Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG CON RÙA RÚT ĐẦU,THỤT CỔ.

Bài viết này tất nhiên loại trừ những người đang cất cao tiếng nói trên mạng xã hội dù dưới bất kỳ hình thức nào và cũng loại trừ những người đang ở trong tù vì quyền "tự do ngôn luận". Những người này tôi gọi họ là các con chim đại bàng. Có những cánh đại bàng đang tung cánh nhưng cũng có những cánh đại bàng gãy cánh 16 năm,10 năm hay 3 năm, 2 năm...tất cả họ đều có điểm chung ,đó là họ không hề là NHỮNG CON CHIM ẨN MÌNH CHỜ CHẾT.
Khái niệm "ăn cây nào ,rào cây ấy""im lặng là vàng" vốn từ lâu ngự trị trong văn hóa người Việt và mặc nhiên hình thành nên nhiều thế hệ đớn hèn,cam chịu. Ngay từ thời thuộc Pháp cụ Phan Bội Châu cũng đã phải đau đớn thốt lên" Sao mà hèn kém đến thế", cụ Tản Đà thì không ngần ngại nói thẳng toẹt. Nhưng dân tình đa số cho rằng các cụ nói ai chứ không phải nói mình nên vẫn cười vô tư.
Thế giới thì khẳng định như đinh đóng cột rằng" Nơi nào chính quyền sợ nhân dân,nơi đó có tự do,có luật pháp. Nơi nào người dân sợ chính quyền nơi đó có bất công,có đàn áp". Cộng sản cũng khẳng định " Có áp bức là có đấu tranh".Chính vì vậy "quyền tự do ngôn luận" luôn luôn là một trong những quyền cơ bản của con người. Quyền này không phải là chính quyền "cho" mới mở miệng mà là một quyền tự nhiên,trời cho,không ai có thể ngăn cản được.
Tạo hóa sinh ra con người có cái đầu để suy nghĩ đúng sai, có cái miệng để phản kháng lại những điều mình cho là không đúng. Khi xã hội phát triển thì hình thành nên chữ viết,từ đó sức mạnh phản kháng được thể hiện ở một mức cao hơn,trí tuệ hơn qua thơ văn,báo chí và các loại hình nghệ thuật trào phúng,châm biếm. Thế giới đã chứng kiến các nhà báo Charlie Hebdo đã vì cái quyền này mà hy sinh luôn cả tính mạng mình.
Nhưng người Việt Nam lại tuân thủ cái quan niệm là việc của thiên hạ đừng nên mua dây buộc vào mình,phải nương theo thời thế để sống."Thời thế tạo anh hùng chứ không phải anh hùng tạo thời thế". Họ không bao giờ nghĩ rằng từ một ý tưởng của một cá nhân có thể thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc.
14 triệu dân miền Bắc từ mấy mươi năm trước đã tuân theo một lề thói cố hữu là sáng thức dậy nghe loa phường,đọc báo đảng rồi làm theo nghị quyết. Người nào mạnh dạn hơn một tí thì chờ hàng xóm tắt hết đèn mới dám rón rén vặn nhỏ nghe đài địch ở miền Nam,nghe BBC. Trong ngôn từ giao tiếp thì nói theo ngôn ngữ của các cán bộ tuyên huấn,địch thì phải là phản động,ngụy,dã man,ta thì phải là anh dũng hy sinh...đảng ,bác phải là "sáng suốt,quang vinh"...Học sinh luôn luôn phải ăn theo các bài văn mẫu,luôn luôn định khuôn sẵn...14 triệu người được dẫn dắt bởi một tên Tuyên giáo Tố Hữu. Các trí thức ,văn nghệ sĩ sống cuộc đời cung cúc ,tận tụy có miệng mà không dám nói,có đầu mà không dám nghĩ. Phong trào "Nhân văn giai phẩm" ra đời với bài thơ nổi tiếng "Nhất định thắng" của Trần Dần:
Tôi bước đi.
Không thấy phố.
Không thấy nhà.
Chỉ thấy mưa sa.
Trên màu cờ đỏ.
liền bị quy chụp ngay là phản động. Tất cả những con người dám mở miệng này đều bị Tố Hữu đánh cho tơi tả. Đến nỗi Phùng Quán với tuyên ngôn anh dũng "Lời mẹ dặn" :
Sét trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi ai cướp giật đi.
Tôi sẽ mài dao viết văn trên đá.
Cũng phải quay về làm thân phận bút nô với trường ca "Võ Thị Sáu".Không phải thời đó người dân miền Bắc không biết chủ nghĩa cộng sản là sai ,là không tưởng. Bằng chứng là "chủ nghĩa xét lại" của những người men sơ vich ,cộng sản quốc tế đã lan sang Việt nam với đầu tàu là cụ Hoàng Minh Chính. Nếu chủ nghĩa này thắng thế thì đã không có cuộc nội chiến Nam Bắc và không có cả cuộc chiến Biên Giới phía bắc 17/2 mà hôm nay dân miền Bắc đang tưởng niệm.
Chính sự đớn hèn của số đông đã đẩy những con người cấp tiến vào thế thiểu số,khiến họ phải nhận những án phạt phi nhân của chế độ cầm quyền,dẫn đến nhiều thế hệ chịu tù đày oan ức sau này phải sống lưu vong.Sau đó là đến những tấm gương trung thần oanh liệt như Trần Độ, Trần Xuân Bách,Trần Đức Thảo... Những con người ấy tuy dũng cảm nhưng không thể thức tỉnh được số đông u mê ,ngu muội nên phải cay đắng từ giã cõi đời trong cô đơn. Một số khác chờ đến khi "chết còn không sợ" mới ra nỗi những tác phẩm như Đèn Cù,Hồi Ký một thằng hèn...
Đến hôm nay giữa lúc đất nước suy cùng lực tận,Formosa xả thải làm cả nước ngộ độc, giặc Trung Quốc đi lại nghênh ngang trên toàn cõi,ra sức sỉ nhục triều đình, đa số người dân nhất là các bậc trí thức vẫn chọn cho mình thái độ ngậm tăm cái miệng. Hơn 1000 giáo dân công giáo xuống đường đòi khởi kiện giành quyền sống cho mình và cho cả dân tộc này vẫn bị đa số "coi như người xa lạ",chỉ một số ít bày tỏ căm phẫn trên mạng xã hội.
Chính sự bàng quan của số đông đã dồn số ít vào chân tường. Hai đàn dê đang tranh nhau qua cầu, nếu một số con hèn nhát đứng lại đùn đẩy trách nhiệm đương đầu tiên phong cho các con khác thì nội bộ của cả đàn sẽ rối loạn và cùng hè nhau rơi xuống vực cả lũ. Nhưng nếu tất cả cùng đồng lòng thì sẽ tạo thành một khối thống nhất đánh bật đàn dê kia ngược trở lại để giành sự sống cho mình.
Thế nhưng nhiều con rùa rút đầu lại không hề nghĩ như vậy. Họ cho rằng ngậm miệng là khôn. Không những thế họ còn khuyến cáo vợ con,bạn bè ,người thân nên ngậm miệng qua cầu. Suy nghĩ nói ra chẳng ích gì là một suy nghĩ hết sức dại dột.Chính sự nói ra của mình đã khiến cho những kẻ rụt rè khác không còn sợ hãi và noi gương mình. Từ đó hình thành nên cả một dân tộc không còn sợ hãi. Khi cả dân tộc không sợ hãi thì chính quyền phải run sợ vì chúng hằng ngày ,hằng đêm vẫn cho tay chân theo dõi trên mạng xã hội.
Mọi cuộc cách mạng,mọi thay đổi xã hội đều bắt đầu từ tư tưởng. Chính tư tưởng làm tiền đề cho hành động. Nhưng tư tưởng chỉ được thể hiện qua quyền "tự do ngôn luận". Khi lôi kéo được sức mạnh của số đông qua lời nói anh sẽ giảm thiểu được xương máu phải bỏ ra để thay đổi xã hội . Bởi lẻ đơn giản lời nói phản kháng chính nghĩa của anh đã phân hóa hàng ngũ kẻ địch,kéo chúng về phía anh và tước đi sức mạnh của chúng.
Khi chính quyền không còn ai bảo vệ thì các cuộc xuống đường của chính nghĩa sẽ diễn ra trong ôn hòa,không đổ máu.
Chính vì thế mới có câu rằng "ngòi bút ,bàn phím có sức mạnh hơn trăm vạn hùng binh,là lưỡi kiếm cực kỳ sắc bén". Không biết các con rùa thụt đầu có hiểu điều này hay không. Nếu không hiểu thì hãy cứ chờ các tên đồ tể vào tận hang moi ra,lột mai và cho vào giỏ.
Ngày ấy chắc hẳn sẽ đến không còn xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét