Một dân tộc chỉ làm chính quyền run sợ khi thành lập và điều khiển được các tổ chức xã hội dân sự ,tôn giáo ,nghiệp đoàn độc lập với chính quyền.
Nghĩa là dân tộc có quyền được ghi trong hiến pháp để cho ra đời các tổ chức không liên quan đến chính trị như : Hội hướng đạo, Phật tử, Công đoàn công nhân, các lớp học tiếng Anh, các tổ chức thể thao, văn nghệ hoặc Fan Club...
Không thể ngụy biện đổ thừa rằng vì chính quyền đàn áp nên không thể ra đời các tổ chức này. Vì nó chẳng liên quan đến chính trị và là quyền cơ bản của công dân.
Một vài tổ chức ra đời manh mún thì chính quyền có thể kiếm cớ để ngăn chặn, quy kết chụp mũ chứ khi đã hình thành một phong trào thì 10 chính quyền cũng bó tay.
Kinh nghiệm hình thành tổ chức Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan và các tổ chức đối lập của Serbia là những bài học quý giá cho các nước muốn thay đổi thể chế chính trị từ tay không.
Nhưng đáng tiếc là người Việt ít khi động não tìm cách để vượt qua mạng lưới an ninh ,mật vụ và thứ luật rừng do chế độ đặt ra. Họ rất dễ dàng nãn chí và buông xuôi khi chính quyền đàn áp. Và tâm lý trông chờ lãnh tụ, trông chờ một đảng phái từ trên trời rơi xuống cứu họ thoát họa cộng sản.
Họ không hề biết rằng chẳng có đảng nào dại dột làm không công cho họ. Đảng nào cũng muốn thay đảng CS để ăn trên ngồi trốc, có quyền thế, có biệt thự ,siêu xe ,rượu ngon ,gái đẹp. Và khi chưa nắm quyền đảng nào cũng nói hay như đảng CS ngày ấy.
Chỉ khi nào dân dùng các tổ chức đối lập như công đoàn, tôn giáo đình công hoặc biểu tình liên tục thì đảng nắm quyền mới không tác quái và tôn trọng hiến pháp, thể chế đa đảng , tam quyền phân lập.
Do vậy không phải cứ lật xong cộng sản là có ngay tự do dân chủ. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Lật xong cộng sản sẽ phải trải qua một thời kỳ tranh giành quyền lực giữa các đảng phái ít nhất là 5 năm. Đây là giai đoạn giao thời và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, tôn giáo ,công đoàn của người dân rất quan trọng. Dân chủ có hình thành hay không hoặc quay lại chế độ độc tài như trước hoàn toàn nhờ vào sự hy sinh của người dân.
Nền dân chủ cũng không phải hình thành là phát huy ngay tác dụng. Có nhiều nước như Ấn Độ, Philippines trải qua một thời gian dài tạo dựng nhưng vẫn thất bại vì quyền lực chưa hẳn về tay nhân dân nên vẫn tha hóa.
Chỉ khi nào dân đấu tranh lâu dài và liên tục như phong trào "áo vàng" nước Pháp thì nền dân chủ mới ngày càng hoàn thiện và tạo ra một xã hội văn minh ,pháp trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét