Trong "Full text "toàn văn lệnh cấm 7 nước nhập cư không có một chữ nào là Hồi Giáo.
Nhiều hãng truyền thông Mỹ và quốc tế đã giải thích sai về sắc lệnh
nhập cư của Tổng thống Donald Trump như là “lệnh cấm Hồi giáo”, hoặc
lệnh cấm nhập cư từ “những nước đa phần Hồi giáo”.
Thật ra, lệnh
cấm áp dụng với tất cả mọi người của 7 quốc gia cụ thể, không áp dụng
riêng cho người Hồi giáo. Sự thực một trong những gia đình đầu tiên bị
giữ lại ở sân bay khi thực thi sắc lệnh là người Syria theo Cơ đốc giáo.
7 nước bị đưa vào sắc lệnh không phải lựa chọn ngẫu nhiên. Các nước này
được liệt kê là rủi ro an ninh đặc biệt trong Đạo luật Ngăn ngừa Khủng
bố năm 2015 và 2016 của Mỹ.
Ông Trump nói: “Nói cho rõ ràng, đây
không phải là cấm Hồi giáo, như truyền thông đưa tin sai. Đây không phải
về tôn giáo – đây là về khủng bố và giữ đất nước an toàn”.
Vậy 7 quốc gia ở khu vực Trung Đông này có đặc điểm gì? Đó là tham nhũng, khủng bố và diệt chủng .
1. Iraq
Tuy chính quyền Iraq đang tiến đánh IS để lấy lại quyền kiểm soát ở
Mosul và các lãnh thổ khác. Nhưng điều này cũng tạo ra một làn sóng tháo
chạy của chiến binh IS cùng với người dân đi tỵ nạn các nơi. Vì vậy rủi
ro cao trong dòng người tỵ nạn có binh lính của IS.
Trong khi đó
chính quyền Iraq lại có hành động cực đoan với người tỵ nạn nước này.
Theo báo Guardian, các nhóm nhân quyền đang chỉ trích Iraq đã tra tấn
các trẻ em bị nghi ngờ có liên quan đến IS. Hành động tra tấn có thể
biến các trẻ em đó đi theo đội ngũ khủng bố IS.
Đồng thời Iraq là một trong những nước tham nhũng nhất trên thế giới, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
2. Iran:
Chính quyền Trump coi Iran chính là một kẻ thù của nước Mỹ, vì tài trợ
rất nhiều cho khủng bố. Chính phủ Iran tham gia tích cực vào nhiều hoạt
động lật đổ ở Trung Đông và trên thế giới.
Cho dù chính quyền
Obama tỏ ra nhân nhượng với Iran, nhưng vào cuối nhiệm kỳ, Bộ Ngoại giao
Mỹ tiếp tục liệt kê Iran là một trong những nước tài trợ lớn nhất cho
khủng bố, và tỏ ra lo ngại về “nhiều hoạt động của Iran nhằm gây bất ổn
cho khu vực”.
Thậm chí Iran còn bắt công dân Mỹ làm con tin, và
gọi đó là “thực thi pháp luật” nhưng ở trong các tòa án bí mật và luật
sư bù nhìn.
3. Syria
Tất nhiên phong trào IS có cơ
sở chính ở Syria, và tổ chức Al-Quaeda là một trong những lực lượng
phiến quân mạnh nhất ở đây. Với vùng đất phức tạp, có nhiều nhóm khủng
bố ở đây, nên người tỵ nạn Syria đi vào châu Âu đã mang theo nhiều thành
phần khủng bố.
Ngoài ra chính quyền tại Syria đã tạo ra cuộc
khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất khi sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau
để tấn công khiến nhiều người dân thiệt mạng.
4. Libya:
Tình hình tại Libya là thiếu một chính phủ trung ương vững chắc. Giới
quan sát cho rằng chính phủ Libya có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, khi các
phe phái xung đột lớn. Chính phủ hợp pháp ở nước này đã bị liên minh các
dân quân Hồi giáo (gọi là Libya Dawn) truy đuổi khỏi thủ đô.
Phong trào IS vẫn là một vấn đề lớn ở Libya. Theo một quan chức quân đội
Mỹ cho biết: “Tôi không tin rằng IS đã được loại trừ hoàn toàn khỏi
Libya”.
5. Somalia
Nước này đang đối mặt với sự nổi loạn
của tổ chức khủng bố Hồi giáo gọi là Al-Shabaab. Tổ chức này liên tục
tuyển các chiến binh Hồi giáo trẻ, kể cả những thanh niên Somalia đang
sống ở Mỹ.
Tổ chức này có mối liên hệ với cả Al-Qaeda và IS, và hiện đang kiểm soát phần lớn các vùng nông thôn ở Somalia.
Al-Shabaab là một trong những tổ chức khủng bố Hồi giáo manh động nhất
trên thế giới. Chúng đã gây ra vụ thảm sát 150 sinh viên ở Đại học
Garissa vào tháng 4/2015 và giết hại 67 người tại một trung tâm thương
mại ở thủ đô Kenya.
Chính phủ Somali cũng nằm trong số những nước
tham nhũng nhất thế giới, trong 10 năm liên tiếp. Hãng tin BBC cho biết
nước này “không có một chính phủ đúng chức năng kể từ năm 1991”.
6. Sudan:
Sudan cũng là một thảm họa về tham nhũng. Nước này đã bị chia tách từ
năm 2011. Hơn 1,5 triệu người bị giết hại trong nội chiến Sudan, và 2
triệu người tỵ nạn bị mất nhà cửa.
Tổng thống Sudan, ông Omar
Bashir, là một trong những nhà độc tài Hồi giáo có bàn tay sắt, đã nắm
quyền trong 25 năm qua sau khi đảo chính vào năm 1989.
Theo Tòa
án tội ác quốc tế, tổng thống Bashir bị truy nã vì tội diệt chủng, tội
phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Những tội danh trên
được đưa ra từ năm 2009.
Sudan cũng nằm trong danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.
7. Yemen:
Đất nước này bị tắm máu bởi nhiều năm nội chiến và khủng bố nổi loạn,
có mối liên hệ chặt chẽ với 6 nước ở trên. Nhiều nhóm khủng bố và phiến
quân có mặt ở Yemen tạo nên tình thế hỗn loạn trong nhiều năm qua.
Mới đây một lính đặc nhiệm Mỹ đã thiệt mạng trong một vụ tấn công vào khủng bố Al-Quaeda ở miền trung Yemen.
Với ưu tiên hàng đầu là chống khủng bố, Tổng thống Trump đã đưa 7 nước
này vào danh sách để cấm và hạn chế nhập cư, ngay trong tuần thứ 2 của
nhiệm kỳ.
Trong tình thế bất ổn của thế giới hiện nay, Tổng thống
Trump nói “Đất nước chúng ta cần những đường biên giới mạnh mẽ và kiểm
soát gắt gao, NGAY BÂY GIỜ. Hãy xem những gì đang xảy ra với châu Âu và
cả thế giới – một mớ hỗn độn kinh khủng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét