Có một điều mà không phải người Việt nào cũng biết là trong bất kỳ một chế độ xã hội nào dù dân chủ hay độc tài cũng đều tồn tại hai phe : phe ủng hộ chính quyền và phe chống chính quyền.
Trong cuộc nội chiến Nam Bắc sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 nhiều người Việt lầm tưởng là Việt Nam lúc đó chỉ có hai phe: phe Quốc gia và phe Cộng sản. Thật ra nó có bốn phe.
Ở miền Nam nó chia làm hai phe rõ rệt : đó là phe của chính quyền nhà Ngô cùng với dân Công giáo di cư. Phe đối lập với chính quyền là dân miền Nam theo các tôn giáo khác với công giáo là Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Mật tông, Cao Đài; các đảng phái khác với đảng Cần Lao là : Đại Việt quốc dân đảng, Việt Nam quốc dân đảng. Bên cạnh đó là không ít dân theo Việt Minh đánh Pháp không thể tập kết ra Bắc.Và đặc biệt là phe của các tướng lĩnh miền Nam thuộc quân đội "Quốc gia Việt Nam" trung thành với Bảo Đại và đảng Đại Việt.
Ở miền Bắc ngoài thành phần vô sản, bần cố nông theo phe đảng cộng sản vẫn còn một phe khác đó là phe địa chủ , tiểu tư sản, đồng bào Công giáo thân Pháp không di cư vào Nam và phe của những người cộng sản "men sơ vích" như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Vũ Thư Hiên... và tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức phản kháng như Trần Đức Thảo, Lê Đạt, Trần Dần của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.
Vì vậy những người chống cộng sản thuộc công giáo rất chủ quan khi cho rằng những ai "chống chế độ nhà Ngô" đều thuộc phe cộng sản và đều phi nghĩa. Một sự ngộ nhận tai hại.
Công giáo Việt Nam hình thành từ việc truyền đạo của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vào Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phân tranh thế kỷ 16. Họ đã có công rất lớn trong việc tạo ra chữ quốc ngữ , sử dụng mẫu tự La tinh thay cho mẫu tự Hán Nôm. Khác với Phật giáo, đạo Gia tô (Công giáo) không được các chế độ quân chủ Việt Nam đón nhận, nhiều nhà truyền đạo đã bị giết, xử tử bởi chính quyền. Đặc biệt triều đình nhà Nguyễn bắt đầu từ Gia Long là chính quyền ác cảm nhất với Công giáo.
Vua Minh Mạng (cai trị từ 1820 tới 1841) bắt đầu thực hiện các chính sách cấm đạo khắc nghiệt. Phong trào Văn Thân của các nho sĩ thủ cựu với khẩu hiệu "bình Tây sát Tả" nổi lên tàn sát người Công giáo, đặc biệt vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885.
Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ Công giáo. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Năm 1858, Pháp đánh chiếm Đà nẵng và sau đó là chiếm toàn bộ Gia định, miền Nam dưới sự kháng cự yếu ớt của quân đội nhà Nguyễn.
Nhưng không phải tất cả các vị vua nào của triều Nguyễn cũng đều bạc nhược. Ba ông vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã tạo nên một phong trào "Cần Vương" chống Pháp lan rộng khắp cả nước.Tuy nhiên do nhận thức và do sự thù hằn nghĩa quân Cần Vương đã gây ra thảm sát 20.000 công giáo dẫn đến việc Nguyễn Thân và phó tướng của ông (Ngô Đình Khả) đã đàn áp cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng đào mộ lấy tro cốt trộn vào thuốc súng để bắn xuống dòng sông Lam.
Chỉ đến sau hòa ước Giáp Thân 1884, nhà nước An Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, trở thành thuộc địa của Pháp thì công giáo mới được xem như tôn giáo chính thức tại Việt Nam.Nhưng sau đó sự nổi dậy của Cộng Sản Việt Nam với chủ trương vô thần đã khiến người công giáo trở thành cái gai trong mắt thế lực này. Sau cái gọi là "chiến thắng Điện Biên Phủ" giáo dân công giáo thân Pháp ở Bùi Chu, Phát Diệm và 30% ở Hà Nội đã di cư vào Nam vì lo ngại bị Việt Minh trả thù và dưới sự tác động tuyên truyền của CIA Mỹ.
Người công giáo đã có một sự ngộ nhận quan trọng là chính phủ Ngô Đình Diệm đã đưa họ vào Nam . Thực ra người đưa họ thoát khỏi hoa cộng sản là quân đội Pháp và chính quyền "quốc gia Việt Nam" của Bảo Đại, người đã trao chiếc ngai vàng cho Việt Minh nhưng vẫn làm quốc trưởng của một chính thể dân chủ nghị viện tương tự như các chính thể "quân chủ lập hiến" ở châu Âu sau cách mạng dân chủ tư sản Anh 1642 và cách mạng Pháp 1789.
Đây là một mô hình chính trị ưu việt nhất trong các chế độ hiện tại, hình thức nghị viện Westminster. Nó cho phép quyền hành không tập trung quá mức trong tay một nhánh quyền lực nào. Ngoài Mỹ và một phần nào đó là Hàn Quốc mô hình "cộng hòa tổng thống" lại thất bại ở nhiều nước và dẫn đến các cuộc cách mạng từ độc tài sang dân chủ bằng đảo chính và bất tuân dân sự.
Sau khi bội ước với người đã mời mình về cộng tác với chức vụ thủ tướng trong một mô hình dân chủ nghị viện phôi thai, Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại trong một cuộc bầu cử "trưng cầu dân ý " gian lận mà số phiếu thắng cử vượt quá số cử tri đăng ký đi bầu trên thực tế, nhà Ngô đã chuyển từ chế độ nghị viện sang chế độ "cộng hòa tổng thống". Sau đó là bản hiến pháp 1956 ra đời đã giúp tổng thống đứng trên hiến pháp và nền cộng hòa thực chất chỉ tồn tại trên giấy. Thực tế xã hội Việt Nam đã quay ngược về thời kỳ quân chủ chuyên chế với hai ông vua :đảng trị và gia đình trị ở cả hai miền Nam Bắc. Hai đảng cầm quyền đều dùng chế độ công an trị và bộ máy mật vu giống nhau để đàn áp nhân quyền nhằm củng cố quyền lực độc tôn.
Về cơ cấu tổ chức hai chế độ chỉ khác nhau học thuyết; chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa nhân vị, ngoài ra giống nhau về cơ cấu tổ chức của đảng nắm quyền và các đoàn thể ngoại vi: phong trào cách mạng quốc gia( mặt trận tổ quốc), đoàn thanh niên, hội phụ nữ Liên đới ( đoàn thanh niên CSHCM, Hội phụ nữ Việt Nam...)
Định nghĩa về một thể chế chính trị độc tài được thế giới định nghĩa rất rõ rằng : độc tài đến từ hiến pháp và thể chế chính trị. Đó là điều hiển nhiên không thể chối cãi. Hiến pháp là căn cước của một chế độ. Thông qua bản hiến pháp người ta có thể đánh giá một chế độ là phi dân chủ , phản dân tộc hay không và sau đó các thông tin về vi phạm dân chủ , nhân quyền chỉ là để minh họa thêm cho bản hiến pháp này.
Trong bộ phim "Vietnam war" , các nhà làm phim Mỹ đã nhận định một cách khách quan rằng :" Hai chế độ đều tàn bạo như nhau". Đó là điều được đúc kết trong tác phẩm "Trại súc vật" và đoản văn "Dưới chế độ độc tài" của nhà văn Urugoay. Một cách khái quát cuộc sống của người dân dưới các chế độ độc tài trên toàn thế giới đều giống nhau :
Các nhà chức trách không thi hành chức trách.
Các nhà chính trị phát ngôn nhưng không nói bất kỳ điều gì.
Cử tri chỉ bỏ phiếu nhưng không chọn lựa.
Giới truyền thông đưa tin bịa đặt.
Các nhà trường dạy sự ngu dốt.
Các quan toà trừng phạt những nạn nhân.
Quân đội tuyên chiến với nhân dân của chính mình.
Công an không chống tội ác vì chính họ quá bận bịu gây tội ác.
Những sự phá sản thì được công hữu hoá, nhưng những lợi tức thì được tư hữu hoá.
Tiền bạc thì tự do hơn nhân dân.
Nhân dân làm đầy tớ cho mọi sự.
Chế độ nhà Ngô sau khi đánh dẹp các đảng phái đối lập đã đưa dân Công giáo tái định cư ở Biên Hòa, Đồng Nai, Tân Kiệm, Sài gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Họ trên danh nghĩa muốn tạo dựng nên các tiền đồn chống cộng sản. Nhưng cũng giống như cộng sản Việt Nam dựa vào hai giai cấp công nông, cộng sản Trung Quốc dựa vào người Hán... các chế độ độc tài đều xây dựng dựa trên sự ưu đãi một thiểu số để đàn áp đa số còn lại.
Sự thiên vị của chính quyền khiến đa số dân Công giáo lầm tưởng chế độ độc tài mà họ tôn thờ là tốt nhất, bệnh sùng bái nhân cách y như người dân sống dưới chế độ cộng sản xuất hiện.Và họ ca tụng chính sách, lãnh tụ, luật pháp của chế độ này trên cơ sở so sánh với chế độ cộng sản chứ không hề so sánh với các chế độ dân chủ.
Tuy nhiên dưới các chế độ độc tài thì tất cả đều thối nát như nhau, bất kể đó là cộng sản hay không cộng sản.
Chống cộng sản nếu là để giành lại quyền tự quyết về tay nhân dân, giành lại quyền làm người thì những năm tháng lao tù, sự hy sinh vì đấu tranh dân chủ mới có ý nghĩa. Chống cộng sản nhằm để thiết lập nên một chế độ độc tài mới như Nga, Mùa xuân Ả Rập hoặc nhiều nước khác thì sự hy sinh đó là vô ích.
Tuy nhiên các nhà đấu tranh dân chủ cuội sẽ tìm cách để xuyên tạc điều này. Họ sẽ làm giống như Dư luận viên của chế độ cộng sản là bóp méo sự thật, tấn công người bất đồng chính kiến, không chú ý đến hiến pháp, thể chế chính trị mà chỉ tìm các giai thoại , những câu chuyện ảo tưởng để đánh vào cảm tính của người dân Việt Nam.
Sau đó là sự trả thù bạo lực, là thảm sát là chiến tranh liên miên không dứt để tái lập một chế độ độc đảng, bầu cử giả tạo, không tam quyền phân lập, không pháp trị. Và sau đó là bán nước ,là diệt chủng...
Cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 chỉ là bề nỗi của một tảng băng chìm. Nó là kết quả của phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của nhân dân ,sinh viên học sinh, nhân sĩ trí thức , đảng viên các đảng phái đối lập với chính quyền trong 7 năm liên tiếp kể từ khi bản hiến pháp "ngược lòng dân và phản thời đại" 1956 ra đời. Phong trào đấu tranh này đã tác động đến tâm lý các tướng lĩnh tham gia đảo chính. Và họ đã kế tục hai lần tấn công vào Dinh Độc Lập trước đó vào năm 1960 và 1962 để thực hiện quyền thay đổi một chính quyền theo học thuyết "nhân dân là chủ thể của quyền lực" của Locke và đã được đưa vào Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ :
"Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ".
Quân đội VNCH không giành quyền lực về cho họ mà về cho nhân dân miền Nam trong đó có cả những người công giáo ủng hộ chế độ độc tài nhà Ngô. Sau 4 năm giao thời của một giai đoạn chuyển tiếp, chính quyền cuả "Hội đồng quân nhân cách mạng" không hề trả thù 10.000 đảng viên đảng Cần Lao và thân nhân của họ như đảng CSVN đã làm với phe thất bại sau biến cố 1975.
Cách mạng 1/11 là cách mạng tiến bộ nhất trong lịch sử nước Việt vì đó là lần đầu tiên mở ra thời kỳ nhân dân có thể quyết định cá nhân, đảng phái nào cầm quyền bằng lá phiếu tổng tuyển cử vào tháng 11/1967. Đó không phải là cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Phật giáo và công giáo mà nhân dân chỉ nhắm vào việc giải thể chính quyền bằng bất tuân dân sự, bằng tự thiêu để thắp lên ngọn lửa về đạo pháp và dân tộc. Và sau đó 2 triệu dân công giáo vẫn được trao quyền bầu cử quyết định để tạo ra một tổng thống công giáo khác chứ không phải do phe Phật giáo nắm quyền.
Tuy nhiên những người công giáo không hề hiểu được vai trò, địa vị thân phận nô lệ cho quyền lực được đưa lên làm chủ thể của quyền lực sau biến cố 1/11/1963 của họ.Họ vẫn ngụy tạo, xuyên tạc lịch sử để đánh đồng dân tộc với chính quyền. Điều mà họ vẫn phê phán đảng CSVN luôn đồng nhất đảng và chính quyền, tiếm danh nhân dân hiện nay thì họ lại làm y chang với việc gắn chính quyền cướp ngôi nhà Nguyễn với quốc gia dân tộc dù đây là một chính quyền không hề do dân bầu lên.
100 năm trước cụ Tản Đà có viết :
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn.
Cho nên quân nó mới làm quan.
Cho nên quân nó mới làm quan.
"Quân nó" ở đây không chỉ CSVN mà chỉ tất cả những kẻ không được dân bầu lên bằng lá phiếu, không qua cạnh tranh phục vụ dân để nắm quyền. Chính do có quyền lực tự phong nên chúng đưa bọn dốt nát, tham nhũng hại dân lên làm quan để bán nước, tham nhũng tạo ra bất công.
Cả hai chế độ cầm quyền bấy giờ đều không do dân bầu lên, luật pháp cũng không do dân tạo ra. Thế nhưng dân công giáo vẫn mắc phải bài học của cụ Tản Đà chỉ ra, đòi đánh đổ một tên cướp này nhưng sùng bái một tên cướp khác. Và quan điểm u mê này của họ sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ sau, để rồi một thể chế độc tài tiếm danh nhân dân, dân tộc sẽ luôn tồn tại và gây bao hệ lụy cho đất nước dân tộc. Suy ra chẳng có cái dại nào bằng nhưng họ chẳng hề thức tỉnh.
Muốn chống xâm lược trước hết phải chống độc tài. Ngày nào quyền lực còn rơi vào tay một cá nhân, gia đình, đảng phái thì nhân dân chẳng có quyền gì trong việc bảo vệ đất nước. Chế độ cầm quyền có thể lợi dụng quyền lực để làm bất cứ những gì chúng muốn.
Không một chế độ độc tài nào cho người dân dù Phật giáo, công giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác quyền hành bằng chế độ dân chủ. Quyền sử dụng lá phiếu để chọn ra một đảng phái cạnh tranh phục vụ dân tốt nhất nắm quyền là quyền công bằng và bình đẳng nhất. Và từ dó không một tôn giáo nào có thể đứng cao nhất trong một bản hiến pháp(khế ước xã hội) dân chủ và tiến bộ.
Nếu một tôn giáo nào đó ủng hộ cho một chế độ độc tài thì mọi lập luận của họ là giả dối. Vì chế độ độc tài không chấp nhận sự thật và không thừa nhận quyền thay đổi thể chế chính trị của người dân.
Nhưng có lẻ với tư duy hiện nay , người Việt còn rất lâu nữa mới hiểu điều này. Trong khi đó chỉ cần liếc qua bản hiến pháp một đứa trẻ đưoc giáo dục ở Mỹ đã có thể biết ngay một chế độ nào đó là phi nhân mà không sợ lầm lẫn.
Đó chính là sự khác nhau của lý trí và cảm tính.
Ngôn ngữ là một nhà tù giam giữ con người trong nô lệ cho quyền lực. Tiếc rằng không chỉ những người phía Bắc bị chế độ CSVN đánh lừa mà ngay những người Công giáo di cư dù thoát họa CS vẫn tiếp tục bị lừa để nô lệ cho một thể chế chính trị độc tài khác chỉ vì rào cản ngôn ngữ. Mặc dù sau hơn 60 năm được báo chí Mỹ, các chính trị gia, tài liệu giải mật của CIA , Lầu Năm góc và các bài viết khai sáng của các sĩ quan VNCH về dân chủ họ vẫn chưa chịu tỉnh ra, vẫn nuôi ảo tưởng về một thể chế chính trị giống y như cộng sản. Họ nguyền rủa và chụp mũ tất cả những ai chỉ trích thể chế độc tài mà họ tôn thờ, đồng thời dùng các giai thoại, mẩu chuyện ngợi ca lãnh tụ một cách cảm tính để biện hộ.Do vậy có thể thấy rằng với những tư duy của cả hai phía như vậy , khát vọng dân chủ của người Việt vẫn còn rất xa vời. Phải rất nhiều thế hệ nữa tư duy lý tính của các thế hệ sau của người Việt mới giúp họ làm nên một thể chế chính trị mà cả thế giới hiện nay đang theo đuổi. Còn bây giờ họ chỉ biết dùng một vũ khí duy nhất là chửi bới mà thôi.
Ngôn ngữ là một nhà tù giam giữ con người trong nô lệ cho quyền lực. Tiếc rằng không chỉ những người phía Bắc bị chế độ CSVN đánh lừa mà ngay những người Công giáo di cư dù thoát họa CS vẫn tiếp tục bị lừa để nô lệ cho một thể chế chính trị độc tài khác chỉ vì rào cản ngôn ngữ. Mặc dù sau hơn 60 năm được báo chí Mỹ, các chính trị gia, tài liệu giải mật của CIA , Lầu Năm góc và các bài viết khai sáng của các sĩ quan VNCH về dân chủ họ vẫn chưa chịu tỉnh ra, vẫn nuôi ảo tưởng về một thể chế chính trị giống y như cộng sản. Họ nguyền rủa và chụp mũ tất cả những ai chỉ trích thể chế độc tài mà họ tôn thờ, đồng thời dùng các giai thoại, mẩu chuyện ngợi ca lãnh tụ một cách cảm tính để biện hộ.Do vậy có thể thấy rằng với những tư duy của cả hai phía như vậy , khát vọng dân chủ của người Việt vẫn còn rất xa vời. Phải rất nhiều thế hệ nữa tư duy lý tính của các thế hệ sau của người Việt mới giúp họ làm nên một thể chế chính trị mà cả thế giới hiện nay đang theo đuổi. Còn bây giờ họ chỉ biết dùng một vũ khí duy nhất là chửi bới mà thôi.
Tài liệu tham khảo:
- Ngo Dinh Diem | Facts, Vietnam War, & Death
https://www.britannica.com/biography/Ngo-Dinh-Diem.
- Ngo Dinh Diem.
https://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Diem
- South Vietnamese Buddhists initiate fall of dictator Diem ...
https://nvdatabase.swarthmore.edu/…/south-vietnamese-buddhi….
- South Vietnam under Ngo Dinh Diem -
https://alphahistory.com/vietnamwar/south-vietnam/
- How would the Vietnam War turned out if Ngo Dinh Diem was not murdered?
https://www.quora.com/How-would-the-Vietnam-War-turned-out-…
- Toàn văn :Hiến Pháp Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà.
https://longdientimhieu.blogspot.com/…/toan-van-hien-phap-e…
- Ngo Dinh Diem | Facts, Vietnam War, & Death
https://www.britannica.com/biography/Ngo-Dinh-Diem.
- Ngo Dinh Diem.
https://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Diem
- South Vietnamese Buddhists initiate fall of dictator Diem ...
https://nvdatabase.swarthmore.edu/…/south-vietnamese-buddhi….
- South Vietnam under Ngo Dinh Diem -
https://alphahistory.com/vietnamwar/south-vietnam/
- How would the Vietnam War turned out if Ngo Dinh Diem was not murdered?
https://www.quora.com/How-would-the-Vietnam-War-turned-out-…
- Toàn văn :Hiến Pháp Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà.
https://longdientimhieu.blogspot.com/…/toan-van-hien-phap-e…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét