Nếu như dân mạng Việt Nam đang sa vào một cái chợ trời hỗn loạn đánh phá chửi bới chính quyền, chửi bới lẫn nhau trên mạng xã hội thì trên thực tế ,không phải họ chính người dân Việt Nam mới là bậc thầy về lý luận khi tìm ra phương cách để đối phó với một chính quyền đầy rẫy mưu ma chước quỷ và cả những thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt và bất nhân.
Không có thời gian bám internet, mạng xã hội để nghiên cứu về 198 phương pháp bất tuân dân sự mà thế giới đã sáng tạo ra để lật đổ các chế độ độc tài, chính những người lao động như công nhân, nông dân, tài xế mới ghi một dấu ấn đậm nét trong tiến trình đấu tranh giải thể chế độ độc đảng tại Việt Nam. Mai này nếu dân tộc Việt Nam giành lại được quyền tự quyết thì công đầu phải thuộc về họ chứ không hề là đội ngũ "trí thức" Việt Nam.
Ngày 11 tháng 4 năm 2017 người dân Nghệ An, Hà Tĩnh đạt được một thắng lợi vẻ vang trước chính quyền CSVN, nhờ vào chiến thuật biểu tình và bất tuân dân sự. Cho rằng “không đi mét đường BOT nào vẫn phải đóng phí”, hơn 200 hộ dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, gửi đơn đến các cơ quan chức năng khiếu nại việc thu phí tại trạm thu phí Bến Thủy sáng 9-4.
Bộ Giao Thông Vận Tải đã có cuộc họp khẩn với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Tổng Công Ty Xây Dựng Giao Thông 4 (Cienco 4) nhằm giải quyết vấn đề thu phí dịch vụ BOT khi xe cộ lưu thông qua cầu Bến Thuỷ 1.
Từ cuối tháng 12/2016, hàng trăm người dân sống hai bên cầu Bến Thuỷ 1 đã mang nhiều băng rôn và dùng xe ôtô chặn ngang cầu Bến Thuỷ 1 biểu tình nhằm phản đối việc Tổng công ty 4 thu phí giao thông vận tải khi qua cầu mặc dù người dân không sử dụng công trình BOT. Các tài xế lái xe cũng đã làm tê liệt giao thông khi qua cầu Bến Thuỷ 1 bằng cách trả tiền lẻ 500₫, 1000₫ nhằm kéo dài thời gian với mục đích phản đối nhà cầm quyền tiếp tục để Tổng công ty 4 thu phí.
Cuối cùng Bộ Giao Thông Vận Tải cho biết việc thực hiện giảm 100% phí dịch vụ sử dụng đường bộ sẽ được áp dụng từ ngày 24/4/2017.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng 8 - 9/2017 và từ đó đến nay, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…
Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách “câu giờ” càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải “xả trạm”, để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
BOT Cai Lậy là một trường hợp cụ thể và mới nhất. Nhà nước CSVN cho lập đường tránh Cai Lậy và tráng một lớp nhựa trên Quốc Lộ 1A rồi cho đặt trạm thu phí ngay trên Quốc Lộ.Ngay khi trạm thu phí mở cửa ngày 1-8-2017, BOT Cai Lậy đã gặp phản kháng liên tục, có tổ chức, được sự ủng hộ của dư luận, truyền thông, báo chí và của cả giới chức cầm quyền địa phương.
Sau hai tuần lễ BOT Cai Lậy bị liên tục phản kháng, lưu thông ứ đọng, nhiều lần phải xả cửa và cuối cùng phải đóng cửa và mở trở lại .BOT lại là ổ của tham nhũng. Vì thế báo chí trong nước dường như được Đảng Cộng sản cho phép nhanh chóng đưa hầu hết các thông tin về BOT.
Ngày 13/9/2017 trạm thu phí tuyến tránh TP Biên Hòa trên quốc lộ 1 (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) bị các tài xế phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ để mua vé qua trạm khiến xe ùn tắc, chủ đầu tư phải xả trạm.
Sự khác biệt về mức độ trắng trợn chà đạp luật pháp của hiện tượng trên là trong rất nhiều vụ các chính quyền địa phương dùng lực lượng công an và cả quân đội để cưỡng chế giải tỏa người dân nhằm trưng thu đất đai, cơ chế này vẫn được dựa trên một số văn bản mang tính pháp quy của chính quyền (quy hoạch, quyết định giải tỏa, quyết định bồi thường…), cho dù không ít văn bản như thế là bất hợp lý hoặc rất bất công. Nhưng đối với trường hợp BOT Biên Hòa, đã không có bất kỳ văn bản pháp quy nào từ phía chính quyền được nêu ra để chứng minh là hành động trả tiền lẻ của lái xe là vi phạm pháp luật.
Như vậy chống thu phí ở Bến Thủy, Cai Lậy , Biên Hòa đều là mẫu mực của phản kháng bất tuân dân sự. Chính quyền cộng sản lo sợ phong trào sẽ lan nhanh trên diện rộng nên tìm cách lấp liếm bằng cách cho DLV phao tin là Việt Tân đã nhúng tay vào phong trào này.
Nếu thật như thế thì Việt Tân đã có công rất lớn vào việc diệt tham nhũng cho đảng và giúp dân đòi lại lẻ công bằng. Tuy nhiên có lẻ phong trào này đều xuất phát từ trí tuệ của nhân dân.
Chính nhân dân đi nhanh hơn mạng xã hội mới dám nghĩ, dám làm và không hề đổ thừa, ngụy biện như cư dân mạng. Họ sẽ dạy cho các "anh hùng bàn phím" hiểu thế nào là bất tuân dân sự phản kháng chế độ độc tài chứ không hề đợi cư dân mạng tuyên truyền.
Tất cả mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ thiểu số. Tiếc rằng thiểu số ấy không phải là dân mạng Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét