Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

TIẾP TỤC THÔNG NÃO GIÚP CÁC ĐỒNG CHÍ CHỐNG TRUMP.

Đa phần phe chống Trump đều cho ông Trump là tổng thống độc tài, là ông trời con muốn làm gì thì làm. Mặc kệ ông Trump tuyên bố ông không phải là tổng thống độc tài,ông tuân thủ pháp trị ,ông có đến 330 triệu ông chủ chứ không phải 330 triệu người đó có ông Trump là ông chủ.
Nguyên nhân vì sao?
Vì người dân Việt Nam sống quá lâu trong xã hội độc tài nên ảnh hưởng lối tư duy cảm tính. Tiếc thay lại rơi vào cả những người có học. Tại sao họ cho rằng ông Ngô Đình Diệm không hề độc tài mà chỉ cho ông Trump mới độc tài ?Bởi lẻ họ chỉ căn cứ vào vẻ bề ngoài để đánh giá chứ không căn cứ vào bộ máy vào thể chế bao quanh vị nguyên thủ quốc gia này để đánh giá.
Ông Ngô Đình Diệm làm sao mà độc tài được khi ông sống rất đạo đức, giản dị khi ông đặt quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Còn ông Trump đích thị là độc tài vì ông ăn nói bạt mạng, coi thường phụ nữ, ra nhiều quyết định đảo ngược di sản của Obama...Đó là suy nghĩ của người Việt Nam.
Thưa rằng độc tài hay không độc tài không phải căn cứ trên lời của vị nguyên thủ quốc gia đó nói , không phải căn cứ vào việc cho rằng ông đó đặt quốc gia dân tộc lên đầu mà là căn cứ vào thiết chế xã hội đó có đặt quốc gia ,hiến pháp lên trên hết hay không? Nó căn cứ vào thể chế chính trị gồm các điểm sau đây :
7 thiết chế để quy định một thể chế là độc tài , các bạn có thể tham khảo thêm vào google:
- Hiến pháp đặt quyền lực của tổng thống là cao nhất chứ không phải hiến pháp là cao nhất.
- Quốc hội chỉ một đảng kiểm soát, không có 2 viện.
- Không có tam quyền phân lập.Ba quyền này không kiểm soát lẫn nhau.
- Bầu cử chỉ là giả tạo khi không có tranh cử nhiều đảng phái khác nhau.
- Không có đối lập hợp pháp.
- Có tù nhân chính tri.
- Không có quyền tự do ngôn luận.
Ông Trump nếu độc tài thì không phải ra điều trần trước quốc hội trong vụ giám đốc FBI cáo buộc ông tổ chức một bữa cơm thân mật.Ông Trump nếu độc tài thì làm sao có chuyện các thẩm phán tiểu bang ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh hạn chế nhập cảnh 7 nước Hồi Giáo. Nhưng sau đó tối cao pháp viện lại ra phán quyết cho là ông đúng ?
Quy trình tam quyền phân lập đã kiểm soát lẫn nhau. Vị tổng thống có quyền chỉ đạo bằng sắc lệnh hành pháp, có quyền gợi ý tác động để quốc hội sửa đổi thông qua luật nhưng quyền quyết định vẫn là của hai viện. Sắc lệnh hành pháp có thể bị đình chỉ bởi các thẩm phán liên bang nếu thấy sắc lệnh này làm thiệt hại cho một bang nào đó. Và sắc lệnh hành pháp cũng bị quốc hội phủ quyết. Nhưng tối cao pháp viện là cơ quan ra phán quyết cuối cùng xem nó đúng hay sai ,có vi hiến hay không.
Bây giờ các vị chống Trump đưa ra ví dụ là chương trình Obamacare trước đó làm con cái tôi chỉ đóng bảo hiểm với giá rất thấp , sau khi Trump hủy bỏ Obamacare bảo hiểm sức khỏe đã tăng lên rất cao. Mời các vị cuồng Trump vào giải thích, có phải Trump đã phá nát cái đất nước này không ?
Các vị này đã hoàn toàn bỏ qua câu nói của tổng thống Mỹ Reagan về việc xây dựng một chính phủ dựa vào dân và "dân chủ là thiết chế nhà nước danh dự nhất đáng giá chết để đổi lấy".
Bởi vì việc kiểm soát quyền lực không cho ông Trump muốn làm gì thì làm. Obamacare là gợi ý thay thế của ông Trump nhưng quyết định hủy bỏ Obamacare là của quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/1/2017, nghĩa là lúc đó ông Trump chưa chính thức nắm quyền (20/1). Chưa nắm quyền lấy quyền gì để hủy bỏ ? Do đó kẻ hủy bỏ chính là đa số dân Mỹ thông qua dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ này phải cho phụ tá đi điều nghiên xem ý dân như thế nào trước khi bỏ phiếu. Nếu dân bảo Obamacare tốt mà họ theo ý ông Trump bỏ phiếu hủy thì lần bầu cử sau họ đừng hòng được dân ủng hộ để thắng cử. Vì vậy nghị sĩ dù là cộng hòa hay dân chủ cũng phải theo ý dân chứ không theo ý tổng thống. Cho nên mới có trường hợp dân biểu đảng cộng hòa nhưng lại bỏ phiếu cùng ý với dân biểu đảng dân chủ, vì dân hạt của họ muốn như thế.
Như vậy ông Trump có toàn quyền thay thế Obamacare khiến bảo hiểm tăng lên không ? Hoàn toàn không. Ông Trump chỉ là cơ quan thực thi một đạo luật mới thay thế Obamacare do quốc hội quyết. Trong quá trình chờ quốc hội quyết này có cái gọi là "vận động hành lang" được luật pháp Mỹ cho phép.
Nhưng ông Trump thấy chờ lâu quá mà quốc hội chưa thông qua một luật bảo hiểm mới thay thế Obamacare nên có dọa là dùng quyền hành pháp để cắt trợ cấp liên bang dành cho BHSK ở một số vùng. Các hãng bảo hiểm nghe vậy nếu không có Liên bang trợ cấp sẽ thua lỗ nên rút ra khỏi vùng đó hoặc bán bảo hiểm cao lên. Tuy nhiên vấn đề này chỉ là tạm thời và giá sẽ hạ một khi quốc hội đã thông qua một đạo luật mới thay thế Obamacare. Như vậy đây là do quốc hội chậm trễ trong việc làm luật chứ không phải do ông Trump. Ông chỉ nóng lòng mà thôi.
Vậy thì kết luận lại trong một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập quyền quyết định cuối cùng vẫn là dân. Cơ quan hành pháp được dành những quyền lực rất lớn để kịp thời đối phó với tình hình. Nhưng một tổng thống quá lạm dụng sắc lệnh hành pháp lại là một con dao hai lưỡi. Nếu sắc lệnh của anh đúng, anh sẽ được báo chí ca ngợi. Nhưng khi sắc lệnh của anh bị quốc hội phủ quyết quá nhiều, bị ngành tư pháp đình chỉ ,bị tối cao pháp viện ra phán quyết là vi hiến thì anh sẽ bị báo chí bôi nhọ là một tổng thống tồi trong mắt người dân.
Nhưng nếu anh vì sợ mà không dám quyết đoán để làm chỉ chú ý tới diễn thuyết hùng biện thì anh cũng chỉ là một tổng thống vứt đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét