Tầm vóc của một dân tộc thể hiện ở những quyết định lịch sử trong những
giai đoạn lịch sử chứ không hề ở cái gọi là "những trang sử chói lọi
vinh quang".
Tại sao nước Mỹ là một cường quốc nhưng không hề có
những cuộc diễu binh hùng vĩ phô trương chiến thắng? Dù trong thế chiến 2
họ đã đánh bại hai cường quốc là phát xít Đức và Nhật? Tại sao người
lính của họ vẫn phải nhường đường cho người Nhật khi cả hai cùng đi qua
một ngõ hẽm nhỏ khi tiếp quản Tokyo ?
Chính là vì ở tượng đài Arlington của họ có câu này :
"Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh đã liều thân và sau cùng đã chết."
Tại sao Thủ tướng Thái Lan đã từng tuyên bố:" Chúng tôi tự hào là không phải đánh thắng bất cứ đế quốc nào".
Sẽ có một lập luận phản biện là vì bọn đế quốc không hề đánh chiếm
nước ông.Nhưng ông ta sẽ trả lời là chúng tôi phải như thế nào đó mà
chúng không đánh.
Lịch sử thường được viết được tô vẽ cho mục đích của nhà cầm quyền.
Chiến thắng Ngọc Hồi,Đống Đa của Nguyễn Huệ không hề lớn như sử sách
cộng sản mô tả. Bởi Tôn Sĩ Nghị đưa quân sang trong một thời gian ngắn
bằng kỵ binh. Đường núi nhỏ hẹp hiểm trở không thể chứa hết 20 vạn
người.
Nhưng Nguyễn Huệ là nông dân cùng sử dụng sắc đỏ như cộng
sản nên chiến công của Nguyễn Huệ được tô vẽ thêm để ca ngợi cho cái gốc
nông dân,vô sản của đảng cộng sản.Bởi nếu không, một chiến công hiển
hách như thế sẽ không hề được dân quên mau sau khi nhà Tây Sơn tan rã.
Lịch sử được viết bởi các chế độ dân chủ bao giờ cũng khách quan hơn vì
được soi rọi đa chiều hơn. Thế nhưng sử sách dưới thể chế VNCH lại dành
nhiều trang để ca ngợi vua Gia Long và các triều vua nhà Nguyễn sau này
hơn. Tất nhiên là hậu thế chúng ta bỏ qua những ân oán của hai triều
đại này mà chỉ nhìn vào sự thật.
Chủ nghĩa dân tộc, sự vĩ cuồng
khi nhìn vào lịch sử là mảnh đất màu mỡ cho chiến tranh. Điều đó chỉ làm
chậm lại sự phát triển của một dân tộc.Việt Nam là một dân tộc hiếu
chiến,thế nên hầu hết các tượng đài còn lại hiện nay đều là các tượng
đài của võ tướng ,của các vị vua gắn với chiến công chống ngoại xâm chứ
không hề có các tượng đài của những vị vua có công xây dựng đất nước.
Sẽ có lập luận là "chẳng lẻ giặc đến nhà mà ta không đánh?". Thế nhưng
Trung Quốc lại có đường biên giới tiếp giáp đến 16 nước nhưng không đánh
ai mà chỉ đánh ta?
Và tại sao ta ca ngợi chiến công giữ nước
nhưng lại bỏ qua việc vua Lê Thánh Tông đưa quân xuống chiếm đất Chiêm
Thành,đồng hóa cả dân tộc này. Bây giờ lại đang rộ lên những kiến nghị
của người Chiêm đòi người Việt phải xin lỗi?
Như vậy trong từng
thời điểm phải có những quyết định thông minh lấy bất bạo động làm nền
tảng,để tránh hủy diệt sức dân. Cộng sản luôn coi dân như cỏ rác nên lúc
nào cũng "Chúng ta thà hy sinh tất cả.." hoặc "Thắng giặc...ta sẽ xây
dựng đất nước gấp mười ngày nay". Trong khi đó giặc thì thường đuổi cửa
trước ,rước cửa sau. Hàng triệu người đổ máu hy sinh nhưng độc lập không
hề có,tự do cũng không. Rất nhiều người đến cuối đời ngồi ngẫm nghĩ lại
mới biết mình bị lừa.
Bị lừa bởi chứng vĩ cuồng của một dân tộc.
Nó cũng giống như dân Trung Quốc hiện nay đang bị đảng CS Trung Quốc
nhồi sọ về lịch sử,về thể thao để cho rằng dân tộc mình là nhất,là số 1.
Điều mà người Đức dưới thời Hitler cũng đã từng ngộ nhận.
Do đó
chiến thắng Ngọc Hồi ,Đống Đa năm nay chúng ta cần nhìn lại,soi rọi dưới
những cái nhìn mới để trung thực hơn với lịch sử.Không phải là đang
đánh Trung Quốc,thoát Trung Quốc là cần phải tô vẽ thêm chiến công của
ông cha dù nó được phóng đại. Chỉ khi nào thoát khỏi "chủ nghĩa dân
tộc",mầm mống của chiến tranh người dân Việt Nam mới thôi làm kẻ chết
thế cho một thế lực độc tài nào đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét