì người này là đại diện cho Nghi Thức Lễ Tiết, không phải một cá nhân dưới quyền. Không phải ai muốn làm gì thì làm. Và chủ khách, hai người phải đứng hai bên mép thảm. Tổng thống Mỹ lúc đó là khách, vẫn chưa được đặt chân lên thảm đỏ của hoàng gia. Sau khi Trưởng Ban Nghi Lễ ra hiệu, nhà vua mới đưa tay mời tổng thống Mỹ bước lên thảm để tiến vào hoàng cung. Dọc đường đi, bao nhiêu đoàn người kể cả các đoàn ca múa cờ gươm, trổi trống kèn nhạc, theo từng bước chân tổng thống Mỹ, dù ngay bên trong cung điện. Cứ như đang xem phim Hoàn Châu Các Các của Quỳnh Dao. Cờ Mỹ và Saudi Arabia bay rợp trời dọc từ sân bay đến hoàng cung Riyadh. Không nên cho rằng đó là của cá nhân Trump mà bị lòng căm ghét hành hạ. Nên xem đó là vinh dự và niềm hãnh diện của Hoa Kỳ, và xem ông tổng thống Mỹ này làm gì để Make America Great Again.
Đừng để hình ảnh của Trump và Melania nhảy vào trong đầu, mà bị lòng ghét hận cá nhân vùng lên hành hạ. Hãy cố gắng nhướng mắt lên cao để thấy đó là tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Nói vậy, chứ cái mở mắt này không dễ gì mấy nhà đại chính trị quán cà phê vỉa hè gốc Việt làm được.
Để khoản đãi tổng thống Mỹ một chung trà theo nghi lễ quốc khách, hoàng gia Saudi Arabia phải mất cả tiếng đồng hồ cho nghi lễ này. Đã vậy, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ ngồi sát ngay bên tay mặt quốc vuơng Salman. Một điều chưa từng có đối với vương quốc kinh đô của thế giới Hồi Giáo. Nên biết hoàng hậu chánh cung của quốc vương Salman cũng không được phép hiện diện. Sau khi uống xong chung trà, ông tổng thống Mỹ này còn được trao huy chương cao quý nhất của vương quốc Saudi Arabia. Trong khi đó, cũng là tổng thống Mỹ, mà Barack Obama phải khom lưng, cúi đầu, chổng mông hôn chiếc nhẫn nơi ngón tay của quốc vương Saudi Arabia. Một cái tát vào mặt Hoa Kỳ qua lễ tiết ngoại giao mà có mấy người chính trị gia gốc Việt nhận hiểu được. Cũng như trường hợp Obama phải chui ra từ lỗ đít của chiếc phi cơ Air Force One mà Bắc Kinh đã dành cho Mỹ. Hai hình ảnh, hai cuộc đời, là vậy.
Họ không phải là cá nhân nào cả. Họ là nhân vật đại diện cho một quốc gia. Khi ra ngoại quốc bắt buộc họ phải giữ danh dự của quốc gia họ đại diện. Ở Việt Nam, nhà trai đến nhà gái rước dâu, mà phải khom lưng, cúi đầu, vén màn đi vào từ cửa sau ngã chuồng heo, thì chắc chắn là có chuyện lớn. Huống chi một tổng thống Mỹ, mà phải "chui ra từ lỗ đít phi cơ" ngay tại phi trường Bắc Kinh. Hãy nhìn lại cách tổng thống Thiệu đối với Nixon ở Midway, may ra mấy con người Việt quen sống nơi bờ ao, xẻo ruộng này mở mắt được đôi điều.
Trong khi đó, trong chuyến sang Saudi Arabia vừa rồi, không những tổng thống Mỹ mà cả đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ vẫn đứng thẳng người bắt tay nhà vua. Người hiểu chuyện sẽ nhận biết đây là biến cố ngoại giao lịch sử đối với Hoa Kỳ, Saudi Arabia và cả những nước Hồi Giáo. Bởi người Hồi Giáo không chấp nhận sự có mặt của phụ nữ ngoài công chúng. Lại còn dám bắt tay nhà vua là điều chưa từng có. Họ trải thảm đỏ từ sát cửa máy bay, đến tận Cadillac One, cả nhà vua cũng ra tiếp rước. Sau đó kinh đô của vương quốc Hồi Giáo như mở lễ hội, tưng bừng đón tiếp tổng thống Mỹ đến cung điện Riyadh, không phải cá nhân Donald Trump, như một ông vua, từ ngựa xe đến đàn hát, rầm rộ theo từng bước đi, rước tổng thống Mỹ về hoàng cung Riyadh chỉ để uống một ly nước trà dâng cho quốc khách. Người biết chuyện, nhìn điều này cũng đủ biết thắng lợi ngoại giao của Hoa Kỳ trong chuyến đi này. Không nên thấy đó là cá nhân Trump. Nên biết, dù chỉ là cái bắt tay, khi nào Trưởng Ban Nghi Lễ ra hiệu, cả vua lẫn tổng thống mới đưa tay ra bắt. Phải có sự ra hiệu của Trưởng Ban Nghi Lễ quốc vương Salman mới bắt tay đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Đã gọi là nghi lễ thì bất cứ ai, dù là vua hay tổng thống, cũng phải theo sự hướng dẫn của Trưởng Ban Nghi Lễ. Vì người này là đại diện cho Nghi Thức Lễ Tiết, không phải một cá nhân dưới quyền. Không phải ai muốn làm gì thì làm. Và chủ khách, hai người phải đứng hai bên mép thảm. Tổng thống Mỹ lúc đó là khách, vẫn chưa được đặt chân lên thảm đỏ của hoàng gia. Sau khi Trưởng Ban Nghi Lễ ra hiệu, nhà vua mới đưa tay mời tổng thống Mỹ bước lên thảm để tiến vào hoàng cung. Dọc đường đi, bao nhiêu đoàn người kể cả các đoàn ca múa cờ gươm, trổi trống kèn nhạc, theo từng bước chân tổng thống Mỹ, dù ngay bên trong cung điện. Cứ như đang xem phim Hoàn Châu Các Các của Quỳnh Dao. Cờ Mỹ và Saudi Arabia bay rợp trời dọc từ sân bay đến hoàng cung Riyadh. Không nên cho rằng đó là của cá nhân Trump mà bị lòng căm ghét hành hạ. Nên xem đó là vinh dự và niềm hãnh diện của Hoa Kỳ, và xem ông tổng thống Mỹ này làm gì để Make America Great Again.
Đừng để hình ảnh của Trump và Melania nhảy vào trong đầu, mà bị lòng ghét hận cá nhân vùng lên hành hạ. Hãy cố gắng nhướng mắt lên cao để thấy đó là tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Nói vậy, chứ cái mở mắt này không dễ gì mấy nhà đại chính trị quán cà phê vỉa hè gốc Việt làm được.
Để khoản đãi tổng thống Mỹ một chung trà theo nghi lễ quốc khách, hoàng gia Saudi Arabia phải mất cả tiếng đồng hồ cho nghi lễ này. Đã vậy, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ ngồi sát ngay bên tay mặt quốc vuơng Salman. Một điều chưa từng có đối với vương quốc kinh đô của thế giới Hồi Giáo. Nên biết hoàng hậu chánh cung của quốc vương Salman cũng không được phép hiện diện. Sau khi uống xong chung trà, ông tổng thống Mỹ này còn được trao huy chương cao quý nhất của vương quốc Saudi Arabia. Trong khi đó, cũng là tổng thống Mỹ, mà Barack Obama phải khom lưng, cúi đầu, chổng mông hôn chiếc nhẫn nơi ngón tay của quốc vương Saudi Arabia. Một cái tát vào mặt Hoa Kỳ qua lễ tiết ngoại giao mà có mấy người chính trị gia gốc Việt nhận hiểu được. Cũng như trường hợp Obama phải chui ra từ lỗ đít của chiếc phi cơ Air Force One mà Bắc Kinh đã dành cho Mỹ. Hai hình ảnh, hai cuộc đời, là vậy.
Về việc James Comey. Ông này trong thời gian tranh cử tổng thống Mỹ, đã hai lần lên tiếng bắn Hillary Clinton về vụ email rồi giựt ngược lại. Đủ cho thấy con người này có nhiều lẩn khuất phía sau, mà chúng ta không thể biết rõ hết nội tình. Về phương diện điều hành chính phủ, Donald Trump có thể thay ông ta ngay từ lúc vừa nhậm chức. Nhưng trong ngày nhậm chức, Trump vẫn ân cần ca ngợi Comey. Qua việc Trump vẫn còn giữ James Comey cho đến bây giờ, chúng ta nên hiểu rằng, có rất nhiều lấn cấn phía sau trong nội cung, mà cá nhân Trump không giải quyết nổi. Trước đây hai tháng, Trump cũng bắn tiếng giao FBI cho Trey Gowdy, chủ tịch ủy ban điều tra và tình báo hạ viện đảm nhận. Nhưng Trey Gowdy cùng lúc không thể nhận hai chức vụ, vừa hành pháp vừa lập pháp, cộng thêm bao nhiêu ẩn tình phía sau, nên lúc đầu Trey Gowdy nhận, nhưng sau từ chối. Điều này cũng cho thấy còn nhiều rối rắm trong chốn thâm cung. Và vụ thay người cho FBI lại chìm xuồng. Đến khi bộ trưởng tư pháp, và còn nhiều người nữa, gây áp lực, nên Trump phải làm vậy. Những chuyện thâm cung bí sử không dễ gì chúng ta biết rõ qua truyền thông đại chúng. Ít ra chúng ta cũng nên nhận biết điều này, dù không biết rõ chuyện gì đang thực sự xảy ra. Không phải điều gì tivi, hay báo chí nói cũng đúng sự thật.
Chưa bầu cử mà tờ Daily News của Mỹ số ra ngày 6/3/2016 đã đăng tin trang bìa Trump Is Hitler. Điều này cho thấy có khá nhiều chính trị gia vỉa hè người Việt xứng đáng tôn vinh là những nhà tiên tri của thế kỷ 21. Có điều khi cần bán cửa hàng, hay sửa nhà, các nhà tiên tri này phải trả tiền cho mấy ông thầy phong thủy, hay thầy bói, thông đồng với mấy tiệm bán tượng thờ khiến họ phải mua thêm tượng đá, tượng đồng, đem về đốt nhang để sớm có kết quả.
Chúng ta đã quên câu nhà báo nói láo ăn tiền. Kể cả báo Washington Post, New York Times, hay báo Người Việt. Báo chí trong cộng đồng người Việt còn thảm hơn nhiều. Họ đói tiền nên nhờ người chạy mối, để viết bài ca tụng và đăng báo theo số tiền thân chủ chịu trả. Có mấy người biết rõ thực tế phía sau mấy tờ báo tiếng Việt. Bà Thanh Hải chỉ cần liệng ra một cái đồng hồ, Phạm Duy phổ nhạc ngay bài thơ con cóc của bà mắt lác này trong một đêm. Không riêng gì Phạm Duy, còn nhiều người nữa tranh nhau giành đồng hồ. Và vô số tờ báo tiếng Việt tranh nhau viết bài kiếm tiền. Đó chỉ là Business. Tiền trao cháo múc. Chúng ta nên biết một thực tế. Những người viết báo chuyên nghiệp, mỗi số báo họ bắt buộc phải có bài đăng. Và bài phải có đủ chữ để lấp đầy trang giấy đã giữ chỗ sẵn. Nếu không thì chết đói ngay. Ví dụ, đại bình luận gia Ngô Nhân Dụng trên báo Người Việt. Mỗi số báo, bắt buộc ông ta phải có đủ chữ để in báo. Họ phải có khả năng chuyên môn nghề nghiệp thay chữ yêu bằng chữ thương. Vì chữ thương nhiều mẫu tự, lợi chữ hơn yêu. Hoặc dùng cả thương yêu, rồi sau đó tìm cách lập lại lần nữa là yêu thương, thì càng lợi chữ hơn nữa. Chê, chửi, càng nhiều càng lợi chữ, và càng kích thích người đọc, tức càng ăn tiền. Có mấy ai hiểu nỗi khổ tâm khi họ phải rặn chữ hàng ngày, nhất là lúc báo sắp giao cho nhà in.
Họ chỉ sống bằng nghề viết mướn. Nhưng họ còn tệ hơn người đánh máy mướn rất nhiều. Bởi người đánh máy mướn không bịa đặt, thêu dệt, và tán chữ cho đầy trang, để tính tiền thân chủ. Họ chỉ là kẻ bán chữ. Nhưng phần lớn là chữ bịa đặt và chữ thêu dệt để kiếm sống qua ngày. Thật ra những người này đáng khinh hơn là đáng tin. Kẻ bán trôn chỉ có thể truyền bệnh thể xác. Nhưng kẻ bán chữ có thể truyền bệnh tinh thần. Họ đáng tởm hơn những người bán trôn nuôi miệng rất nhiều. Nói tới là họ lôi quyền tự do ngôn luận ra hù thiên hạ. Nhưng chính họ là những kẻ hiếp dâm quyền tự do ngôn luận. Điều này có mấy chính trị gia quán cà phê vỉa hè người Việt chúng ta nhận ra. Năm 2001, nhân vụ 11/9, ngày 25/9 trọc Nhất Hạnh từ Pháp sang bỏ tiền mướn New York Times (nguyên trang A5 và A22) đăng bài lên án Mỹ đã bỏ bom giết 300 ngàn người Việt tại một làng ở Bến Tre vào năm 1968 (sau đó sửa là nóc nhà). Dù báo New York Times của Mỹ đăng như vậy, không lẽ người Việt chúng ta tin là sự thật. Với hai trang báo New York Times trọc Hạnh phải trả 45 ngàn dollars. Cũng không ai thắc mắc tiền đâu trọc Hạnh làm được vậy. Và tại sao trọc Hạnh phải vội vàng bay từ Pháp sang Mỹ làm điều này. New York Times của Mỹ còn sẵn sàng đăng mướn chuyện tầm xàm bá vơ, để lấy tiền thì nói chi đến Người Việt, hay Viễn Đông.
Hãy bình tĩnh, nên nhìn mọi việc qua hình ảnh tổng thống Mỹ, không nên xem đó là việc riêng của cá nhân Trump. Mà Trump có bị truất phế, hay bị giết, Hillary cũng không thể nào ngồi ghế tổng thống Mỹ. Chúng ta không nên sống theo câu "thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng." Nội bộ đang rối rắm, mà giải quyết được những chuyện quốc tế tốt đẹp. Bình tĩnh nhìn vấn đề, chúng ta phải khen đó là cái hay của tổng thống Mỹ. Không phải của cá nhân Trump. Một ông tướng trong nhà vợ chết con bệnh, mà vẫn bình tĩnh chỉ huy ngoài mặt trận, đạt chiến thắng lớn, thì đó mới là điều đáng khen. Chúng ta không thể nào khen một kẻ mà mình đã lỡ ghét hay sao. Nói cho cùng cái ghét của mình cũng do truyền thông đại chúng đem lại. Chuyện thâm cung bí sử làm sao chúng ta biết rõ ngọn nguồn.
Quan trọng vẫn là chuyện ông tổng thống Mỹ này làm gì cho nước Mỹ, cho thế giới, và tốt hơn nữa là cho Việt Nam hiện nay. Không phải là chuyện của cá nhân Donald Trump.
Vài người Việt quen sống theo tinh thần bè đảng, không hề biết rằng dân Mỹ trắng theo phe này mà bỏ phiếu cho phe kia là điều bình thường. Đầu óc họ phóng khoáng như vậy nên mới có 241 năm Hoa Kỳ đã dẫn đầu thế giới trên mọi phương diện. Còn vài người Việt cái đầu của họ như ông bình vôi, càng sống lâu đầu óc càng teo nhỏ lại, cho đến khi bị nghẹt cứng, phải đem vất bỏ ngoài gốc đa.
Có một điều ít người Việt để ý và nhận ra. Người âm thầm không muốn Hillary ngồi ghế tổng thống Mỹ, nhiều nhất, có thể là Bill Clinton. Bởi Hillary Rodham luôn coi thường Bill Clinton, cho rằng ông này làm tổng thống nhờ dòng họ danh gia thế phiệt Rodham của bà ta. Lúc còn trẻ, Hillary Rodham không thèm làm đám cưới với Bill Clinton vì không muốn đổi sang họ Clinton thấp hèn. Mãi đến khi Clinton làm thống đốc Arkansas bà mới đổi sang họ Clinton. Nhưng cấm bạn bè gọi là Hillary Clinton. Thêm nữa, nếu Hillary làm tổng thống Mỹ, khi ra ngoại quốc, như đợt tổng thống Mỹ sang vương quốc Saudi Arbia vừa rồi, Bill Clinton không được quyền đi ngang hàng với Hillary. Vì đây là Nghi Lễ Khánh Tiết của hai lãnh tụ quốc gia. Dù có đi theo, Bill Clinton cũng không được dự những cuộc thảo luận riêng giữa hai lãnh tụ. Nghĩ đến điều này cũng khiến Bill Clinton đắng miệng trong vị trí một cựu tổng thống Hoa Kỳ. Dĩ nhiên bên ngoài thì phải làm bộ mặt khác. Kiểu như hai vợ chồng đang chửi lộn, nhưng có khách tới thì anh em ngọt xớt. Khách ra về thì tiếp tục chửi. Chưa nói đến việc lúc đó Hillary coi Clinton ra cái củ cải gì. Bà đã từng đấm Clinton sặc máu mũi, đuổi Clinton ra ngủ ngoài phòng khách, trong vụ Monica Lewinski. Vợ chồng ra đường thì tay trong tay, cứ như là hạnh phúc và tình tứ lắm. Nhưng vừa bước vào nhà là như chó với mèo. Lê Uyên từng bỏ nhà theo Phương, để có những bản tình ca Lê Uyên Phương. Nhưng mười năm sau, thì Phương đành gõ thùng đàn ca bài Uyên Xưa một mình. Thực tế, Chuyện Tình Miên Viễn Xót Xa này chắc cũng có vài người đã trải qua.
Nhưng vì sự nghiệp chính trị, Hillary không ly dị. Bà ta là một career politician. Sự nghiệp của bà ta là tham vọng chính trị, chứ không phải chồng con, hay đất nước Hoa Kỳ. Lúc đầu bà theo Cộng Hòa, thấy coi bộ không khấm khá, bà bỏ Cộng Hòa nhảy sang Dân Chủ. Lý tưởng, lý tuợng gi ở con người đầy tham vọng quyền lực từ lúc còn là nữ sinh trung học. Bởi vậy, ngay năm 2008, Bill Clinton âm thầm nhưng tận sức yểm trợ Obama, mà lơ là đối với Hillary Clinton. Điều này ít người nhận ra, nên chỉ có thể cho là bịa đặt.
Người viết chưa hề ủng hộ Trump. Từng cho rằng ông bợm này ăn nói theo kiểu đá cá lăn dưa, đáng ghét. Năm 2008, có đóng tiền gây quỹ và vận động tranh cử cho Hillary Clinton, và không ưa Obama. Nhưng khi Obama làm tổng thống Mỹ thì phải nhìn thấy đó là tổng thống Mỹ, không còn là ông da đen Barack Obama nữa. Nhưng vẫn mừng cho cá nhân Hillary khi bà ta thất cử. Vì bà lão 70 này đau sù sụ. Vận động tranh cử mà phải có người kéo lê. Bác sĩ cá nhân luôn có ống thuốc dấu trong túi áo, chực chờ phóng tới cấp cứu ngay trên bục diễn thuyết. Xe cứu thương chờ sẵn. Bà sẽ không đủ sức khỏe chịu nổi áp lực công việc trong chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Khi Trump nhận chức tổng thống Mỹ, thì chỉ coi ông tổng thống mới này làm được gì, cho Hoa Kỳ, cho thế giới, và tốt hơn nữa là cho Việt Nam. Chúng ta không nên nghe thiên hạ khen, hay chê, là cắm đầu hùa theo, để thỏa mãn tự ái cá nhân. Với thân phận tỵ nạn hèn mọn của người Việt, chúng ta có khen hay chê cũng chẳng ăn thua gì ông ta cả. Chỉ là chúng ta không thoát nổi nếp suy nghĩ của vài người Việt đầu óc cùn lụt, kiến thức nghèo nàn, nhưng cứ đòi làm cố vấn cho tổng thống Hoa Kỳ.
Thật ra, dù bất cứ lúc nào, hay vì bất cứ lý do gì, nếu Donald Trump bị truất phế hay bị bắn chết, đó không phải là lý do bịa đặt lúc sự việc xảy ra. Mà điều này đã được chuẩn bị sẵn với nhiều Options từ trước rất lâu. Chỉ là trong hoàn cảnh nào phải áp dụng Option K hay Option T, ngay từ lúc Donald Trump vừa thắng phiếu vào đêm bầu cử tổng thống Mỹ. Dĩ nhiên cá nhân Donald Trump phải chấp nhận luật chơi này, khi muốn ngồi ghế tổng thống Hoa Kỳ để Make America Great Again.
Francis của Vatican hiện vẫn đang đối diện với áp lực buộc từ chức, tương tự như Benedict năm 2013, thì huống gì Trump.
Hãy nhớ lại lời bà da đen Maxines Waters kết tội Donald Trump là kẻ sát nhân, cần phải bị truất phế, vì sự việc xảy ra tại Aleppo vào năm 2010, khi Obama nhậm chức tổng thống Mỹ chưa được hai năm. Đây chỉ là bộ phim nhiều tập, thuộc loại Hollywood đã được soạn sẵn, có tựa đề Forward To The Past. Do kẻ nào thực sự đạo diễn phía sau, người Việt thấp hèn, và nghèo nàn kiến thức, như chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Không nên cho rằng Hoa Kỳ không có kẻ thù. Thói thường, kẻ càng giàu mạnh càng bị nhiều người thù ghét. Mà đã là kẻ thù của Hoa Kỳ, không chắc gì chính trị gia vỉa hè như chúng ta biết rõ được.
Phan Hung
Thật ra, dù bất cứ lúc nào, hay vì bất cứ lý do gì, nếu Donald Trump bị truất phế hay bị bắn chết, đó không phải là lý do bịa đặt lúc sự việc xảy ra. Mà điều này đã được chuẩn bị sẵn với nhiều Options từ trước rất lâu. Chỉ là trong hoàn cảnh nào phải áp dụng Option K hay Option T, ngay từ lúc Donald Trump vừa thắng phiếu vào đêm bầu cử tổng thống Mỹ. Dĩ nhiên cá nhân Donald Trump phải chấp nhận luật chơi này, khi muốn ngồi ghế tổng thống Hoa Kỳ để Make America Great Again.
Francis của Vatican hiện vẫn đang đối diện với áp lực buộc từ chức, tương tự như Benedict năm 2013, thì huống gì Trump.
Hãy nhớ lại lời bà da đen Maxines Waters kết tội Donald Trump là kẻ sát nhân, cần phải bị truất phế, vì sự việc xảy ra tại Aleppo vào năm 2010, khi Obama nhậm chức tổng thống Mỹ chưa được hai năm. Đây chỉ là bộ phim nhiều tập, thuộc loại Hollywood đã được soạn sẵn, có tựa đề Forward To The Past. Do kẻ nào thực sự đạo diễn phía sau, người Việt thấp hèn, và nghèo nàn kiến thức, như chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Không nên cho rằng Hoa Kỳ không có kẻ thù. Thói thường, kẻ càng giàu mạnh càng bị nhiều người thù ghét. Mà đã là kẻ thù của Hoa Kỳ, không chắc gì chính trị gia vỉa hè như chúng ta biết rõ được.
Phan Hung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét