Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

NGHÈO MÀ CHƠI SANG.



Hầm vượt sông Sài Gòn Thủ Thiêm được xây bởi vốn ODA của Nhật,để nhận được đồng vốn này các nước nghèo thường phải chịu một số nhượng bộ nhất định. Có thể về cởi mở hơn rào cản mậu dịch thương mại, tiếp nhận một số công nghệ chỉ định từ nước tài trợ vốn ODA, trả lương cho nhân viên tư vấn của nước tài trợ ODA cao hơn gấp nhiều lần tự thuê mướn,... Và cụ thể ở đây là tư vấn từ Nhật cho vay ODA này đã đề nghị VN tiếp nhận công nghệ làm đường hầm vượt sông Sài Gòn thay vì xây cầu Thủ Thiêm vượt sông giá rẻ ...Hầm Thủ Thiêm chính quyền phải nhận của Nhật khoảng viện trợ 67,055 tỉ Yên tương đương 8.101,410 tỉ VND để xây đường hầm với chiều dài tính luôn cả đường dẫn 1,5 km. Tuy nhiên chính phủ VN cũng đã trả lại cho Nhật bằng các chính sách khác cũng lấy từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.
Trong khi đó cầu Thủ Thiêm gần đó được xây dựng nối từ quận Bình Thạnh sang quận Hai chỉ tốn1099,6 tỉ đồng, chiều dài cầu là 1,25 km có 6 làn xe. Nếu đấu thầu nghiêm ngặt, minh bạch, thời gian thi công rút ngắn biết đâu còn tiết kiệm hơn nhiều?
- Không có nước nào làm hầm vượt sông trong đô thị cả. Vì hầm chi phí đắt và gây ra tình trạng kẹt xe.
- Thay vì làm hầm với chi phí đó có thể làm được 8 cái cầu để giải quyết nạn kẹt xe.
Đây là dự án của thằng nhà nghèo nhưng chơi sang, bán lúa thơm mua gạo hẩm để ăn. Nước ta thì nghèo thay vì chắt chiu từng đồng vốn để xây dựng đất nước, lo cho giáo dục, ý tế, giúp người nông dân cải thiện mức thu nhập, cải thiện môi trường sống ngày càng ô nhiễm,...nhà nước lại "mạnh dạn" xài tiền chùa . Bao gồm luôn các chi phí vô hình phát sinh quá dài trong quá trình xây hầm như phân luồng giao thông gây kẹt xe khủng khiếp và từng là nỗi ám ảnh cho bất cứ ai qua lại khu vực này, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đời sống của người dân khu vực có liên quan.
Trên thế giới trong thời hiện đại có lẽ VN là quốc gia duy nhất xây hầm vượt sông trong đô thị? và là quốc gia duy nhất ở ĐNA xây hầm vượt sông tốn tiền nhất. Một số quốc gia có đường hầm như Anh với đường hầm vượt sông Thames. Do đây là tuyến đường sông bận rộn nhất Châu Âu. Đưòng hầm đầu tiên trên thế xây dựng vượt sông Thames do Isambard Kingdom Brunel thiết kế và xây vào thế kỷ 18.
Thay vì dùng số tiền đó để có thể xây được 8 cây cầu, chính quyền lại chỉ xây một cái đường hầm nhưng bây giờ lại phải xây thêm 3 cây cầu Thủ Thiêm 2,3 và 4 nữa. Chỉ tính riêng cây cầu Thủ Thiêm 2 cũng đã bằng 4 cây cầu Thủ Thiêm 1 giá 4.000 tỷ VND.
Như vậy, nếu không xây hầm vượt sông Sài Gòn, CSVN cũng đã có thể dùng tiền đó xây 8 cây cầu và không tốn thêm 12.000 tỷ VND nữa.Cũng giống như dường cao tốc 12 làn xe của Dubai, có giá thành là 4 triệu USD/km và dùng trong 50 năm. Đường cao tốc Việt Nam, nhiều nhất chỉ có 6 làn xe. Nhưng, giá thành làm ra nó, khoảng 20 triệu USD/km và chỉ dùng được có 2 năm.Xài hoang phí đến thế là cùng.
Tuy nhiên vốn ODA của Nhật không phải là cho không như mọi người lầm tưởng ,mà là :
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới)..
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét