Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

CUỘC CHIẾN VỀ QUYỀN "SỞ HỮU TRÍ TUỆ" CỦA CHÍNH QUYỀN TRUMP VỚI TRUNG QUỐC.

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.
Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính
Theo Điều 2 của Công ước WIPO (Công ước Stockholm) ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
- Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình
- Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế
- Phát minh khoa học,
- Kiểu dáng công nghiệp,
- Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng
- Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
Theo đánh giá của Ủy ban về Quyền Sở hữu trí tuệ của Mỹ, hành vi Trung Quốc vi phạm sở hữu trí tuệ của Mỹ mỗi năm gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ từ $225 tỷ đến $600 tỷ.
Kể từ tháng 3/2018 , tình hình thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần căng thẳng, hai bên liên tục đe dọa thuế quan lẫn nhau, nguyên nhân chính gây vấn đề này vì chuyện quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ của Trump muốn ngăn chặn tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ trên diện rộng tồn tại kéo dài từ Trung Quốc, áp đặt trừng phạt về thuế, ngăn chặn thủ đoạn thương mại không công bằng mà Trung Quốc gây ra cho Mỹ.
Hãng truyền thông tài chính Mỹ CNBC đưa tin hôm 25/4/2018 rằng, các nạn nhân của hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ do Trung Quốc gây ra hầu như có ở khắp mọi nơi trong nước Mỹ. Ngoài việc chuyển giao công nghệ bắt buộc tại Huada (BGI), rất nhiều công ty không liên quan trực tiếp gì đến thị trường Trung Quốc nhưng cũng bị thiệt hại vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ Trung Quốc.
Sản phẩm mới ra chưa đầy một năm đã bị làm nhái
Paulson Manufacturing, một công ty sản xuất kính bảo hộ ở California, chủ yếu sản xuất kính mắt và quần áo bảo hộ cho công nhân nhà máy và nhân viên cứu hỏa.
“Tôi đưa ra bất kỳ sản phẩm mới nào, chưa đầy một năm đã có thể thấy bị làm nhái ở một nơi khác trên thế giới.” Roy Paulson, giám đốc điều hành của công ty cho biết.
Ông cho biết, tại một triển lãm thương mại ở Trung Quốc lần đầu tiên ông trông thấy sản phẩm của công ty mình bị kẻ khác làm nhái. “Thậm chí họ còn sử dụng tên công ty của chúng tôi và làm nhái tất cả các sản phẩm mà chúng tôi trưng bày trên trang web của chúng tôi, và bán chúng như là sản phẩm của Paulson ở Trung Quốc.”
Ông cho rằng đây là hành vi trộm cắp và gây nhiều thiệt hại. “Không chỉ gây thiệt hại cho tôi mà còn cho nhân viên cũng như cộng đồng của tôi.”
“Chúng tôi đưa ra sáng tạo mới, họ làm nhái ngay và chiếm lĩnh thị trường”
Công ty thép Marin, nằm gần Baltimore thuộc bang Maryland, là một công ty sử dụng thép tái chế làm kệ lưu trữ, giỏ và xoong chảo. Giám đốc điều hành Drew Greenblatt của công ty cho biết, các sản phẩm xem như đơn giản của họ nhưng đòi hỏi các quy trình phức tạp.
Cách đây vài năm, trong một tìm kiếm ngẫu nhiên trên internet ông phát hiện ra sản phẩm của ông có trong danh sách của các đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc.
“Chúng tôi đưa ra những ý tưởng sáng tạo, có những sáng tạo mới, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền vào, nhưng họ đã cắt, dán, và lấy trộm của chúng tôi.” Greenblatt nói.
Trong những năm qua, ông đã được nhiều cơ quan truyền thông phỏng vấn và đã công khai kêu gọi Chính phủ chú ý đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Mỹ.
“Thật khó để đo lường chúng tôi đã mất bao nhiêu công việc (cơ hội)”, ông nói, “Thật khó để tính được thiệt hại, bởi vì mọi người sẽ không gọi điện thoại hoặc gửi e-mail báo cho bạn biết rằng: tôi đã mua chúng từ đối thủ cạnh tranh của bạn.”
Đồng thời, theo quan sát của ông, rất nhiều hàng nhái Trung Quốc chất lượng rất kém, nhưng bản thân hành vi trộm cắp này không thể chấp nhận được.
Greenblatt rất vui khi vì cách xử lý vấn đề này của chính quyền Trump. Ông cho biết, mục tiêu cuối cùng là Trung Quốc và Mỹ phải thảo luận với nhau để tìm một giải pháp.
Ngoài các công ty Mỹ kể trên đã lên án hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc, chính quyền Trump cũng thận trọng hơn về chiến lược tương lai của nhà cầm quyền Trung Quốc.
“Điều họ thực sự muốn là chuyển những thặng dư thương mại khổng lồ thu được từ các ngành công nghiệp truyền thống ngày nay, chẳng hạn như thép và nhôm và dệt may, sang nghiên cứu chất bán dẫn, hoặc nghiên cứu nhiều thứ khác không khó để nhận thấy.”
Trong 2 năm qua, mặc dù nhà cầm quyền Trung Quốc đã hạn chế đầu tư vào giải trí và bất động sản ở nước ngoài, nhưng vẫn luôn hỗ trợ các công ty Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ cao ở nước ngoài.
Chính phủ Mỹ đang xem xét thắt chặt lại những nguồn đầu tư từ Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ dự tính sẽ công bố kế hoạch hạn chế đầu tư từ Trung Quốc, trong khi trong trường hợp cần thiết Tổng thống Trump cũng có quyền phủ quyết đối với những vụ sáp nhập và mua lại, ngăn chặn âm mưu xâm lược của Trung Quốc nhắm vào các công ty công nghệ của Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét