Người ta nói vợ chồng chỉ gắn bó với nhau thuở hàn vi mới dựng nghiệp. Sau khi tài khoản ngân hàng đầy tiền thì kết quả là những phiên tòa ly hôn. Bởi lẻ lúc nghèo khó họ cùng quyết tâm , bền chí để theo đuổi một lý tưởng, một ước mơ nên dễ đồng cảm với nhau hơn. Đến khi giàu rồi họ có nhiều chọn lựa mới, nhiều lạc thú mới. Cái thời hoạn nạn cùng chia nhau những hoài vọng đã lìa xa.
Thế nhưng trong những ngày qua , dư luận nước Việt chỉ chú ý đến những giọt nước mắt thốt lên đầy bất công với một người phụ nữ đã nắm trong tay 3000 tỷ VND hơn 100 triệu USD mà không ai chú ý đến những giọt nước mắt được nuốt ngược vào trong của những người phụ nữ nuôi chồng vì chính trị.
Cao Thị Xuân Phượng vợ của tù nhân Trương Duy Nhất và những người vợ của các tù nhân sau đây trong nhóm "Liên minh dân tộc Việt Nam" : Lưu Văn Vịnh, 52 tuổi, 15 năm tù; Nguyễn Quốc Hoàn, 42 tuổi, 13 năm tù; Nguyễn Văn Đức Độ, 44 tuổi, 11 năm tù; Từ Công Nghĩa, 26 tuổi, 10 năm tù và Phan Trung , 43 tuổi, 8 năm tù... là những người như thế.
Trong số họ có không ít người từng hàng chục lần "cơm đùm gạo bới" thăm nuôi chồng trong tù. Và họ cũng chẳng hề có trong tay hàng trăm triệu USD để chia. Họ chỉ chia với chồng của họ cái ý chí không khuất phục, không xuôi tay trước bạo quyền.
Những người chồng của những người phụ nữ này nếu cho họ thoả chí tang bồng thì cái cơ nghiệp hàng ngàn tỷ của Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng là gì với họ.Bởi thật sự khi anh làm giàu mà GDP đất nước không tăng, nhân dân vẫn lầm than cơ cực chỉ ngửa tay xin tiền bố thí, từ thiện, ngoài ra không hề có bất kỳ chính sách phúc lợi xã hội nào thì cái giàu đó chỉ là cho chính anh. Truyền thông cộng sản tập trung xoáy sâu vào "khát vọng làm giàu"" mắt thấy đốm lửa xa ngàn dặm" của Đặng Lê Nguyên Vũ là để đánh lạc hướng giới trẻ và dư luận.
Cho dù Việt Nam có cả trăm tỷ phú thì tiền đó cũng chỉ là lấy của dân nghèo Việt Nam mà thôi. Bởi số tiền thuế nếu có mà Trung Nguyên đóng góp cho chính phủ này cũng sẽ rơi vào túi một đảng độc tài duy nhất, không có kiểm soát của đối lập. Và thế là những đồng tiền thuế đó chỉ dùng để nuôi một bộ máy chính trị độc tài trấn áp nhân dân chứ không hề tạo ra medicare, foodstamp và các chế độ an sinh xã hội khác cho dân nghèo.
Chính vì vậy đã nảy sinh một tầng lớp bất đồng chính kiến với chế độ cầm quyền. Những người hiểu biết, bất đồng sâu sắc nhất, ưu tú nhất của dân tộc đã biến thành tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Tiếng hô "đá đảo chế độ cộng sản" của họ vang vọng trong những phiên toà mà hệ thống truyền thông chính quyền muốn giấu kín. Và những người vợ của những người tù chính trị ấy lại thầm lặng bới từng bịch muối, nải chuối, nắm gạo... cho chồng chiến đấu hàng ngày với 4 bức tường nhà giam.
Họ mới là những người chiụ bất công nhất chứ không phải Lê Hoàng Diệp Thảo. Nhưng họ không kêu ca, không cầu mong dư luận chú ý đến. Họ gắn bó chung thuỷ với người chồng của mình mà không cần đến hàng núi bất động sản, nữ trang, cổ phiếu, ngoại tệ ... Cái mà chồng họ có thể chia cho họ chỉ là lý tưởng. Lý tưởng tự do dân chủ. Cái này một cá nhân không thể ăn được nhưng một dân tộc thì có thể làm giàu nhanh chóng.
Thế nhưng trong 95 triệu dân Việt mấy ai hiểu được điều này. Họ trầm trồ thán phục khi toà tuyên số gia sản đồ sộ mà hai vợ chồng làm đươc trong 20 năm. Họ ca tụng những kẻ "vai mang túi bạc lè kè. Nói quấy nói quá chúng nghe ầm ầm". Nhưng họ không hề nghĩ những cặp vợ chồng tù nhân lương tâm kia mới thực sự giàu hơn.
Khi chết đi anh chẳng mang theo xuống mồ được gì. Cái anh để lại đó mới là tài sản. Nếu mai sau nước có tư do dân chủ thì tài sản mà những tù nhân lương tâm để lại hẳn phải lớn hơn nhiều tài sản của Đặng Lê Nguyên Vũ. Bằng chứng là 100 năm trước đây đã có rất nhiều nhà tư sản giàu nứt khố đổ vách thời Pháp thuộc, nhưng lịch sử chỉ nhớ đến những người như Nguyễn Thái Học với câu nói bất hủ đi vào lòng người:
"Không thành công thì cũng thành nhân".
tuyệt quá anh ạ
Trả lờiXóa