Thuật ngữ chính trị ngày nay không còn khái niệm "phản tướng" chỉ lực lượng quân đội đảo chính các chế độ độc tài để thiết lập nên các nền dân chủ. Ví dụ nếu các tướng lĩnh quân đội cộng sản hiện nay thành lập Hội đồng quân nhân cách mạng để đảo chính đảng CSVN , trả lại quyền tự quyết cho dân thì không thể gọi họ là "phản tướng". Tương tự các tướng lĩnh trong đó có cả ông Nguyễn Văn Thiệu tham gia cuộc đảo chính 1963 cũng không thể gọi họ là "phản tướng". Nếu đúng thế thì cuộc bầu cử 1967 đã bầu một "phản tướng" làm tổng thống của một nền dân chủ ?
Theo thuyết chính danh của các triều đại phong kiến thì ngai vàng phải được thừa kế chứ không được cướp ngôi. Những kẻ cướp ngôi đều bị coi là kẻ phản loạn. Chiếu theo thuyết chính danh này thì hai chế độ đảng trị và gia đình trị ở hai miền Nam Bắc từ 1945-1963 đều phản loạn vì cướp chính quyền. Tại sao Nhật chỉ trao trả độc lập cho chính phủ của Trần Trọng Kim chứ không trao cho Hồ Chí Minh ? Và tại sao Pháp lại trao trả độc lập cho "Quốc gia Việt Nam" và sau này bị Ngô Đinh Diệm dùng "trưng cầu dân ý " giả tạo để phế bỏ nền "quân chủ lập hiến" để đưa mình lên làm tổng thống đứng trên hiến pháp ? Bởi vì cả Nhật và Pháp đều hiểu tính chính danh của các nền quân chủ.
Như vậy chính Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm mới là hai kẻ phản tướng vì không ai bầu mà đứng đầu hai chế độ chỉ nhờ cướp ngôi.
Sau khi học thuyết "quyền lực thuộc về nhân dân" của Locke ra đời thì xuất hiện khái niệm "phản dân chủ". Do dân là vua nên những chế độ phản vị vua này bị coi là phản dân chủ.
Phản dân chủ có các dấu hiệu sau :
- Hiến pháp có tách rõ ba quyền và đề cao quyền lực nhân dân tức nhân dân là chủ thể của quyền lực hay không?
- Có đảng đối lập hoạt động với tư cách giám sát đảng cầm quyền hay không ?
- Có tự do báo chí tức có báo chí tư nhân hay không ?
- Có tù chính trị thuộc đảng đối lập hay không?
- Quốc hội có được quyền truất phế tổng thống hay không?
- Có tối cao pháp viện để xử tổng thống nếu tổng thống vi hiến hay không?
- Các quyền con người có được tôn trọng hay không ?
- Nhiệm kỳ của tổng thống mà hiến pháp quy định có được tuân thủ hay không ?
- Có đảng đối lập hoạt động với tư cách giám sát đảng cầm quyền hay không ?
- Có tự do báo chí tức có báo chí tư nhân hay không ?
- Có tù chính trị thuộc đảng đối lập hay không?
- Quốc hội có được quyền truất phế tổng thống hay không?
- Có tối cao pháp viện để xử tổng thống nếu tổng thống vi hiến hay không?
- Các quyền con người có được tôn trọng hay không ?
- Nhiệm kỳ của tổng thống mà hiến pháp quy định có được tuân thủ hay không ?
Như vậy cả hai chế độ ở hai miền đều phản dân chủ. Các dấu hiệu này chỉ cần xem bản hiến pháp của mỗi chế độ là rõ, chẳng cần nghe ai nói. Bởi lẻ các chế độ độc tài chỉ có thể dùng bồi bút để xuyên tạc lịch sử , xuyên tạc sự thật nhưng không thể che giấu tính chất phản dân chủ qua bản hiến pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét