Hàng trăm người Campuchia ngày 26/9 /2015 đã đổ về góc đường ở phía trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, hô vang các khẩu hiệu bài Thủ tướng Campuchia Hun Sen và cáo buộc ông “dâng” đất cho Việt Nam.
Không chỉ hô to những lời chỉ trích chính quyền trong nước, những người biểu tình còn giơ cao các biểu ngữ như “Hun Sen là con rối của Việt Nam” hay “Không được bán rẻ Campuchia”.
Ngược dòng lịch sử thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Sau khi di dân đến mũi đất cực nam (mũi Cà Mau), tiếp cận vùng biển phía nam, quá trình Nam tiến hoàn tất, người Việt bắt đầu đẩy mạnh mở rộng lãnh thổ sang hướng tây – nam (vào nội địa Campuchia).
Có mấy ai biết được rằng toàn bộ lưu vực sông Vàm Cỏ và đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Sài Gòn trước đây là lãnh thổ của người Khmer (dân tộc chiếm hơn 90% người Campuchia bây giờ)? Từ năm 1600 – 1800, dưới sức mạnh xâm chiếm của các thời Chúa Nguyễn, người dân Khmer đã phải dâng dần đất đai để đổi lấy cuộc sống yên bình. Để rồi khoảng năm 1800, Việt Nam khởi đầu một cuộc tiến công vô hạn, có thể dẫn tới việc làm biến mất hoàn toàn nước Campuchia. Các đồn binh được xây dựng khắp nơi và một doanh trại đóng ngay Phnom Pênh. Hoàng đế Việt Nam còn áp đặt lối ăn mặc, tóc tai, quần áo theo kiểu Việt Nam cho người Khmer, một hệ thống thuế khóa theo Việt Nam và ngay cả việc bắt nông dân trồng lúa như ở Việt Nam. Ai không tuân sẽ bị trừng phạt nặng. Vì uất hận, một số cuộc nổi dậy xảy ra. Họ tàn sát những người Việt sinh sống ở biên giới phía đông Campuchia trước khi họ bị chúng ta đè bẹp bằng lực lượng mạnh hơn.
Người Campuchia lúc bấy giờ gọi người Việt là Yuon – Dã Man. Họ sợ người Việt tới mức lấy người Việt ra dọa con nít. Còn người Việt gọi người Campuchia là Cao Miên – Mọi rợ vùng cao nguyên. Ấy mới thấy sau khi Pol Pot lên nắm quyền họ vẫn còn nuôi mối thâm thù và mong muốn chiếm lại vùng đất của họ.
Quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia.
Năm 1975, sau khi Việt Nam giành được thắng lợi trong chiến tranh với Mỹ, lãnh đạo Việt Nam lúc đó, dưới sự ủng hộ của Liên Xô đã đưa ra một loạt yêu cầu không coi độc lập và chủ quyền của Campuchia ra gì, dẫn đến mâu thuẫn Việt Nam-Campuchia gay gắt lên, tiếp theo đó phát sinh xung đột vũ trang biên giới qui mô lớn. Ngày 25/12/1978, Việt Nam đưa quân vào Campuchia, chiếm thủ đô Phnom Penh, tiếp đó thành lập “Nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia” do Heng Somrin đứng đầu. Sau đó Việt Nam đưa quân vào đóng ở Campuchia.
Hành động làm trái chuẩn tắc luật pháp quốc tế của Việt Nam đương nhiên bị nhân dân Campuchia chống lại và cũng bị sự khiển trách mạnh mẽ và phản đối kiên quyết của thế giới. Từ đó vấn đề Campuchia trở thành một vấn đề nóng trong đấu tranh chính trị quốc tế. Ba phái ở trong nước Campuchia: nguyên chính phủ Campuchia dân chủ, hoàng thân Sihanouk, SonSan đã triển khai đấu tranh vũ trang chống Việt Nam tại vùng Đông bắc và vùng núi miền Tây Campuchia, đồng thời thành lập mặt trận thống nhất, thành lập Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ do hoàng thân Sihanouk đứng đầu. Trên thế giới, tuyệt đại đa số các nước bao gồm các nước Asean, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu cũng đều đứng về phía nhân dân Campuchia. Bắt đầu từ khoá 34 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1979, các khoá hội đồng Liên hợp quốc đều thông qua quyết nghị với đa số áp đảo, yêu cầu Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia vô điều kiện.
Sau khi Quân đội Việt Nam rút toàn bộ khỏi Campuchia năm 1989, và các nỗ lực khôi phục hòa bình và hòa giải dân tộc diễn ra sau đó, thời kì Cộng hòa Nhân dân Campuchia chấm dứt, Campuchia trở thành quốc gia quân chủ lập hiến.
Ảnh 1: Dân Campuchia biểu tình chống Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Ảnh 2 : Lãnh tụ Sam Rainsy đứng tại cột mốc biên giới tạm số 185 tại xóm Kbal Kandal, xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng chuẩn bị cho nhổ cột mốc hồi tháng 5, 2009.
Ảnh 2 : Lãnh tụ Sam Rainsy đứng tại cột mốc biên giới tạm số 185 tại xóm Kbal Kandal, xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng chuẩn bị cho nhổ cột mốc hồi tháng 5, 2009.
( Tổng hợp từ các thông tin về Campuchia trên internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét