Nguyễn Hải Giang đã ra đi sau khi em đến với thế gian này 16 năm. Nếu so với cuộc đời của Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mười, Lê Đức Anh thì quá ngắn ngủi. Nhưng so với hàng ngàn , hàng chục ngàn nấm mộ vô danh của những em bé vừa thành hình đã bị bỏ rơi, hàng chục ngàn trẻ em ung thư phải rời bỏ cuộc sống khác thì em vẫn còn rất hạnh phúc.
Tên em đã được nhắc , đã ngập tràn trên các trang mạng xã hội hôm nay . Nụ cười của em khi đối diện với cái chết vẫn tỏa sáng. Có lẻ khi sinh ra làm người em không thể chọn cho mình một đất nước để đầu thai. Bởi nếu tạo hóa cho em quyết định em sẽ không chọn nơi sinh ra lại ẩn chứa đầy rẫy thảm họa, nơi mà bản thân em , cha mẹ em và đồng bào em không có được quyền tự quyết lấy số phận của mình.
Chắc em cũng không thể ngờ rằng mảnh đất ấy năm xưa là quê hương của Xô Viết Nghệ Tĩnh, của những lời đường mật như cái nôi của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân, của cách mạng vô sản, của búa và liềm... Và rồi thì là quê hương của bác Hồ, của mười cô gái thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc... Nhưng rồi thì khi phát hiện ra nhà máy Formosa xả thải ra biển khiến cá chết hàng loạt, khi thấy Formosa là một tô giới bất khả xâm phạm đầy lính Trung Quốc canh giữ thì em đã rõ , tất cả chỉ là láo toét. Trên cả nước này còn có biết bao địa chỉ đỏ anh dũng như địa danh quê em. Nhưng tất cả đã bị bán hết rồi em ạ.
Chúng bị bán như là một quy luật tất yếu, chỉ vì nó được xây trên sự ngây thơ về chính trị của một dân tộc.Nguyên nhân cái chết của em, về sâu xa không chỉ đến từ các thế lực nắm quyền. Nó đến từ sự nhẹ dạ , cả tin từ những người mà em gọi là ông bà, chú , bác... Chính họ đã tự đào hố chôn mình, đã mua dây buộc vào cổ.Ngày hôm nay cha em Nguyễn Nam Phong đã lái xe đi làm cách mạng cũng bởi vì ngày xưa trên quê hương em đã có quá nhiều người làm "phản cách mạng".
Không phải ai , chính họ đã tạo ra những tên "khố rách áo ôm", đầu dốt nát, tham vọng nhỏ nhen , ti tiện nhưng lại ảo vọng gánh lấy sứ mạng giải phóng một dân tộc, đưa dân tộc này sánh vai cường quốc năm châu. Rốt cuộc chúng chỉ đưa dân tộc này trở về thời kỳ đồ đá và đưa những cô gái mới lớn, đầy nhựa sống như em ...xuống mồ.
Suy cho cùng , ai cho phép chúng làm điều đó khi cách đây một trăm năm chúng cũng không khác gì bà con của em bây giờ?
Trí tuệ em ạ?
Chính trí tuệ đẻ ra những thiết chế xã hội kiểm soát được sự lạm quyền. Chính trí tuệ khiến những nhà máy như Formosa không mọc lên ở quê em và lần lượt hủy diệt cả một dân tộc để đổi lấy vàng, đô la, tiền trên thị trường chứng khoán , bất động sản... sau đó là lâu đài , siêu xe, du thuyền và những ngôi nhà có khí hậu tốt nhất ở nước Mỹ , châu Âu.
Những tên bần cố nông ngày xưa thoáng chốc đã lột xác trở thành tỷ phú sau khi bán đi sinh mạng những cô gái trẻ như em. Nhưng cái đáng buồn là đồng bào của em vẫn đang loay hoay trong ngụy biện dù thế giới này đã vạch ra đường đi khá rõ. Họ không còn đơn thương độc mã như nước Mỹ 230 năm trước, đã có 112 nước sát cánh và dẫn đường cho họ.
Thế nhưng tại sao họ vẫn không tìm được đường đi ? Đó là vì ý thức nô lệ đã hằn quá sâu. Họ không bao giờ độc lập suy nghĩ, tự tìm ra phương pháp nắm lại quyền lực mà chỉ trông chờ một kẻ như Hồ Chí Minh xuất hiện để dẫn dắt họ. Vì họ không hề biết rằng sản phẩm ấy là giả.
Và sẽ có nhiều, rất nhiều những chàng trai, cô gái như em ra đi khi đến với thế giới này quá ngắn nữa. Nhưng căm thù cũng sẽ làm lu mờ lý trí. Sự bao dung sẽ làm ta sáng suốt hơn. Nếu đồng bào của em vẫn còn tỉnh táo để đoàn kết nhau lại , lấy bài học từ những nước khác thì có lẻ số phận của các thế hệ sau vẫn còn cách cứu. Còn nếu họ chỉ trông mong vào lòng từ bi của các con sói đội lốt người thì xin lỗi em , thảm họa chỉ là mới bắt đầu. Hãy yên nghỉ em nhé. Vì dù sao em cũng nên hạnh phúc là đã được giải thoát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét