Còn lâu. Trong "binh pháp Tôn Tử" Trung Quốc có câu "dùng hư chiêu thắng hữu chiêu", hư hư thực thực. CSVN thừa biết điều này nên dẫn dân Việt Nam chạy lòng vòng tốn xăng chơi.
Do dân Việt Nam không nắm được bản chất của thể chế chính trị một đảng nên dễ dàng ngộ nhận. Trong thể chế chính trị này do không có đối lập giữa 2 đảng nên không bao giờ có chuyện đứng về phía dân. Cái mà họ thấy chỉ là do sách lược của CS muốn mị dân nên đôi khi đóng kịch mà thôi.
Tại sao phải đóng kịch ?
Chính là để vô hiệu hóa sức kháng cự bằng hành động của người dân, khiến họ tin rằng mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo , không cần đến họ. Bất công của họ đã có người giải quyết.
Quốc hội luôn luôn đóng kịch để tạo ra thế đối lập cuội. Nhưng những khi có những chuyện lớn như Formosa, Đồng Tâm...đại biểu quốc hội lặn mất tiêu. Lẻ ra ở các nước dân chủ , những trường hợp như thế này các dân biểu, thượng nghị sĩ mừng như bắt được vàng. Họ sẽ tranh thủ chộp lấy để tạo dựng tên tuổi cho sự nghiệp chính trị của họ. Chính trị gia là những người sản xuất ra luật. Khi hàng mà họ làm ra (luật pháp) có chất lượng thì tên tuổi của nhà sản xuất nổi như cồn. Không chừng sau này ra tranh cử tổng thống sẽ đánh bại các nghị sĩ của các đối thủ khác.Vì thế bất công mới không cần người dân xen vào. Họ chỉ biểu tình khi thấy đó là những vấn đề an nguy đến cả một tầng lớp , sắc tộc.
Thế nhưng đại biểu quốc hội Việt Nam chỉ là bù nhìn. Anh không được phép vượt qua nghị quyết của đảng. Và anh có làm đúng cỡ nào cũng chẳng ai bỏ phiếu cho anh trong một cái quốc hội có 96% là đảng viên đảng cộng sản. Hơn nữa anh có làm giỏi cỡ nào sự nghiệp chính trị của anh cũng chẳng được thăng tiến khi chức vụ , địa vị là do đảng phân công , ban phát. Vì vậy anh chỉ nên "nịnh" đảng mà thôi. Vì thế "đóng kịch" cũng là nhiệm vụ mà đảng giao cho anh.
Bây giờ các vụ việc ở Cai lậy, Biên Hòa, Bến Thủy đúng ra phải là trách nhiệm của Đại biểu quốc hội. ĐBQH phải xuống ngay hiện trường nắm bắt thực tế để về sửa luật và bắt các cơ quan thực thi pháp luật như công an thi hành. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Cứ chiếu theo luật mà làm. Tại sao ĐBQH lặn mất tăm để công an đứng ra nói?
Vì dân Việt Nam vốn không hiểu trình tự quản lý đất nước cho nên cứ cho công an đứng ra đóng kịch để yên lòng dân khiến dân không làm loạn trước đã.
Xin thưa rằng công an không có quyền hành gì cả khi luật đã là như thế. Ngay cả tổng thống ở các nước dân chủ cũng phải đứng ngoài trước một vụ việc bất kỳ. Vì ông ta chỉ là người thừa hành lệnh của quốc hội thì sá gì đến các anh cảnh sát trưởng quèn.
Vụ việc BOT tại Việt Nam chính là sự tranh chấp , chia chác nhau trong nội bộ chóp bu quyền lực của đảng cộng sản. Chúng bất chấp pháp luật do chúng đề ra để tạo ra 60 miếng bánh BOT trên cả nước nhưng ăn chia không đều. Vì vậy phe này chống phe kia, tố cáo lẫn nhau . Chúng tố cáo ,tranh ăn nhưng chẳng dại gì không lợi dụng danh nghĩa đứng về nhân dân, đứng về tài xế để tạo tính chính danh.Nhân dân thấy mình có đồng minh là công an thì tin rằng nước có luật pháp. Từ rày về sau sẽ để công an giải quyết không thèm bất tuân dân sự chi cho cực nữa. Đây là một cái bẫy hư hư thực thực rất tinh vi để triệt thoái sức phản kháng của người dân.
Hơn nữa BOT chỉ là vấn đề của các nhóm lợi ích, không phải là vấn đề thiết thân dẫn đến an nguy tồn tại của đảng. Vậy nên đảng mới cho báo chí, công an, quân đội mở miệng thoải mái để lừa dân. Nếu mà dính dáng đến anh bạn vàng Trung Quốc thì đừng hòng.
Quân đội công an chỉ đứng về phía dân một khi họ đảo chính như quân đội VNCH đã làm để lật đổ đảng CSVN và trao lại quyền thành lập một chính phủ đa đảng, nhiều thành phần cho dân tộc này. Nhưng với một loại quân đội trung với đảng, loại công an "hèn với giặc ,ác với dân" thì những điều đó là viễn vông.
Chỉ có dân Việt Nam mới tin rằng công an đứng về các tài xế những con mồi trong chính sách "làm luật" của chúng. Có lẻ đất trời đảo lộn, sói không còn ăn thịt cừu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét