Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

NGÂY THƠ VỐN LÀ ĐẶC TÍNH CỦA DÂN VIỆT.

Tại sao Joshua Wong bị cấm không được ra ứng cử vào nghị viện cấp quận trong đợt bầu cử ngày 24/11 vừa qua ?
Câu trả lời là vì Joshua Wong là dân chủ thật.
Tại sao Joshua Wong bị nghi ngờ là không trung thành với chính quyền nên không được ra ứng cử ?
Câu trả lời là tất cả các ứng cử viên dân chủ chiến thắng trong ngày bầu cử 24/11 đều trung thành với chính quyền. Trung thành với chính quyền Hồng Kông tức không trung thành với nhân dân HK mà chỉ trung thành với Bắc Kinh.
Vậy dân chủ mà trung thành với chính quyền là dân chủ gì ?
Dân chủ cuội đứt đuôi con nòng nọc.
Thế mà dân mạng Việt Nam lại giật tít hoan hô bầu cử Hồng Kông long trời , lở đất cho là công lao biểu tình của HK đã được đền đáp xứng đáng. Thưa rằng Bắc Kinh đang muốn "chia để trị" bày ra cái trò bầu cử giả hiệu này để phân hóa hàng ngũ đấu tranh của dân Hồng Kông khiến họ không biết ai thật, ai giả. Nhằm dập tắt tận gốc biểu tình từ trong suy nghĩ chính quyền muốn nói rằng không cần đấu tranh dùng phương pháp nghị trường cũng có thể có dân chủ.
Nhưng chỉ có thể lừa được dân Việt. Tôi dám chắc rằng chỉ sau 1 hay 2 năm phong trào biểu tình của Hồng Kông vẫn bùng phát mạnh mẽ khi mặt thật của đám dân chủ cuội này lòi ra.
Nghị Viện Hồng Kông với 70 nghị sĩ, được chia thành hai khối. Khối 35 dân biểu do cử tri 5 quận của Hồng Kông bầu lên trực tiếp và khối 35 nghị sĩ khác. Trong khối 35 nghị sĩ thứ hai, có 30 người được đại diện của khoảng 30 nhóm ngành nghề, và 5 người còn lại do 400 thành viên các hội đồng địa phương bầu chọn.
Các lực lượng chính trị dân chủ Hồng Kông nhìn chung được sự ủng hộ của khoảng từ 55 đến 60% cử tri đặc khu. Nhưng việc thiết kế quy chế bầu cử theo kiểu này đã cho phép Bắc Kinh gần như thao túng được toàn bộ các quyết định quan trọng.
Việc thiết kế hệ thống Nghị Viện theo hai nhóm đã tạo một rào cản khó vượt qua. Bởi một đề xuất lên Nghị Viện chỉ được thông qua, nếu được thông qua với đa số phiếu trong cả hai nhóm nghị sĩ. Mà chính quyền Trung Quốc lại đã có được sự ủng hộ của khoảng hai phần ba trong số đại diện các nhóm ngành nghề.
Viễn cảnh cải cách hướng đến cử tri bầu trực tiếp toàn bộ 70 nghị sĩ Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông trở nên bất khả thi sau quyết định của Quốc Hội Trung Quốc, chỉ chấp nhận thể thức bầu dân chủ nói trên, một khi thể thức bầu lãnh đạo đặc khu theo quy định mới được thông qua. Mà bầu theo thể thức mới có nghĩa là người dân Hồng Kông chỉ được phép chọn lựa người lãnh đạo trong số các ứng viên đã được Bắc Kinh phê chuẩn.
Quy chế bầu cử Nghị Viện đối với nhóm 35 dân biểu cử tri bầu trực tiếp tại các đơn vị địa lý – hành chính, nhìn chung khuyến khích nhiều ứng cử viên quyết định lập ra các đảng phái chính trị mới. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của nhiều đảng phái dân chủ ở Hồng Kông trong thập niên vừa qua. Để thể hiện sự khác biệt với các đảng phái truyền thống, họ phải tỏ ra sáng tạo, thậm chí cực đoan hơn. Các đảng phái chính trị mới cũng mở rộng cửa cho người dân tham gia. Đây chính là một cơ hội khiến Bắc Kinh thao túng một số đảng mới, để thực hiện chính sách « chia để trị ».
Một trong các biện pháp chủ yếu của chính quyền Trung Quốc là đưa người vào một số đảng mới xuất hiện, và sử dụng các tổ chức này để reo rắc tư tưởng cực đoan, mỵ dân, nhằm gây chia rẽ, xung đột nội bộ, khiến dân chúng ít tin tưởng hơn vào các đảng phái dân chủ... Cùng một chiến thuật này đã được Bắc Kinh sử dụng tại Đài Loan, Úc, Canada và thậm chí tại Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét