Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TẠI TRUNG QUỐC.

Nhiều người chẳng hề suy nghĩ khi chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước biến đổi khí hậu Paris. Họ không hiểu là vì sao có hiệu ứng nhà kính? Đó không phải chỉ là khí thải CO2 mà đó còn là việc phá rừng. Bởi quá trình quang hợp của cây xanh sẽ thu vào khí CO2 và thải ra khí O2.
Thế nhưng một nghịch lý là tại các quốc gia pháp trị như Mỹ, Nhật và châu Âu rừng nguyên sinh không hề bị tàn phá và diện tích trồng mới ngày càng nhiều thêm. Ngay trong các thành phố thảm thực vật luôn xanh ngắt. Các nhà máy công nghiệp đều nằm ở ngoài các khu dân cư.
Trong khi đó tình trạng phá rừng đã xảy ra tại các quốc gia độc tài như Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt nam rừng nguyên sinh hầu như bị tàn phá gần hết. Ngay đến thảm thực vật trong thành phố cũng bị triệt hạ. Đối với Trung Quốc nạn phá rừng đã tràn lan trong nhiều thập kỷ.
Vậy thì một đứa trẻ cũng có thể thấy được nguồn gốc chính gây nên hiệu ứng nhà kính chính là thể chế chính trị độc tài.Do vậy Hiệp định Paris chỉ là một trò hề ,gian lận khi giành những chế tài cho các quốc gia đảm bảo vấn đề môi trường trong sạch nhất trong khi đó lại tạo nhiều ưu đãi cho các quốc gia tàn phá môi trường.
Chúng ta hãy đi sâu vào tình hình môi trường tại Trung Quốc hiện nay để thấy sự bất công như thế nào.
Tại Trung Quốc, ao hồ bốc hơi, sông khô cạn, 75% rừng bị chặt phá, đất trên bề mặt mất đi lớp màu mỡ, biến thành sa mạc. Cát bay vào thành phố, có khi sang cả các nước láng giềng. Đất nước này đang phải trả giá cho sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh và rất lo lắng vì nhu cầu tiêu dùng không thể kiềm chế.
"Có thể nói, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu bụi chủ yếu trên thế giới. Hàng triệu tấn bụi và bồ hóng hàng năm theo dòng không khí bay sang Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí sang cả phía Tây nước Mỹ”, Karl Hert viết.
Nguồn nước bị hút đến khô kiệt và để lại những khoảng trống rỗng dưới lòng đất là hậu quả của tình trạng này. Tháng ba vừa qua, Bộ đất đai và tài nguyên Trung Quốc ra thông báo: Không dưới 50 thành phố đang bị lún xuống, trong số này có những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Tây An.
Các vùng đất phì nhiêu đã biến mất và tình trạng khát nguyên liệu để đóng đồ gỗ xuất khẩu làm người ta đã “bức tử” 75% rừng. Chính phủ Trung Quốc cố gắng ngăn chặn nạn chặt phá rừng và điều đó buộc người Trung Quốc phải kiếm củi đun từ những vùng biên giới và mua bất hợp pháp gỗ từ các khu rừng trồng chưa đến kỳ khai thác, chủ yếu từ nước Nga.
Nói chung thảm họa môi trường mà hôm nay Trung Quốc đang phải chịu đựng liên quan trực tiếp đến các nước láng giềng. Đại diện của Bộ Môi trường Trung Quốc đã nói một cách công khai rằng trong vài thập kỷ tới sẽ có đến 150 triệu người phải sang nước khác để “tị nạn môi trường”. Đội quân những người Trung Quốc phải bỏ nhà ra đi, sẽ đến định cư tại đâu? Karl Hert nói rằng, không nghi ngờ gì nữa, đó là Siberia (LB Nga).
Ngoài việc mỗi năm tăng thêm 4 nghìn kilomet vuông sa mạc, các thành phố ở Trung Quốc còn bị đe dọa bởi hàng núi rác. Xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân thải ra không dưới 7 nghìn tấn rác mỗi ngày. 70% số máy tính bỏ đi, những đồ chất dẻo đã qua sử dụng và phế thải sản phẩm công nghệ đang ùn ùn đổ vào Trung Quốc. Những người dân địa phương - chủ yếu là trẻ em - đang cố sức moi móc từ đó ra những kim loại quý. Một số thành phố giáp ranh với Hongkong đã trở thành nơi hứng lấy những phế phẩm của mặt hàng điện tử thải loại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét