I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it," (Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó ).
Đó là câu nói nổi tiếng của Evelyn Beatrice Hall, một nhà văn nữ người Anh. Câu nói này đã thể hiện hai khía cạnh của một vấn đề : quyền nói và quyền phản biện. Cả hai đều thuộc quyền tự do ngôn luận.
Một số bạn trong vụ Mai Khôi đã lầm lẫn giữa quyền phản biện thành ra là cấm đoán. Người ta chỉ phản đối ý của Mai Khôi nằm trong biểu ngữ chứ đâu bảo rằng Mai Khôi không được nói những điều đó?
Thành ra một số người rất hồ đồ khi quy kết " Tại sao chửi Tập được mà chửi Trump" không được? Một số người dùng thủ pháp ngụy biện khi bảo rằng Mai Khôi chửi Trump để thăm dò thái độ trước khi chửi Tập.
Ở đây dư luận đang tập trung vào vế đầu câu nói của Evelyn Beatrice Hall : " Tôi có thể không đồng ý những lời anh nói" và nếu Mai Khôi có quyền nói những điều đó thì họ cũng có quyền phản đối điều Mai Khôi nói. Họ không hề bắt Mai Khôi bỏ vào tù hay xâm phạm thân thể cô ta.
Và lập luận của họ rất vững chắc : tại sao trên đất nước mình mà lại không dám đái vào kẻ cướp nước nhưng lại dám đái vào người tố cáo bọn cướp nước thay cho mình.
Lập luận của các luật xư như Trịnh Hội là hết sức ngụy biện. Bởi dưới chế độ cộng sản không thể lập ra tiền lệ. Nó không hề có luật pháp nên khái niệm "tiền lệ pháp lý" là một khái niệm vứt đi. Hôm nay Mai Khôi trưng biểu ngữ đái vào Trump nhưng ngày mai nếu cô ta trưng biểu ngữ đái vào Tập chúng vẫn bắt cô ta như thường. Nếu chúng tôn trọng tiền lệ thì đã không có những bản án bất công như với Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài...
Không thể nói luật pháp với một chế độ không có tam quyền phân lập và không tôn trọng nguyên tắc cơ bản "không ai ở trên luật".
Do vậy việc ném đá vào Mai Khôi bằng ngôn từ là không có gì sai. Cô ta có thể đái vào Trump và dư luận cũng có thể đái vào cô ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét