Nhiều người cho rằng Trung Quốc và Nga đã tẩy chay USD và như thế kho dự trữ ngoại hối của họ (trên 3000 tỷ USD) không còn cần dùng đến ?
Thật ra 2 nước này chỉ ký kết hiệp định song phuơng để thanh toán bằng đồng Rup và nhân dân tệ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD mà thôi. Trên thực tế khi làm ăn với các nước khác họ cũng phải định giá bằng đồng tiền bản vị duy nhất của thế giới USD. Đơn giản vì:
- USD được phát hành bởi FED ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. Giá trị của USD lên xuống không phải do sự điều hành kinh tế kém cỏi hay thành công của chính phủ mà do quyết định của FED.
- Đồng USD được phát hành dựa trên số trái phiếu mà FED thu đưoc từ chính phủ Mỹ, được bảo chứng bằng tài sản của 1% dân số giàu có nhất của nước Mỹ (trị giá 90.000 tỷ USD). Với tài sản này không lo đồng USD có thể bị mất giá bởi lạm phát vì in quá nhiều mà không có gì bảo chứng.
- USD được phát hành bởi FED ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. Giá trị của USD lên xuống không phải do sự điều hành kinh tế kém cỏi hay thành công của chính phủ mà do quyết định của FED.
- Đồng USD được phát hành dựa trên số trái phiếu mà FED thu đưoc từ chính phủ Mỹ, được bảo chứng bằng tài sản của 1% dân số giàu có nhất của nước Mỹ (trị giá 90.000 tỷ USD). Với tài sản này không lo đồng USD có thể bị mất giá bởi lạm phát vì in quá nhiều mà không có gì bảo chứng.
Trong khi đó hai nền kinh tế độc tài của Trung Quốc và Nga không có gì đảm bảo cho đồng tiền của họ ngoài trên 3000 tỷ USD dự trữ trong kho. Không nước nào dám tích trữ hai đồng tiền này để rồi có ngày hai nền kinh tế độc tài này sụp đổ họ sẽ phải ôm một đống giấy lộn. Chỉ các nước phụ thuộc quá sâu vào nền kinh tế Trung Quốc như Việt Nam mới dám cho lưu hành chính thức nhân dân tệ mà thôi.
Do vậy giữa Nga và Trung Quốc chỉ có một thỏa thuận với nhau là dùng tiền của họ trong các vụ làm ăn riêng để khỏi phụ thuộc vào anh Mỹ. Còn lâu họ mới dám tẩy chay hoàn toàn đồng USD.
Dollar Mỹ là đồng tiền dự trữ quốc tế và là tiền tệ thanh toán chính trong giao dịch thương mại quốc tế, đồng USD chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Hầu hết các mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới như dầu mỏ, vàng,… đều được định giá bằng dollar. Vì thế nên FED – cơ quan kiểm soát đồng dollar – có khả năng gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu.
Hầu như mọi quyết định của FED đối với đồng dollar và kinh tế Mỹ đều tác động ít nhiều đến kinh tế thế giới. Ví dụ: Để giải quyết khủng hoảng 2008, các gói kích thích kinh tế (QE) của FED bơm tiền vào thị trường hàng nghìn tỉ đô la, một mặt nó giúp ổn định tình hình tín dụng ở Mỹ, một mặt lại làm đồng đô la mất giá nghiêm trọng. Khi đó giá vàng thế giới tăng cao kỉ lục (800 USD/oz cuối năm 2008 lên đến 1700 USD/oz như hiện nay) cùng giá các loại hàng hóa khác kiến nhiều nước rơi vào tình trạng khó khăn.
Ngoài ra, kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York (số 33 Liberty) dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới, hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.
FED hay cục dự trữ liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương Mỹ, thành lập từ 23/12/1913, theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson với mục đích duy trì 1 chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho nước Mỹ.
Vai trò chính sách tiền tệ của Fed được nêu cụ thể trong Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977 với các nhiệm vụ chính như sau:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho công dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn.
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. Bình ổn giá cả cùng các sản phẩm và dịch vụ để khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Giám sát các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Tại sao FED lại có thể tác động nền kinh tế toàn cầu?
USD vốn là đồng tiền chủ chốt mà FED lại là nơi duy nhất được quyền đưa ra các quyết định về tăng giảm lãi suất tiền tệ. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.
USD vốn là đồng tiền chủ chốt mà FED lại là nơi duy nhất được quyền đưa ra các quyết định về tăng giảm lãi suất tiền tệ. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét