Vì nợ xấu ở hai quốc gia này là nhiều nhất do tình trạng ngân hàng cho vay vô tội vạ, không có kế hoạch dẫn đến những món nợ khó đòi. Có nhiều ngân hàng đã bị lừa đảo chiếm dụng vốn.
Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính.
- Các Ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
- Tự do hóa tài chính
- Sự yếu kém trong hệ thống tài chính, nhất là các ngân hàng trong nước
- Thể chế giám sát kém
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
- Tự do hóa tài chính
- Sự yếu kém trong hệ thống tài chính, nhất là các ngân hàng trong nước
- Thể chế giám sát kém
Các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng kinh tế.
Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những "bong bóng" đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ.
Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là "tâm lý bầy, đàn".
Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc gia (NADS) thuộc đại học Nhân dân của Trung Quốc cảnh báo leo thang trong chiến thương mại Mỹ- Trung với những trừng phạt áp đặt cho sản phẩm hay giao dịch tài chính có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngoài đánh thuế thêm hàng Trung Quốc như Donald Trump đe dọa, Washington còn có thể nỗ lực gây mất ổn định thị trường trong lẫn ngoài nước để gia tăng sức ép .
Mỹ có thể bắt đầu bán cổ phiếu của công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường Mỹ và sử dụng phương tiện truyền thông để phóng đại điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc. Hai cách này có thể khiến cổ phiếu nhiều đơn vị, trong đó có hai “ông lớn” công nghệ Alibaba với Tencent, chịu áp lực giảm đáng kể.
Khuyến khích hoặc ép buộc doanh nghiệp Mỹ bỏ đầu tư tại Trung Quốc là một biện pháp khả dĩ khác. Mục tiêu bị nhắm đến sẽ là những lĩnh vực đóng vai trò đòn bẩy phát triển của nền kinh tế cường quốc châu Á, qua đó khiến hai thị trường tài chính cùng bất động sản bị thiệt hại, gây nên một cuộc khủng hoảng tài chính.
Thị trường tiền tệ cũng gặp nguy nếu Mỹ góp phần củng cố cho kỳ vọng rằng đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục suy yếu. Chiến thuật này làm cho các quỹ đầu tư nhanh chóng chuyển sang tài sản “trú ẩn an toàn”, tạo ra tình trạng bán tháo tài sản Trung Quốc mà đặc biệt là bất động sản. Dòng vốn vì vậy mà chạy ra nước ngoài, khủng hoảng mang tính hệ thống sẽ nổ ra.
Trên bình diện quốc tế, Mỹ có thể gây áp lực với những quốc gia mà doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư lớn, gây thiệt hại đáng kể cho tổ chức tài chính Trung Quốc. Washington còn có thể phạt nặng tổ chức tài chính Trung Quốc đóng tại Mỹ, hay dùng sức ảnh hưởng của mình với hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu để cô lập tổ chức tài chính Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét