Tội ác của chế độ cộng sản không hẳn là những gì mà chúng làm ra trên đất nước này như bán nước, tham nhũng, đầu độc dân, cắt cổ ,tra tấn dã man người dân vô tội bằng chế độ công an trị... Đó là tội ác có thể nhìn thấy , sờ thấy được. Nhưng tội ác lớn nhất là làm băng hoại cả một nền đạo lý có từ xa xưa của dân tộc.
Hôm qua xem clip con đánh cha mà chua chát trong lòng. Cha bị con trai bắt quỳ như một cậu bé trước mặt cả con dâu. Người con cầm cả khúc cây phang vào đầu cha, cha van xin khóc lóc thảm thiết ngã lăn ra còn bị con đánh tới tấp, tàn nhẫn. Cái bi hài ở đây là con răn dạy cha chứ không phải ngược lại. Trên youtube còn có nhiều cảnh con nhận đầu cha vào lu nước, con đánh mẹ... Nó không còn là cá biệt.
Tuyên ngôn độc lập Mỹ nói " Mọi người sinh ra đều bình đẳng ". Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam nhưng người dân Việt lại hiểu sai nghĩa của từ này. Nghĩa của bình đẳng ở đây là ngang hàng nhau về pháp luật, ngang bằng nhau về trách nhiệm công dân giữa kẻ nắm quyền lực và người dân, ngang bằng thân ái trong cách đối xử giữa thầy trò, cha con như những người bạn chứ không phải "bình đẳng " là bất chấp đạo lý "kính trên nhường dưới".Trong xã hội Mỹ , người cha , người thầy không quá nghiêm khắc với con cái ,học trò nhưng không phải vì thế mà người con, người học trò có thể hỗn láo với người cha, người thầy. Họ chỉ chấp nhận những ý kiến khác biệt chứ không hề chấp nhận những hành động khác biệt.
Nhưng xã hội Việt Nam hiện nay đang băng hoại đúng với câu " Thượng bất chính hạ tắc loạn". Tòa án đang xử vụ cha và ông nội thay nhau hãm hiếp đứa con, đứa cháu gái 11 tuổi.Nạn nhân phải đưa đi nơi khác để sống nhưng có lẻ những ký ức tuổi thơ này sẽ ám ảnh em suốt đời. Ở chiều ngược lại, những đứa trẻ đã không còn coi cha mẹ, ông bà là những người đáng tôn kính.
Tại sao ?
Trong 5 điều Hồ Chí Minh dạy thiếu niên , nhi đồng không có một điều nào là yêu cầu tôn trọng cha mẹ ,ông bà tổ tiên cả.Yêu tổ quốc là yêu cái tổ XHCN mà ông Hồ mang về chứ không phải tổ quốc 4000 năm được biểu trưng qua lá cờ vàng ba sọc. Các điều còn lại nếu phân tích kỷ thì không có điều nào các cháu thiếu nhi thực hiện được cả. Ở đây không hề xuyên tạc bản chất thông qua các hiện tượng cá biệt.Bởi lẻ nếu bản chất giáo dục là tốt thì người Việt Nam bước chân ra ngoài xã hội văn minh không hề bị khinh rẻ giống như người Trung Quốc hiện nay.
Chính thể chế chính trị đã tác động đến giáo dục. Đó là điều khó chối cãi.
Triết lý giáo dục của xã hội dân chủ hơn hẳn triết lý của chế độ độc tài. Trong khi xã hội dân chủ đề cao những giá trị con người thì xã hội độc tài chỉ nhằm tạo ra các cỗ máy để phục vụ cho việc nắm giữ quyền lực của một bộ phận người.
Bộ phận đó bất chấp đạo lý, bất chấp sự bình đẳng vì vậy chúng không hề "khai phóng và nhân bản". Chúng chỉ làm cho con người gần với con vật hơn.
Chính vì vậy có thể khẳng định không ngoa rằng "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh đã mở ra một kỷ nguyên đưa con người Việt Nam trở về với thời nguyên thủy , mông muội , sơ khai của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét