Dương Hoài linh: Có một phương pháp gọi là “40/60”, do Joseph
Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền khét tiếng của Đức Quốc xã, nghĩ ra.
Theo kỹ thuật này, cần thiết lập một kênh truyền thông, ban đầu cần phổ
biến 60% thông tin nói tốt về kẻ thù. Sau khi đã được đối phương tin
tưởng thì 40% còn lại được sử dụng nhằm truyền bá thông tin xuyên tạc,
phương pháp này cực kỳ hiệu quả vì được nhiều người tín nhiệm. Trong Thế
chiến II, có một đài phát thanh được lực lượng chống phát xít rất tín
nhệm. Người ta tin rằng đó là đài phát thanh của Anh và tin tất cả những
thứ nó nói. Nhưng phải sau chiến tranh người ta mới biết rằng đấy là
đài của Đức Quốc xã, hoạt động theo nguyên tắc “40/60” của tiến sĩ
Goebbels".
Lang Anh: Vậy hãy tỉnh táo để phân biệt ở đâu là 40/60 và
ở đâu là sự thật. Trang face này luôn mở cửa cho mọi sự đối thoại và
chất vấn thẳng thắn. Một xã hội khủng hoảng niềm tin khiến người ta sẵn
sàng nghi ngờ mọi thứ. Tuy nhiên cái gì cũng có cách giải quyết, thay vì
chụp mũ nhau một cách vu vơ, người ta có thể cùng ngồi lại và đối thoại
một cách sòng phẳng, văn minh. Tôi sẵn sàng lắng nghe những ý kiến
thiện chí và xây dựng.
Dương Hoài Linh: Tôi thấy bạn hơi nhạy bén
khi cho rằng tôi chụp mũ bạn. Đó chỉ là một ý kiến cá nhân và không có
một từ nào nhắm vào bạn cũng như trang FB này. Tuy nhiên tôi cũng có
quyền đưa ra quan điểm của mình. Đó là một quyền tự do ngôn luận. Và bạn
cũng có quyền dùng một quyền tự do ngôn luận khác để phản biện.
Tuy
nhiên tôi cũng xin nhắc bạn rằng thế giới từ đầu thế kỷ 20 đến nay có
ba vấn đề lớn: đó là chủ nghĩa dân tộc,quyền tư hữu và quyền lực thuộc
về nhân dân(dân chủ và độc tài).Vấn đề thứ nhất dẫn đến hai cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai. Vấn đề thứ hai là cuộc chiến ý
thức hệ giữa hai khối tự do và dân chủ. Vấn đề thứ ba chính là vấn đề
tôi và bạn đang đối diện: dân chủ và độc tài.Từ khi xã hội hình thành
nên khái niệm dân chủ thì quyền lực của nhân dân là tối thượng. Nhân dân
là chủ thể của quyền lực và không thể có bất kỳ một đảng phái chính
trị,một thế lực độc tài nào có quyền chiếm đoạt cái quyền ấy. Đó là
quyền tự quyết. Đảng cộng sản phải trả lại cái quyền ấy cho dân. Bởi thể
chế chính trị CSVN được hình thành từ xương máu của hàng vạn người
trong "kháng chiến chống Pháp""chống Mỹ",chống Trung Quốc... Vì vậy
không thể có bất kỳ một giải pháp nào khi đảng CSVN vẫn một mình ,một
chợ độc tôn quyền lãnh đạo. Bạn có thể có quan điểm khác nhưng không thể
thoát ra khỏi quy luật này của thế giới . Đã có 112/176 nước làm điều
này. Khi bạn vẫn ủng hộ sự tồn tại này thì tôi vẫn có quyền nghi ngờ.
Chú ý nghi ngờ khác với chụp mũ. Đó là một sự nghi ngờ chính đáng.
Lang Anh: Tôi nghĩ bạn là người truy cầu tiến bộ vì thế mà cách đặt vấn
đề của tôi là thẳng thắn và không rào đón. Việc bạn comment một nhận
định không liên quan gì đến nội dung bài viết rõ ràng nó phải có một ngụ
ý nào đó. Do đó, trên tinh thần thẳng thắn chúng ta phải nhìn nhận rằng
đang có một sự nghi ngờ từ phía bạn, phải không? Từ thế kỷ 20 trở lại
đây nó không phải chỉ thuần tuý có ba hay một số vấn đề. Thế giới phức
tạp hơn mọi sự tổng kết. Tuy nhiên tôi sẽ không trao đổi về những vấn đề
quá khứ, khi nó không liên quan đến chủ đề này. Chúng ta sẽ tập trung
đánh giá vấn đề mà có lẽ bạn muốn đối thoại với tôi: vấn đề của Việt Nam
phải giải quyết thế nào? Theo như tôi hiểu qua cách trình bày của bạn,
thì cái bạn mong muốn là xoá bỏ độc tài. Vậy thì chúng ta tranh luận gì ở
đây, khi đó cũng chính là mục tiêu mà tôi muốn thấy? Tuy nhiên, tôi sẽ
nói với bạn góc nhìn của tôi: Khi muốn xoá bỏ triệt để một cái gì đó chỉ
bằng một giai đoạn, đương nhiên phải đối đầu với sự đáp trả của thứ đó
bằng mọi sức mạnh nó đang có. Vậy bạn sẽ lấy gì để đánh bại một bộ máy
hùng mạnh có trong tay một đội quân đứng top 20 thế giới và một đội ngũ
cả triệu nhân viên an ninh và mật vụ sống chết với khẩu hiệu "còn đảng
còn mình"? Tôi có thể đoán được câu trả lời, bạn nói sẽ dựa vào thúc đẩy
người dân, dựa vào xu thế và sự ủng hộ chung của các xã hội tiến bộ.
Thứ đó không sai, nhưng khi đã trong thế đối đầu một mất một còn, sự
loại trừ sinh tồn, muốn diệt bỏ một thứ sẵn súng trong tay, bạn sẽ cần
có súng. Số đông có thể thuộc về bạn, nhưng tổn thất cho xã hội sẽ là
bao nhiêu sinh mạng, bao nhiêu của cải? Và đất nước này sẽ mất những gì
nếu một cuộc nội chiến tàn khốc diễn ra? Và có bao giờ tự hỏi chính
mình, ở hoàn cảnh nào thì ở đất nước này người dân sẽ đủ mạnh để lật đổ
bằng bạo lực chính quyền? Bao nhiêu năm nữa sẽ có đủ điều kiện cho điều
đó, 30 hay 50 năm? Và cứ cho là bạn thuyết phục đủ đông số người muốn
lật đổ đi, vũ khí sẽ ở đâu ra, tự chế hay sẽ giống Iraq, Syria, nhận đủ
thứ súng ống do các thế lực bên ngoài cung cấp, tất nhiên là kèm theo
những toan tính đen tối, làm gì có bữa trưa nào miễn phí, phải không?
Thành thật xin lỗi bạn, đó là một lựa chọn nếu không muốn nói là sai lầm
thì cũng là ngu ngốc. Để vươn tới một thứ tốt, người ta phải biết kiên
trì chấp nhận nhiều bước tiến nối tiếp nhau, miễn là lộ trình ấy đi đúng
hướng. Khi Auu Sang Suu Kye chấp nhận thứ hiến pháp dân chủ nửa vời của
phe độc tài quân sự, chấp nhận rằng chế độ cũ có 25% số ghế không qua
bầu cử, giữ quyền phủ quyết hiến pháp và giữ ghế một số bộ quan trọng
trong chính phủ, bạn có nghĩ là bà ấy thỏa hiệp với nền độc tài không?
Chính xác đó là thoả hiệp, nhưng đó là sự thỏa hiệp hướng tới ngày mai
chứ không phải để bảo tồn cái xấu. Vì giữa quyền cai trị tuyệt đối của
chế độ độc tài Myanmar trước đó, với những gì đang có, rõ ràng đất nước
ấy đã tiến một bước dài. Và người phụ nữ ấy có đủ tầm nhìn xa để thấy
rằng với quyền tự do ngôn luận và quyền bầu cử tự do, sự văn minh của
quốc gia ấy chỉ có tiến về phía trước, để đến cuối cùng bà ấy đạt được
mục đích của mình một cách triệt để, bất kể có nhìn thấy bằng chính mắt
mình hay không. Tôi hy vọng sự giải thích này đã là đủ và sẽ không phải
mất thời gian quay lại câu chuyện khá thừa này thêm.
Lang Anh: Quyền
nghi ngờ là của bất cứ ai, tôi không can thiệp vào cái quyền đó của các
bạn. Tuy nhiên, ở trang face này, mọi thứ chỉ được chấp nhận với những
lập luận và chứng lý kỹ càng. Nó rất sòng phẳng, bởi tôi luôn ứng xử
theo đúng nguyên tắc đó với từng quan điểm của mình. Tôi đã khá mệt mỏi
với lối tấn công dưới thắt lưng của đội ngũ dư luận viên và tuyên huấn
viên. Có những bài viết ở đây được share hàng chục nghìn lượt với vài
nghìn comment. Đọc hết chúng đã là một thử thách chứ chưa nói gì đến
việc thỉnh thoảng phải dừng lại để phản hồi cho những chất vấn vô căn
cứ. Quỹ thời gian của tôi không nhiều đến thế. Với những câu hỏi nhắm
trực tiếp tới cá nhân tôi, xin trả lời một cách thẳng thắn: Nếu bạn
không đủ khả năng có tầm nhìn bao quát nhiều vấn đề và kiến thức chuyên
sâu ở một số lĩnh vực chuyên biệt thì điều đó không có nghĩa là không có
ai có đủ khả năng ấy. Giữa người với người là sự khác biệt và chẳng cần
viện dẫn tới những người vượt xa đại chúng như Einstein hay Newton.
Trang facebook này thuộc về cá nhân tôi và ơn chúa, tôi có đủ khả năng
nói lên những quan điểm của mình với những tư duy và kiến giải của chính
mình. Hy vọng đây cũng là một giải thích sòng phẳng cho những sự suy
đoán mà tôi thấy vô cùng hài hước. p/S reply này để trả lời cho comment
của một bạn vừa hỏi về cá nhân tôi (và đã tự xoá), thành ra mạch trao
đổi hơi lửng lơ. Tuy nhiên tôi giữ lại ở đây, coi như bổ sung thêm quan
điểm của mình.
Dương Hoài Linh: Tôi không ngờ bạn lại có những suy
nghĩ như vậy nhưng tôi tôn trọng nhận định của bạn. Và cũng thành thật
cám ơn bạn đã cho tôi cơ hội được giải đáp các thắc mắc mà bạn nêu ra ở
trên. Như đã nói tôi sẽ đi thẳng trực diện vào vấn đề không quanh co úp
mở. Bạn không thể chối bỏ là trên thế giới hiện nay đã có 30 nước đã xóa
bỏ độc tài đưa quyền lực về tay nhân dân. Ngay chính Campuchia ,một
nước vừa thoát qua họa diệt chủng cũng đã có một thể chế chính trị đa
đảng,một cơ chế bầu cử dựa trên sức mạnh của lá phiếu. Bạn cũng không
thể phủ nhận là Myanma một nước có dân trí thấp hơn ta nhiều hiện cũng
đang hình thành một nền dân chủ khiếm khuyết. Các thành tựu về kinh
tế,xã hội của Campuchia thiết nghĩ tôi không cần nhắc lại với bạn.Myanma
cũng đang trên đà hồi sinh.
Đó là chưa kể một loạt các nước khác
thuộc vùng Baltic,thuộc Liên Xô cũ,các nước Đông Âu như Nam Tư,Ba lan,
Cộng hòa Sec...Tôi nghĩ đưa các trường hợp ở các nước Ả Rập và Trung
Đông bạn đã bỏ qua số nhiều mà chỉ nói đến số ít,một phép ngụy biện đơn
giản.
Bây giờ tôi sẽ phân tích cho bạn thấy tại sao họ làm được điều
đó ? Trước hết là về mặt lý luận . Họ có 3 nguyên lý cơ bản quan trọng
làm nền tảng :
- Tự do không hề miễn phí.
- Một xã hội của bầy cừu theo thời gian sẽ dẫn đến chính quyền của loài sói.
- Mọi cuộc cách mạng ,mọi thay đổi xã hội chỉ xảy ra ở hạ tầng chứ không ở thượng tầng kiến trúc.
Về mặt thực tế tất cả mọi chế độ độc tài đều tàn bạo như nhau ,có nhiều
chế độ độc tài còn tàn bạo hơn CSVN và tất cả không bao giờ chịu trao
ra quyền lực và đều sẵn sàng dùng bạo động để đàn áp người dân.
Thế tại sao các nước trên lại giành được quyền tự quyết cho mình ?
Bởi vì họ đã biết điểm trúng huyệt của con voi. Một con voi to lớn nếu
không điểm trúng huyệt sẽ không điều khiển được nó. Huyệt đây là gì ?
Chính là kinh tế. Khi một nền kinh tế bị bao vây sẽ dẫn đến siêu lạm
phát và đẩy đời sống người dân vào cùng quẫn,vì cái dạ dày sẽ phải vùng
lên.Muốn dẫn đến điều này phải có phong trào bất tuân dân sự. Và họ đã
có trên 200 phương pháp bất tuân dân sự như bất hợp tác với chính
quyền,đình công...Sau đó là những cuộc xuống đường tuần hành đánh vào
các khu trung tâm để chia cắt nền kinh tế.Câu hỏi đặt ra là tại sao
chúng không phản kháng. Bởi họ đứng lên khi thời cơ đã chín muồi. Đó là
lúc chế độ bị vỡ nợ,lạm phát gia tăng,bộ máy công an ,quân đội không
có tiền để trả lương nên không còn thiết tha bảo vệ chế độ nữa.
Bây
giờ tôi sẽ nói sang các nước Ả Rập và Trung Đông.Tất cả các cuộc cách
mạng ở đây không thành công là do dân trí và do sự ủng hộ của Nga cho
chính quyền. Mùa xuân Ả Rập dân giành được chính quyền rồi nhưng lại để
mất vào các thế lực độc tài khác là vì ý thức dân chủ kém. Nội chiến
Syria xảy ra là do chính quyền đàn áp các cuộc xuống đường của dân. Sau
đó Nga trợ giúp chính quyền và Mỹ trợ giúp các phong trào nổi dậy. Nhưng
đây là kết quả của một phần của Cách mạng khi chiến tranh là sự nối
tiếp của các giải pháp hòa bình không hiệu quả.
Nhưng nếu phê phán
cuộc chiến tranh này thì ta phải phê phán cuộc nội chiến Nam Bắc của ta.
Tại sao nội chiến Nam Bắc dẫn đến một chế độ man rợ chiến thắng một chế
độ văn minh như bạn nói lại có thể chấp nhận được trong khi một cuộc
chiến tranh có thể mở ra con đường sống thì lại bị gọi là NGU.
Bây
giờ nếu lập luận như bạn đầu hàng chờ đảng CS thay đổi thì có chết không
? 15 văn kiện bán nước của NPT đã ký với TCB đã ràng buộc VN vào TQ.
Dân tộc VN sẽ bị diệt chủng vì chính sách xả thải hàng loạt của Trung
Quốc. Tám hướng của VN bây giờ đã bị bao vây bởi các chính sách kinh tế
,giáo dục của Trung Quốc.Chủ quyền bị mất,văn hóa,phong tục,ngôn ngữ
cũng sẽ mất luôn. Đó là chưa kể là ung thư ,là giết mổ lấy nội tạng...
Một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ để giành lấy sự sống so với việc khoanh tay chờ chết tôi nghĩ cũng không đến nỗi ngu lắm :v
Lang anhTôi hiểu toàn bộ quan điểm của bạn và thành thật xin lỗi, tôi
nghĩ đó là mớ rác của một thằng khùng. Bạn muốn lặp lại chính bước đi
của những người cộng sản, kỳ vọng một sự khốn cùng và kích động bạo loạn
trên một nền tảng số đông cùng quẫn. Bạn lấy tư cách gì ra để phán xét
rằng chiến tranh là cần thiết và làm gì có sự sống nào bắt buộc phải
giành lấy ở đây? Một cuộc cách mạng dựa trên hoang tàn thì trước hết nó
chính là hoang tàn. Bạn đã nhắc đến các nước chuyển sang dân chủ, vậy
tôi cũng nhắc để bạn nhớ rằng tất cả các nước chuyển sang dân chủ ở Đông
Âu đều không có nội chiến. Những quốc gia lật đổ độc tài bằng chiến
tranh thì giờ đang có Iraq, Syria, Lybia. Hãy tự suy nghĩ xem khác biệt
của những thứ đó ở đâu. Và Campuchia, có được nền dân chủ là nhờ hoàn
cảnh nào? Cuộc chiến Nam Bắc vốn tự thân là một bi kịch lịch sử dựa trên
nền tảng của sự cực đoan và đói nghèo, không ai muốn lặp lại nó ở đây,
ít nhất không phải là tôi. Tôi rất muốn đặt một câu hỏi nhưng tôi sẽ
không cần câu trả lời từ bạn: "Sự thỏa hiệp trong một lộ trình chấp nhận
được là tốt hơn hay đối đầu tiêu diệt nhau là tốt hơn?" Khi đã có vô số
ví dụ về sự chuyển hoá văn minh và nhất là khi đã có ví dụ về Myanmar
mà vẫn muốn đề cao chém giết, tôi thật sự muốn biết là hiện bạn đang
sống ở đâu, trong nước hay nước ngoài? Tôi không ưa sự hợp tác Việt
Trung, nhưng cần nói một cách sòng phẳng là những văn kiện vừa ký giữa
TQ với Việt Nam là bang giao giữa quốc gia với quốc gia. Lối buộc tội
khơi khơi rằng đó là bán nước mà không có bất cứ căn cứ nào cũng chẳng
khác gì mấy lối chụp mũ của dư luận viên cộng sản. Người vn ghét TQ
trong đó có tôi nhưng không có nghĩa những luận điệu cực đoan vô căn cứ
được phép xuất hiện ở đây. Chẳng có cách gọi nào khác ngoài cụm từ dân
chủ cực đoan đối với bạn và nó cũng là một khía cạnh khác của sự xấu xa,
không khác gì cực đoan cộng sản. Con người văn minh luôn trọng sự sống,
ít nhất tôi muốn đất nước này dân chủ hoá trong thịnh vượng và hoà bình
và tôi tin là điều đó có thể làm được. Tôi không hoan nghênh sự hiện
diện của bạn ở đây. Tiễn bạn vậy.
Dương Hoài Linh :Vậy sao block
không để phản biện ?Yếu kém nhất của một người tranh luận là block người
tranh luận nữa chừng khi họ không hề dùng những từ ngữ thô lỗ. Điều này
cũng chẳng khác gì CA CSVN bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý . Tôi không
trách bạn mà chỉ thương hại bạn vì bạn tiếp thu một nền học vấn
XHCN,một ý thức hệ lỗi thời nên nhận thức chỉ có thế.
Chiến
tranh là do thằng chính quyền muốn chứ không phải dân muốn. Do đó lập
luận cho rằng dân muốn chiến tranh là khùng hơn nữa. Dân biểu tình bất
bạo động,chúng nó không giao trả chính quyền cho dân ,chúng dùng súng
đạn để đàn áp lúc đó mới có chiến tranh chứ dân nào muốn.Chúng đem súng
đạn ,vũ khí hóa học tàn sát dân buộc dân phải cầm súng chống lại chứ
không ai muốn chiến tranh cả. Nếu khi dân xuống đường chúng chấp nhận đa
đảng,chấp nhận bầu cử tự do thì làm gì có chiến tranh.
Trong
Tuyên ngôn độc lập của Thomas Jeferson có khẳng định đanh thép rằng:
"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều
bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm
phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh
phúc—-Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra
trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất
trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó
phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ
chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những
nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho
có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ."
Như vậy
quyền thay đổi một thể chế chính trị bằng bất bạo động là quyền chính
đáng. Và đàn áp dân gây ra chiến tranh là tội ác của chính quyền.
Nhưng nếu phải chọn lựa giữa chết vì nô lệ,bị mổ bụng,bị tước mất quyền
con người thì dân phải giương cao khẩu hiệu "Tự do hay là chết".Đó mới
là logic vấn đề. Nóng nảy nhục mạ người khác chỉ chứng tỏ sự thấp kém
của mình Lãng Anh ạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét