Trước 1975 lương thầy cô giáo cấp 1 thấp nhất cũng tương đương với thời giá 1 cây vàng, các giảng sư đại học lương cao hơn đủ sức đến trường bằng xích lô chứ không thèm đi xe máy. Các thầy cô không cần ngày 20/11 mà vẫn thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy.
Sau 1975 thời bao cấp, lương giáo viên chỉ tương đương với 5 phân vàng thời giá và chỉ đủ sống trong 5 ngày. Sau này cao hơn lên 1 hoặc 2 chỉ vàng.
Nhưng giáo viên sau năm 1975 hạnh phúc hơn giáo viên trước 1975 và cũng hạnh phúc hơn cả giáo viên của nước Mỹ vì họ có ngày 20/11.
Vậy ngày 20/11 đặt ra để làm gì?
Đó là để chính phủ trả lương cho giáo viên mà không cần lấy tiền từ ngân sách quốc gia.
Cũng giống như ngày " thầy thuốc Việt Nam", ngày "quân đội nhăn răng VN' "công an nhăn răng VN"... tất cả những ngày đó đặt ra là để xã hội hóa, lấy tiền, lấy sự vinh danh của xã hội dành cho các tầng lớp này để trả công cho các cống hiến của họ đối với đảng nhưng được mạo danh một cách mỹ miều là "phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân"
Kỳ thực họ có phải phụng sự tổ quốc, nhân dân không ?
Không hề.
Họ chỉ bán cháo phổi, dùng thiên chức thầy thuốc, dùng xương máu tính mạng của mình để bảo vệ một đảng chính trị cầm quyền.
Nhưng chế độ này lại bất tài đến nỗi không tạo ra được thặng dư trong nền kinh tế để trả lương cho họ. Vì thế muốn các tầng lớp này khỏi phải phản bội lại quyền lực lãnh đạo của đảng , chúng liền tìm tòi lấy các ngày không có trong lễ kỷ niệm của các nước dân chủ để vinh danh họ. Đó là lý do giải thích vì sao phụ nữ VN hân hoan với ngày 8/3, 20/10 còn phụ nữ Mỹ, châu Âu thì không.
Không có các giá trị thực nhưng có các giá trị ảo như hoa, lời chúc tụng,các bài báo vinh danh những người sống với các đồng lương chết đói ấy cũng có thể tự huyễn hoặc mình mà không làm phản. Tuy vậy cũng có rất nhiều người thực tế hơn. Thầy cô thì cần phong bì, quà tặng còn vứt hoa vào thùng rác; bác sĩ thì cần vật chất thù lao chứ không cần lời thề Hippocrate, 12 điều y đức ...Nhưng những thứ này chính quyền không hề bỏ ra, chúng đến từ xương máu của người dân vốn từ lâu đã quá khốn khổ vì hàng trăm thứ thuế,phí và hàng nghìn thứ lo toan.
Nhưng trong những ngày này như 20/11 mấy ai nghĩ đến những điều như thế. Họ vẫn xúm vào ca ngợi những điều sáo rỗng vì truyền thống của dân tộc là như thế. Các thầy cô giáo nhận một bó hoa một gói quà không hề nghĩ là để có được những thứ đó phụ huynh học sinh phải đổ biết bao mồ hôi , nước mắt. Lại còn là sự so sánh...Trong khi đó chính quyền cao lắm chỉ quẳng cho một bức thư đọc để chứng tỏ sự quan tâm của đảng của chính phủ...đối với tầng lớp "làm thuê" này.
Chung quy nói như Nam Cao thì cũng chỉ là những kiếp "Sống mòn". Tự an ủi nhau tự huyễn hoặc để mà sống. Bao nhiêu thứ ngon, bao nhiêu quyền lợi cái đảng này đã cướp sạch . Chúng chỉ tặng cho một cái ngày để được xã hội trả lương không cần chính phủ nhưng hầu hết đều cảm thấy thỏa mãn, bằng lòng .
Đó cũng là tư duy của một đất nước đã quá quen với việc làm nô lệ cho một đảng chính trị độc tài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét