Có bạn thắc mắc là trong "Hải chiến Hoàng Sa" năm 1974, khi Trung Quốc tấn công thì hạm đội 7 Mỹ ở gần đó lại không tham gia giải cứu dù có quan hệ đồng minh với VNCH.
Để trả lời câu hỏi này ta phải hiểu tại sao Philippines cũng có hiệp ước Liên minh quân sự với Mỹ nhưng vẫn kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài thường trực LHQ trong vụ tranh chấp bãi đá cạn Scarborough. Tại sao họ lại kiện làm gì cho mất công vì chỉ cần Trung Quốc chiếm bãi cạn này thì hải quân Mỹ sẽ tấn công quân Trung Quốc lấy lại cho họ?
Thật ra Mỹ là nước pháp trị nên làm việc gì cũng theo luật. Từ lâu họ xem những hòn đảo giữa biển khơi như những con chim trời. Họ không đứng về bất cứ bên nào trong việc giải quyết tranh chấp ai là người sở hữu những con chim trời đó.
"Chính phủ Hoa Kỳ qua Bộ Ngoại Giao cũng như nhiều giới chức quân sự và các nhà lập pháp Mỹ đã nhiều lần tuyên bố Washington không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông của các nước trong khu vực".
Vì vậy họ không xác quyết Hoàng Trường Sa là của Việt Nam hay của Trung Quốc. Đó là việc của hai quốc gia này. Các nhà sử học Việt Nam và các nhà sử học Trung Quốc có thể đem bằng chứng ra chứng minh với tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Sau khi tòa trọng tài ra phán quyết hòn đảo đó là của ai thì Mỹ mới ra tay bảo vệ theo hiệp ước Liên Minh Quân sự.
Bạn không thể nói rằng từ thời Lê Thái Tôn người Việt đã đặt chân đến hòn đảo này với người Mỹ, vì người Trung Quốc cũng có thể nói y như thế. Và người Mỹ chỉ tin tòa án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét