Trong chế độ độc tài chúng ta thường hay nghe thấy điệp khúc"đoàn kết toàn đảng, toàn dân, chung sức, chung lòng" tiến nhanh, tiến mạnh lên một mục tiêu nào đó. Và báo chí một chiều luôn ra sức ca ngợi sự đoàn kết này. Nhưng thật ra chẳng đoàn kết gì cả. Hai phe trong cùng một đảng luôn tìm cách thanh trừng nhau một cách bí mật để tranh đoạt quyền lực. Các bạn có thể đọc bài " Những cái chết bí ẩn của các đảng viên CSVN" để hiểu thêm về sự tranh đoạt này.
Trong chế độ dân chủ ngược lại không hề thanh trừng nhau nhưng lại lấy sự đấu tranh không khoan nhượng giữa 2 đảng đối lập làm động lực của sự phát triển.
Nguyên nhân vì đâu ?
Vì ý chí của một đảng, một cá nhân sẽ dẫn đến sự tha hóa của quyền lực. Do đó để ngăn sự tha hóa này hiến pháp Mỹ quy định nguyên tắc cân bằng giữa 3 nhánh quyền lực và kiểm soát lẫn nhau giữa 3 nhánh, giữa 2 đảng và trong cùng một đảng.
Sự đấu tranh kiểm soát này diễn ra khi một đảng nắm quyền và đảng kia theo dõi, chỉ trích và bỏ phiếu hạn chế các chính sách mà đảng nắm quyền ban hành. Đồng thời xem đảng nắm quyền có tuân thủ đúng hiến pháp, luật pháp hay không.Sau đó cứ 4 năm một lần buộc đảng nắm quyền phải giao lại quyền lực cho mình qua lá phiếu của dân.
Chính vì điều này nên dân luôn được lợi vì có cạnh tranh khách hàng(dân) sẽ được phục vụ ngày càng tốt hơn.
Hiến pháp Mỹ quy định lãnh đạo của phe đa số trong hạ viện luôn luôn là người cầm đầu lực lượng của phe kiểm soát và chỉ trích tổng thống. Do vậy nếu không phải bà Pelosi thì bất kỳ một ông nào khác thuộc đảng Dân chủ cũng phải đóng vai "ác" này. Đến khi đảng Dân chủ nắm quyền thì cũng có một ông hoặc bà nào đó thuộc đảng Cộng hòa đảm nhiệm vai này.
Cho dù ông Trump có làm tốt đến đâu thì bà Pelosi cũng phải tìm mọi cách để phê bình, chỉ trích nhằm giành lại quyền lực cho đảng Dân chủ. Đó là vai trò do hiến pháp phân công. Vì vậy giống như thuở nhỏ chúng ta xem phim thường hay ghét những nhân vật phản diện nhưng vai trò của bà Pelosi được các nhà lập quốc Mỹ thiết kế buộc phải như thế , không thể khác.
Thành viên của hai đảng đối lập ở ngoài đời có thể là bạn tốt với nhau nhưng khi bước vào chính trường họ buộc phải chỉ trích nhau để giành phiếu cử tri. Nếu hai đảng này thông đồng nhau thì hiến pháp, luật pháp coi như bỏ. Và người dân xem như đang bị cai trị chứ không phải đang được phục vụ. Tình trạng này gọi là đối lập cuội.
Người dân Việt chưa quen với đối lập nên phe này chửi bới phe kia như hai kẻ thù. Tuy nhiên họ đều bị lừa bởi những người viết hiến pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét