Tôi là người ủng hộ ông Trump nhưng tôi thấy nhiều người phê bình chửi bới bà Pelosi mà cười không khép được mồm. Họ là ai? Chỉ là các chính trị gia ra đi từ một đất nước lạc hậu suốt hơn 2000 năm ảnh hưởng bởi Nho giáo.
Họ có quyền tự do ngôn luận. Họ có quyền muốn chửi ai thì chửi. Nhưng tôi biết họ chưa hiểu thế nào là nguyên tắc "kiểm soát và cân bằng" trong hiến pháp Mỹ.
Bà Pelosi là ai ? Một nữ chính trị gia đứng đầu một đảng chính trị lâu đời và lớn nhất thế giới. Thế mà qua ngòi bút của các bạn bà ấy được đưa xuống ngang hàng với Kim Ngân, Trọng Lú, Phúc Niễng.Nếu bà ấy tầm mà thấp như thế thì nước Mỹ đâu có đứng đầu thế giới và hóa ra dân Mỹ ngu ngốc hết cả khi bầu bà làm dân biểu . Và các dân biểu Hoa Kỳ cũng ngốc hết cả khi để bà ấy lãnh đạo cả một hạ nghị viện có hơn 435 dân biểu?
Chủ tịch hạ viện là người kế nhiệm chức danh thứ hai sau phó tổng thống Hoa Kỳ nhưng do phó tổng thống đứng chung một liên danh nên chủ tịch hạ viện được xem như người có quyền lực thứ hai sau tổng thống.
Một người như thế không phải dạng vừa nhé.
Pesoli là lãnh đạo của đảng đối lập. Vậy thì nhiệm vụ của bà ấy là phải chống tổng thống chứ không phải là vâng dạ nghe lệnh tổng thống. Trong nguyên tắc tam quyền phân lập thì lập pháp và tư pháp phải kiểm soát, phủ quyết tổng thống. Do thượng viện phó tổng thống đứng đầu mà ông này là cánh tay nối dài của tổng thống nên chủ tịch hạ viện là người đứng đầu cơ quan lập pháp kiểm soát quyền lực của tổng thống.
Bạn muốn bà ấy hòa nhã, lịch sự với ông Trump như bà Ngân đối xử với ông Trọng ? Vậy thì bạn nên chấp nhận chế độ độc tài chứ đừng ca ngợi Dân chủ.
Một cái nữa trong các buổi họp quốc hội thì nghị sĩ, dân biểu có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm để bày tỏ thái độ. Họ có thể nghe hoặc bỏ ra ngoài khi diễn giả nói, tỏ thái độ phản đối...
Bà Pelosi xé một văn bản được ban tổ chức cấp cho bà ta. Đó là một bản sao và trở thành tài sản của bà ấy. Bà ta làm gì với tờ giấy ấy là quyền tự do ngôn luận của bà ấy. Ông Trump không bắt tay bà Pelosi là một quyền tự do ngôn luận của ông ấy. Nếu ở một buổi lễ khác ngoài cuộc họp quốc hội thì đó là một cử chỉ mất lịch sự. Nhưng trong hội trường hai đảng , đó chỉ là cách bày tỏ lập trường. Hành động xé văn bản của bà Pelosi cũng là một hình thức bày tỏ lập trường như hành động không bắt tay của ông Trump.
Các vị đem ra phân tích nào là phép lịch sự, lễ giáo, là cái tát vào mặt đảng Dân chủ... tôi nghe thấy tức ngực. Ở đây là chiến trường chứ không phải nơi nói lễ giáo nhé. Hai bên đều đang đòi quyền lợi cho hai phe giàu nghèo của cả nước thông qua chính sách, thông qua việc bỏ phiếu của cử tri. Vậy nên họ có quyền chọn bất kỳ cách nào mà họ thấy đúng để cử tri bỏ phiếu cho họ.
Cú xé giấy của bà Pelosi tôi thấy rất ấn tượng và khâm phục. Phải là một bộ óc cáo già mới nghĩ ra được. Bà đang đại diện cho tầng lớp cử tri ít học gồm dân nhập cư, Mỹ đen, gốc Mễ. Nhiều người trong số này không hiểu những bài diễn văn cao siêu, những lý giải phức tạp. Chỉ một cú xé giấy của bà ấy khiến họ tin tưởng đảng Dân chủ đang đứng về phía họ. Rồi đây khi gạch ai trong thùng phiếu họ sẽ nhớ tới cú xé giấy ấy.
Bà ta mất kiểm soát khi làm điều đó ? Cú xé giấy ấy sẽ phản tác dụng? Có nhưng chỉ với các cử tri ủng hộ cho đảng cộng hòa. Nhưng bà không cần quan tâm đến tầng lớp cử tri đó. Trong giai đoạn đầu tranh cử hai đảng chỉ quan tâm đến tầng lớp cử tri truyền thống. Gần đến ngày bầu cử mới chú ý đến tầng lớp cử tri trung gian.
Vậy nên trong xã hội dân chủ chúng ta không nên đem những tiêu chuẩn, quan niệm của chế độ độc tài ra để phán xét. Phải đứng trên góc độ của cả hai phía và hiến pháp Mỹ mới không sa vào cực đoan và thiếu công bằng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét