Phần đáp trả của Lãng Anh :
Tôi không rõ các bạn có hình dung chân thực về chiến tranh không và các
bạn hiểu ra sao về tâm trạng một người lính thông thường, khi cầm súng
tuổi vừa 18 - 20 và chẳng có khái niệm gì về những thứ đại loại học
thuyết hay chủ nghĩa. Những đoạn hồi ký ngắn của những người lính từng
chiến đấu ở cả hai phía trong thành cổ Quảng Trị năm 1972 có lẽ cũng
khắc họa lại được một thoáng chốc của cái lò nghiền thịt người đó. Sức
mạnh nào giữ chân những người lính miền Bắc và miền Nam cộng hoà chôn
chân ở cái địa ngục chắc chắn phải chết ấy? Khi những người lính Pháp
tấn công Bắc Bộ Phủ năm 1946, một nhóm nhỏ vệ quốc đoàn cố thủ trong
những căn phòng cuối cùng, họ bắn những viên đạn cuối cùng trong lúc cất
lời hát bài vệ quốc quân, không ai sống sót. Cũng những lời hát nhưng
là của lính dù Pháp, khi họ bò lên phản kích đồi A1 dưới làn mưa đạn,
giữa tiếng đạn và cuộc phản kích tuyệt vọng là lời hát La Marseillaise.
Lính dù Pháp đã sử dựng những viên đạn và những quả lựu đạn cuối cùng,
chỉ những người bị thương nặng nhất là còn sống sót. Tôi có thể nói với
bạn điều này, cái chết luôn là nỗi sợ hãi lớn nhất của loài người vì nó
là thứ đối lập với sự sống. Những người lính trên chiến trường cầm súng
đi vào cõi chết không phải vì sợ mệnh lệnh chỉ huy, mệnh lệnh nào đáng
sợ bằng cái chết? Họ đều chiến đấu với niềm tin chết cho đất nước mình,
dù ở phía bên này hay phía bên kia. Riêng với ông Hồ Chí Minh, tôi sẽ
không phân tích bởi ông ấy phức tạp hơn rất nhiều mức đánh giá nói chung
của đại chúng. Ông ấy rời Việt Nam năm 18 tuổi khi chẳng có khái niệm
gì cả về cộng sản lẫn tư bản. Sau 30 năm lang bạt qua nhiều quốc gia,
ông ấy trở về trong tư cách một người cộng sản. Nhưng những lá thư đầu
tiên ông ấy gửi đi cầu viện với tư cách chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà, không phải gửi cho Stalin, cũng không phải gửi cho Mao Trạch
Đông, mà là gửi cho Hary Truman, tổng thống Mỹ vào năm 1946. 8 lá thư
của ông ấy không bao giờ được phản hồi, chúng giờ vẫn còn trong một viện
bảo tàng của Mỹ. Nhóm cố vấn nước ngoài đầu tiên trợ giúp cho đội quân
của ông Võ Nguyên Giáp, không phải cố vấn tàu mà là nhóm tình báo OSS
(tiền thân của CIA) dưới sự lãnh đạo của thiếu tá A.Patil. Trong cuộc
gặp cuối cùng với Patil, khi đã hoàn toàn tuyệt vọng với khả năng có sự
trợ giúp của Hoa Kỳ, ông Hồ nói với Patil thế này: "Ông ta sẽ buộc phải
tìm cho dân tộc mình một đồng minh, vì Việt Nam không thể đi một mình
trong cuộc chiến chống lại người Pháp". Câu nói đó gây ám ảnh, và phải
đến sau năm 1975, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Patil mới xuất bản
cuốn hồi ký để thuật lại những gì đã diễn ra ở Việt Nam thời điểm kết
thúc thế chiến thứ hai. Tôi buộc phải nói với bạn rằng, tôi tin ông Hồ
là một người yêu nước, cũng giống ông Ngô Đình Diệm, là một người yêu
nước theo kiểu của ông ấy. (Ảnh chụp một bức thư ông Hồ Chí Minh gửi
tổng thống Hoa Kỳ Hary Truman năm 1946)
PHẦN PHẢN BIỆN :
Ý 1 :
Những người lính trên chiến trường cầm súng đi vào cõi chết không phải
vì sợ mệnh lệnh chỉ huy, mệnh lệnh nào đáng sợ bằng cái chết? Họ đều
chiến đấu với niềm tin chết cho đất nước mình, dù ở phía bên này hay
phía bên kia.
Tất cả những người lính đều chiến đấu với niềm tin
chết cho đất nước mình ? Đúng. Nhưng có khác nhau ở chỗ một bên là sự
ngộ nhận về lòng yêu nước và một bên là lòng yêu nước đích thực. Thế
giới đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
nhất và thứ hai. Cả hai cuộc thế chiến đều xuất phát từ nguyên nhân là
"chủ nghĩa dân tộc". Chủ nghĩa dân tộc là một dạng của chủ nghĩa yêu
nước . Không một người lính nào ,ở bất cứ phe nào lại không nhân danh
lòng yêu nước cả. Vì vậy lập luận như thế hóa ra quân đội phát xít Đức
,Nhật, Ý đều yêu nước đích thực. Khi xung trận họ đã được cơ quan truyền
thông Đức Quốc Xã nhồi vào đầu những lý tưởng về một nước Đức hùng
mạnh,một tinh thần nước Nhật là số 1,Đại Đông Á. Chính những cái này đã
khiến họ ngộ nhận là họ yêu nước. Và cũng chính điều này đã khiến họ tàn
sát cả hàng triệu người Do Thái,họ đã biến cả thế giới vào những cuộc
chiến tranh đẫm máu. Nếu lập luận như thế thì trên thế giới này không có
cuộc chiến nào phi nghĩa cả. Tất cả đều chính nghĩa vì người lính nào
khi xung trận lại không nghĩ đến tổ quốc mình?
Người Mỹ đã tư duy
thực tế hơn nhiều. Chỉ những đất nước có một thể chế chính trị dân chủ
thực sự,tam quyền phân lập,đa đảng,đặt hiến pháp cao nhất thì người lính
mới đặt "Tổ quốc trên hết" và mới thực sự yêu nước ,chiến đấu cho tổ
quốc mình. Vì sao ? Khi hiến pháp được bảo vệ chính là tổ quốc được bảo
vệ. Và lưc đó không có một đảng phái chính trị,một thế lực độc tài nào
được phép nhân danh đất nước.
Người lính CSVN trải qua Kháng
chiến chống Pháp,chống Mỹ,chống Trung Quốc ,Biên Giới Tây Nam đều nghĩ
là họ chiến đấu vì tổ quốc. Nhưng rốt cuộc họ được gì ? Một con số 0
tròn trĩnh. Độc lập cũng không,tự do không hề có. Rất nhiều người đến
cuối đời mới nhận ra rằng :"Trọn tuổi xuân ta hy sinh cống hiến . Lại
đúc nên chính cỗ máy này".
Họ cũng chẳng khác gì người lính
Hitler,chiến đấu để đúc nên cỗ máy của Đức Quốc xã,những trại tập
trung,những lò thiêu xác khổng lồ. Người lính CSVN chiến đấu để đúc nên
một chế độ công an trị. Nếu họ cho rằng họ yêu nước "gặp thời thế ,thế
thời phải thế" chỉ là một cách chạy tội.Khi ta bị biến thành một cỗ
máy,một con robot chiến tranh cách hay nhất là đổ thừa hoàn cảnh. Thế
nhưng ở phía bên kia lại có 30 dân tộc đã dùng bất bạo động để thiết lập
nên một chế độ dân chủ . Người lính của họ đích thực chiến đấu cho
chính họ,cho tương lai của con cháu họ.
Ý 2 :
Yêu nước là
gì ? Theo định nghĩa chung của hầu hết các nhà lý luận hiện đại thì yêu
nước là "Bảo tồn, bảo vệ, và xây dựng nền độc lập, tự do của quốc gia
bên cạnh tất cả những giá trị căn bản và cao quý của con người, văn hóa,
và của quốc gia đó .
Không thể lấy 8 lá thư của ông Hồ gởi cho
Tổng thống Mỹ Truman và Truman không đáp từ làm bằng chứng là ông Hồ yêu
nước. Đây là chỉ là một bằng chứng chứng tỏ ông Hồ bám lấy ngoại
bang,nhờ sức mạnh ngoại bang để củng cố quyền lực. Nhưng tổng thống Mỹ
Truman đọc được suy nghĩ đó nên không hề đá động đến . Và chính quyền Mỹ
cũng thừa biết ông Hồ là người của Quốc tế cộng sản. Vậy nên họ đã liên
hệ với chính quyền ông Ngô Đình Diệm để thực hiện chiến lược ngăn chặn
CNCS theo thuyết Domino.
Yêu nước đối với tư duy khoa học của
người Mỹ phải xác định rõ ràng chứ không thể nói chung chung. Tổ quốc
phải đặt cao nhất trên tất cả các đảng phái chính trị khác. Tổ quốc được
xác định bằng một bản hiến pháp phân quyền trong đó quyền lực nhân dân
là tối thượng. Hiến pháp ấy bảo vệ chủ quyền quốc gia và trao cho dân
quyền được quyết định vận mạng của mình.
Ông Hồ có làm được điều
đó không ? Không hề ông đã bán đứng đất nước Việt nam cho Quốc tế cộng
sản từ sau khi trở về Quảng Châu Trung Quốc sau khi dự đám tang Lê nin.
Ông thành lập Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội - một phân bộ
của "quốc tế cộng sản" đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ cộng sản Trung
Quốc. Giai đoạn mà HCM cầu cứu Truman là giai đoạn mà nước CHND Trung
Hoa chưa ra đời (1949). Từ sau 1949 Việt Nam đã hoàn toàn chịu sự chỉ
đạo của Trung Quốc và không hề có độc lập.
Đối với tự do,quyền con
người của nhân dân cũng bị đảng cộng sản tước mất. Điều này đã thể hiện
rất rõ qua bài thơ "Nhất định thắng" của Trần Dần,qua các tác phẩm của
nhóm "Nhân văn giai phẩm" qua phong trào xét lại chống Đảng.
Nhân
dân miền Bắc thời đó sống trong chế độ công an trị của Trần Quốc Hoàn.
Đảng CS và HCM đã kiểm soát và định hướng tư tưởng của toàn bộ người
dân . Và cuộc sống tự cung tự cấp không khác gì chế độ Bắc Triều Tiên
hiện nay. Như vậy có thể gọi là yêu nước sao ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét