Thường thì một vụ án chính trị trải qua 3 bước : tạm giam,sơ thẩm và phúc thẩm. Cả ba bước này đều không theo quy định nào của pháp luật. Bởi nếu có pháp luật nào do đại biểu của nhân dân làm ra thì không ai lại làm ra luật để bỏ tù chính mình và bảo vệ cho một đảng phái chính trị cầm quyền.
Do đó cái gọi là luật pháp lại do chính đảng cộng sản làm ra nên tùy tiện. Nó phụ thuộc vào ý chí của đảng. Vậy nên tạm giam chỉ quy định hai cái lệnh 6 tháng là cùng. Nhưng đảng nổi hứng có khi giam đến 4 cái lệnh tạm giam tức là 12 tháng, ai làm gì được đảng?
Đối với quyền tự do ngôn luận trên thế giới không có luật pháp bất kỳ nước nào bỏ tù công dân trừ phi đó là tội phỉ báng. Tội phỉ báng tức là tội vu cáo một cá nhân nào đó không bằng chứng. Ngoài ra tu chính án số 1 của nước Mỹ khẳng định " Quốc hội không làm luật để ngăn chặn bất cứ quyền tự do ngôn luận nào"
Nhưng đó là hiến pháp nước Mỹ, với hiến pháp Việt Nam có điều 25 quy định rõ ràng về quyền tự do ngôn luận nhưng đảng CS vẫn coi như là cái con c... tự do làm luật 79,88,258 để ngăn cản cái quyền này. Sở dĩ như vậy vì đảng lập luận: "Tại dân VN hèn quá nên tao làm đấy ,làm gì được tao"
Thế là dân Việt Nam ru rú rủ nhau vô tù vì nói "bậy" hại đảng. Nhưng có nhiều loại tù. Có người giữ vững lập trường kiên quyết không khuất phục dù án lên đến 16 năm như Trần Huỳnh Duy Thức. Bởi họ nghĩ mình là con người có hiểu biết không thể chịu nhục về thứ luật rừng,dù chỉ một cái gật đầu của mình nhận tội là có thể bớt đi một nửa thời gian ở tù mà người xưa nói "Một ngày tù nghìn thu ở ngoài". Nhưng nếu mình chịu khuất phục như thế thì cả dân tộc này sẽ ra sao? Tất cả sẽ noi gương mình và lúc đó đảng cộng sản sẽ làm mưa làm gió không kiêng dè bất kỳ ai.
Nhưng ngược lại trong những ngày tạm giam chưa có án nhiều người lại đấu tranh bản thân và nghĩ" Tội cha chi , cả nước giờ chúng nó ngu ,hèn hết cả rồi. Tại sao mình lại cứ khăng khăng đấu tranh cho chúng nó để mẹ mình khổ, con mình khổ. Mình nằm đây nhưng ngoài kia chúng nó ăn nhậu,vui chơi tỉnh bơ .Không chừng có nhiều đứa còn chửi mình nữa. Thôi thì nhận tội đại đi để có cái án nhẹ còn có ngày sớm gặp mẹ ,gặp con"
Đó là những giờ phút đấu tranh nội tại giằng co tâm lý quyết liệt nhất với người tù chính trị.
Thế nhưng người dân mấy ai hiểu được điều này. Phiên xử sơ thẩm chỉ là nhá cho người tù thấy cái án, sau đó là dụ dỗ,mua chuộc ,đe dọa của cán bộ hỏi cung, của quản giáo để đánh gục ý chí của người tù. Mục đích cuối cùng là để người tù đọc bản nhận tội trong phiên phúc thẩm. Như thế đảng mở mày mở mặt nói với nhân dân và thế giới về tính chính danh của chúng.
Thế nhưng đối với tù chính trị có lý tưởng,không phải là kẻ cơ hội họ sẽ làm đảng thất vọng. Dù biết đoạn đường phía trước là gian nan đầy thử thách họ vẫn kiên gan bước tới. Dù cả thế giới này chống lại họ họ vẫn giữ vững khí tiết của mình . Dù nhân dân vô cảm , ngoảnh mặt làm ngơ với thảm họa độc tài ,mất nước họ vẫn không thể phản bội lại lý tưởng của mình.
Kết quả là cộng sản chỉ có thể cách ly phiên tòa, không cho họ tự bào chữa và sẵn sàng bịt miệng họ trong cái sân khấu được xem như là nơi diễn hài.
Phiên tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án ,người dân chỉ chú tâm vào đặt câu hỏi tại sao cộng sản không giảm án ? Họ có biết đâu rằng án về phía quan tòa cộng sản là không đổi. Giảm hay không là do người tù : nhận hay không nhận tội. Nếu án giảm thì đó không phải do đảng cộng sản nhân đạo, tôn trọng luật pháp mà là do người tù đầu hàng.
Với việc giữ nguyên án 10 năm trong phiên phúc thẩm, ít ai hiểu rằng Mẹ Nấm đã chiến thắng vẻ vang. Đó là sự chiến thắng chính mình trong một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt. Và cao hơn là chiến thắng cả một bộ máy chính trị độc tài hùng hậu với đầy đủ mưu ma chước quỷ từ dụ dỗ mua chuộc đến đe dọa tra tấn tinh thần ngày đêm. Bộ máy này đã thất bại trước ý chí của một người phụ nữ nhỏ bé.
Y án 10 năm vì thế là một kết quả tôn vinh một người tù chính trị. Nhưng có lẻ trong 93 triệu dân Việt Nam có rất ít người hiểu được điều này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét