Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

ĐỆ NHỊ VIỆT NAM CỘNG HÒA - ĐÓ MỚI LÀ MỘT NỀN CỘNG HÒA ĐÍCH THỰC.

Bù nhìn, tham nhũng, hèn nhát, thối nát, ngụy quân, ngụy quyền, độc tài, tàn ác, đánh thuê, phản dân, tư sản mại bản, phong kiến thân Mỹ, tay sai đế quốc, bất hợp pháp, phi nhân tính, dối trá, xỏ lá, ba que... đó là những tính từ mà chính quyền cộng sản dành để gọi nền đệ nhị VNCH, một chính thể dân chủ đầu tiên , một nền cộng hòa thực sự đầu tiên và là duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cộng hòa là gì ?
Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhân dân trong bang hay nước đó.
. Cộng hòa là nói đến một hệ thống chính trị hay một hình thái chính phủ trong đó người dân chọn người đại diện cho mình để điều hành đất nước và mọi người dân có quyền tự do và bình đẳng chọn lựa những người đại diện cho mình thì gọi là dân chủ.
Cộng hòa nhấn mạnh sự quan trọng của sự tự trị và Luật pháp như là một phần của những điều kiện cần cho một cộng hòa.
Nhà sử học kỳ cựu người Mỹ Keith Weller Taylor, giáo sư sử học đại học Cornell, một trong những sử gia hàng đầu thế giới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam, có lẽ đã có một mối hoài nghi gần giống như thế khi ông tiến hành làm cuốn sách “Những Tiếng Nói Từ nền Đệ Nhị Cộng Hòa Nam Việt Nam (1967-1975)” (Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967–1975)).
Theo như định nghĩa thế nào là một nền cộng hòa thì trong lịch sử 4000 năm Việt Nam chỉ có một nền cộng hòa đích thực và duy nhất. Hai nền cộng hòa được gọi là "đệ nhất cộng hòa " và "Việt Nam dân chủ cộng hòa" chỉ là những nền cộng hòa tiếm danh, ngụy tạo.
Cuốn sách không đầy 200 trang này tập hợp các bài viết từ 10 tác giả vốn là những công chức, quân nhân, và chính trị gia từng phục vụ cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa của chính phủ Nam Việt Nam (kéo dài từ năm 1967 đến 1975).
Bằng cái nhìn của những người trong cuộc, những người đã trực tiếp góp mồ hôi công sức tham gia quản trị, bảo vệ, và xây dựng đất nước bằng kiến thức, khả năng, và bằng lòng yêu nước chân thành của chính họ (cho dù nhiều người sẽ tranh cãi rằng thứ họ yêu, Nam Việt Nam, chưa bao giờ là một đất nước hợp pháp thật sự), các tác giả trong cuốn sách này đã đóng góp được những tiếng nói chân thành và sát thực về thực trạng Nam Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Năm 1967, một hiến pháp mới được ban hành và thực thi, tạo ra nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975). Dưới quyền tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chính thể này ổn định tình hình chính trị, và càng lúc càng chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của chính nó hơn khi quân đội Mỹ rút lui, và vào năm 1973 rút hẳn hoàn toàn.
Trong những năm này, các công dân bình thường, những nhà giáo dục, nhà báo, chính trị gia, doanh nhân, các nhà quản trị, luật sư, thẩm phán, lãnh đạo quân đội và các nhà ngoại giao cùng nhau nỗ lực xây dựng một chính phủ dựa trên hiến pháp (constitutional government) bằng việc tổ chức các cuộc bầu cử tương đối cởi mở cùng sự có mặt của một ngành hành pháp, một ngành lập pháp và một ngành tư pháp.
Vừa trỗi dậy từ một chính thể thực dân và từ những cuộc tranh đấu trong một quá trình phi thực dân hóa đầy náo động, không có sẵn truyền thống chủ nghĩa hiến pháp (constitutionalism) hay truyền thống dân chủ, và với một quốc gia láng giềng nung nấu ý định hủy diệt cuộc thử nghiệm chính trị của nó, lại thêm việc có một đồng minh đang trong thời kỳ muốn từ bỏ nỗ lực giúp đỡ của họ nhất, đất nước này tuy thế vẫn bền trí và đã giành được nhiều thành tựu.
Có ít nhất bốn thành tựu quan trọng đạt được trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
Đầu tiên, từ quan điểm chiến trận, quân đội Việt Nam Cộng Hòa (Army of the Second Republic of Vietnam, viết tắt ARVN) gánh lấy tránh nhiệm chiến đấu. Cho dù cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 làm xoay chuyển ý kiến công luận Mỹ sang chống lại cuộc chiến, cuộc tấn công này đã có một ảnh hưởng rất khác đến Nam Việt Nam.
Thứ hai, sau chiến dịch Tết Mậu Thân, an ninh đã được tái phục hồi đầy đủ tại các miền thôn quê, tạo điều kiện cho một chương trình cải cách điền địa được tiến hành. Chương trình này cách mạng hóa kinh tế, xã hội và chính trị tại các khu vực đồng quê vùng sâu vùng xa nhất. Mặc dù phần lớn là bị các nhà quan sát ngoại quốc phớt lờ, chương trình này tạo điều kiện cho một mối quan hệ công bình hơn giữa miền thành thị và miền thôn quê, và cho một sự xây dựng tiềm năng nông nghiệp của đất nước vốn có thể làm nền tảng cho phát triển kinh tế trong tương lai.
Thứ ba, các thành quả lớn trong sản xuất và phân phối gạo, quản lý thị trường, thăm dò dầu khí, và chính sách thuế khóa đặt Nam Việt Nam vào vị trí sẵn sàng cho sự độc lập kinh tế sau cùng khi mà viện trợ Hoa Kỳ đang giảm dần.
Một thế hệ mới của các nhà quản trị, nhiều người trong số họ được đào tạo tại các trường đại học Mỹ và có các nguyện vọng ái quốc mạnh mẽ, mang lại những thái độ mang tính cải cách, thực tế, và hành động vào trong một nền hành chính quan liêu được thừa hưởng từ quá khứ thực dân. Đối mặt với những vấn đề khó khăn, cả tới mức tuyệt vọng, của đất nước, sự quản trị nền Đệ Nhị Cộng Hòa cho thấy một khả năng tiến hành các sáng kiến táo bạo, mặc cho việc các nguồn lực dần cạn kiệt đi khi mà đồng minh Hoa Kỳ khuất xa dần.
Thứ tư, đã có những bước tiến dài được thực hiện trong việc xây dựng một hệ thống chính quyền dựa trên hiến pháp với các cuộc bầu cử đa đảng phái cho một hệ thống lập pháp lưỡng viện (bicameral) và với một ngành tư pháp tương đối độc lập vốn đã giúp tăng cường các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền cá nhân và các chuẩn mực dân chủ trong chính trị.
Từ một bản hiến pháp tiến bộ và khoa học vào năm 1967 có thể nói đệ nhị VNCH đã xác lập được một nền dân chủ thực sự dựa trên đa đảng , đa nguyên và đối lập hợp pháp. Đó là những nền tảng căn bản cho một xã hội thịnh vượng và văn minh mà tất cả các quốc gia dân chủ trên thế giới ngày hôm nay đã đạt được.
Đệ nhị cộng hòa khác rất xa về bản chất với đệ nhất cộng hòa. Đó là sự khác nhau giữa độc tài và dân chủ. Và đệ nhất cộng hòa lại là một bản sao về thiết chế chính trị của chính quyền cộng sản.
Rất tiếc là đa số vẫn gộp chung đệ nhất và đệ nhị vào với nhau và đối lập chúng với cộng sản. Trong khi đó về bản chất đệ nhị cộng hòa khác rất xa với hai nền độc tài còn lại dù hai nền độc tài này chống đối lẫn nhau một mất một còn.
Chung quy độc tài chỉ chống lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Về thể chế họ vẫn là "chí lớn gặp nhau", đồng minh của nhau trong việc đặt một đảng phái một cá nhân lên trên hiến pháp.
Chỉ có đệ nhị cộng hòa mới là một thể chế dân chủ thật sự. Một nhà nước của dân, do dân và vì dân thật sự.
Tiếc là rất ít người Việt Nam nhận ra điều này. Cả hai phía vẫn thi nhau ca ngợi hai nền cộng hòa và dân chủ dổm và vùi 8 năm thật sự làm người của dân tộc Việt Nam xuống bùn đen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét