Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CÂU NÓI "VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC LÀ ANH EM" CỦA THÍCH CHÂN QUANG.

Để khách quan chúng ta thử đi tìm nguồn gốc của câu nói " Việt Nam và Trung Quốc là anh em" của Thích Chân Quang. Đây là điều mà bộ sử ký "Đại Việt sử ký toàn thư " đã ghi lại .
Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn chép: “Nhâm Tuất, năm thứ 17. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.”
Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17) kể về việc kết hôn của Kinh Dương Vương:
“ Kinh Dương ngày ấy đi chơi
Thuyền trăng buồm gió tếch vời Nam minh.

Ở chốn Nam Minh ấy Kinh Dương Vương gặp con gái Thần Long:
“ Nàng rằng: thiếp con Động Đình
Thần Long là hiệu, Nam minh là nhà.

Nam Minh được chú là “bể rộng ở phía Nam”. Sách Nam hoa kinh của Trang Tử có câu “Bằng chi tỉ ư Nam minh đã, đoàn phù dạo nhi thường giả cửu vạn lý”. Thông tin trên của Thiên Nam ngữ lục cho thấy Kinh Dương Vương đã gặp con gái Thần Long ở Nam Minh có thể là vịnh Bắc Bộ ngày nay.
Tương tự núi Ngũ Lĩnh nơi Kinh Dương Vương đi tuần là ngọn núi có tên là Ngũ, có thể là ngọn núi ở vùng trung tâm vì số 5 là số trung tâm của Hà thư. Ca dao xưa có câu:
“ Núi thờ cha Tản Viên
Núi thờ mẹ Tây Thiên
Đều hướng về Ngũ Lĩnh
Thờ núi Tổ linh thiêng.
Đế Nghi được xem là vị vua thứ năm của Thần Nông thị trong huyền sử trung Quốc, theo sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời nhà Tống phần ngoại kỷ ghi chép thì ông là con trưởng của đế Minh. Còn theo Tư Mã Trinh bổ sung vào Sử Ký Tư Mã Thiên phần Tam Hoàng bản kỷ thì ông là con của đế Trực và là cháu nội đế Minh, nghĩa là theo sách này thì ông sẽ là vị vua thứ sáu của triều đại Thần Nông.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên ở Việt Nam dẫn nguồn từ Tư trị thông giám thì đế Nghi là nhân vật bình thường cũng không có tài gì nổi bật cho lắm, bởi lẽ này mà khi đế Minh đi tuần du phương Nam gặp gỡ con gái Vụ Tiên rồi sinh ra Lộc Tục thì cha ông thấy đứa con nhỏ này có vẻ thông minh lanh lợi cơ mưu túc trí bèn nảy ra ý định trao lại ngai vàng cho Lộc Tục. Tuy nhiên lớn lên Lộc Tục hiểu biết nên đã từ chối lời cha và dứt khoát không nhận ngôi báu, đế Minh liền chia đất nước ra làm hai phần phía bắc Trường Giang truyền cho đế Nghi cai quản còn phía nam Dương Tử truyền cho Lộc Tục. Sau khi đế Minh băng hà thì đế Nghi kế nhiệm ngôi thiên tử, còn về phần Lộc Tục ở đất man di đặt quốc hiệu là Xích Quỷ thụy hiệu là Kinh Dương Vương.
Theo một số sách cổ sử, con của vua Đế Minh là Kinh Dương Vương thống nhất các tộc người Việt cổ đại khoảng 2879 TCN, và lập một triều đại mới, tức là vương triều Hùng thứ nhất. Kinh Dương Vương cũng được coi là người khai sinh ra nước Việt Nam. Vua đặt tên nước là Xích Quỷ, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam.
Hùng triều thứ nhất: Kinh Dương Vương đóng đô ở Ngàn Hống nhưng sau đó dời về Nghĩa Lĩnh. Vương triều Hùng thứ nhất chỉ có 1 đời vua là Kinh Dương Vương và kết thúc khoảng 2794 TCN. Vương quốc Xích Quỷ thời kỳ này có thể nói đây là một liên minh lỏng lẻo giữa các bộ tộc Việt cổ khác nhau.
Hùng triều thứ hai: khởi đầu với vua Lạc Long Quân và kết thúc khoảng 2525 TCN. Những người kế vị ông đều lấy niên hiệu này. Kinh đô vẫn ở Nghĩa Lĩnh.
Hùng triều thứ ba: Lân Lang làm vua khoảng 2524 TCN, lấy niên hiệu là Hùng Quốc Vương. Ông đổi tên nước là Văn Lang và dời đô về Phong Châu. Quốc hiệu Xích Quỷ chấm dứt.
Theo một số tài liệu, các tộc người Việt cổ (Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.
Vương quốc của các tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) thời kỳ này có thể là một liên minh lỏng lẻo giữa các bộ tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam...
Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các tộc người Việt, từ thế kỷ 8 trước công nguyên trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ như: nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,...các nhà nước độc lập này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế Hán khoảng thế kỷ 1 TCN các nhà nước Việt đều bị thôn tính.
Nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương trong truyền thuyết Việt Nam có thể là một nước có thực trong lịch sử. Có thể đó là liên minh của ba nước Việt Chương ở Giang Tây, Việt Thường ở Hồ Nam, Việt Dương hay Dương Việt ở Hồ Bắc ra đời trong quá trình đấu tranh giành độc lập gắn với sự tan rã của đế chế Thương. Nước Việt Chương có kinh đô ở Ngô Thành là nòng cốt và đã lãnh đạo quân dân Xích Quỷ đánh bại cuộc xâm lược của quân Ân Thương do vua Thương Vũ Đinh đích thân chỉ huy. Nền tảng vật chất của nước Xích Quỷ là nền văn hóa đồng thau Ngô Thành với các di vật tiêu biểu là những bộ não bạt và trống đồng cỡ lớn có vai trò đặc biệt trong tín ngưỡng của người Xích Quỷ. Truyền thuyết Họ Hồng Bàng và truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân có thể đã lưu truyền những hồi âm, hồi quang xa xăm của nước Xích Quỷ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét