Nhiều bạn đã ngộ nhận khi cho rằng vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ mở ra một tiền lệ cho các dân oan Việt Nam. Từ đây dân oan bị cướp đất cướp nhà sẽ không cần bất tuân dân sự nữa, cứ việc bắt chước ông Bình gởi đơn kiện ra tòa án quốc tế.
Nếu được như vậy thì dân bị bất công ở các nước độc tài trên khắp thế giới không cần đấu tranh để bị bắt vào tù nữa, cứ việc đi kiện là được rồi.
Và tòa án quốc tế sẽ nhận hàng triệu đơn kiện khắp nơi trên thế giới dẫn đến quá tải?
Thưa rằng tòa án thường trực ICC chuyên trách về thương mại là một bộ phận của tòa án Hình sự quốc tế chỉ xử những vụ án giữa các cá nhân của một quốc gia này sang đầu tư làm ăn tại một quốc gia khác mà có tranh chấp. Và cả hai đều tham gia các công ước quốc tế.
Việt Nam do có ký vào văn bản về hiệp định đầu tư với Hà Lan , hơn nữa ông Bình là người Hà Lan gốc Việt nên luật pháp Việt Nam nếu xử sẽ không công bằng cho ông ấy, luật Hà Lan nếu xử sẽ binh vực ông Bình xử ép đảng CS. Vậy nên tòa án thường trực quốc tế mới đảm nhiệm tư cách "trọng tài".
Căn cứ để xử đó là trên hiệp định đầu tư với Hà Lan mà chính phủ Việt Nam đã ký vào . Anh đã ký rồi thì phải giữ lấy lời.
Trong khi đó dân oan Việt Nam nếu đệ đơn ra tòa án quốc tế này thì sẽ bị trả về ngay tức khắc. Vì anh là công dân Việt Nam , nếu anh muốn kiện chính quyền Việt Nam thì làm ơn gởi đơn ở tòa án trong nước. Nếu anh cho tòa này không công bằng thì anh phải hè nhau đứng lên tạo ra tam quyền phân lập, từ đó có "tư pháp độc lập" cho các anh xài. Bao giờ các anh sang Campuchia đầu tư mà bị Cam bắt chẹt thì anh mới có thể gởi đơn lên tòa này.
Cho nên nói để các vị có tư tưởng kiện cáo ra tòa quốc tế hiểu là không dễ ăn.
Với tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, ông Trịnh Vĩnh Bình đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, cái đích mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta.
Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.
Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét